Hoạt động đối ngoại là gì? Những nguyên tắc hoạt động đối ngoại

1. Hoạt động đối ngoại là gì ?

Nói ngắn gọn thì hoạt động đối ngoại là tổng thể các hoạt động và quan hệ của một nước vối bên ngoài.

Công tác đối ngoại là lĩnh vực hoạt động phong phú và phức tạp. Các hoạt động đối ngoại có thể diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, cọ thể xảy ra trên lãnh thổ của một quốc gia khác, cũng có thể đồng thời diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Các hoạt động đó được tiến hành nhằm đạt những mục đích chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh… hoặc kết hợp các mục đích khác nhau.

Các hoạt động đối ngoại có thể do cơ quan Đảng, Nhà nước, có thể do tổ chức xã hội tiến hành hoặc cơ quan nhà nước và tổ chức xã hôi phối hợp cùng thực hiện.

Các hoạt động đối ngoại được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính nhất quán, tính khoạ học, đảm bảo lọi ích nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng khác, tức là Quản lý tất cả các hoạt động và quan hê do các cơ quan, tổ chức của Việt Nam thực hiện với các nước, các tổ chức nước ngoài cũng như các tổ chức quốc tế và khu vực.

Các hoạt động đối ngoại do Chính phủ thống nhất Quản lý. Trong lĩnh vực này, Chính phủ có những quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể sau đây:

– Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rông mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi; quyết định các chủ trương và biện pháp lớn để tăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; thống nhất Quản lý nhà nước về công tác đối ngoại;

– Trình Chủ tịch nước quyết định việc kí kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước và trình Chủ tịch nước phê chuẩn việc kí kết, gia nhập điều ước quốc tế do Chính phủ kí nhân danh Nhà nước; đàm phán, kí, phê chuẩn, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc gia nhập.

– Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện các chính sách cụ thể về hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ, văn hoá, giáo dục và các lĩnh vực khác vói các nước và các tổ chức quốc tế; mở rộng công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại.

– Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của các cơ quan đại diện của nước ta tại nước ngoài và tại các tổ chức quốc tế; bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài; Quản lý hoạt động của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

2. Nội dung quản lý nhà nước về đối ngoại

Nội dung Quản lý nhà nước về đối ngoại rất đa dạng, phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Trong lĩnh vực đối ngoại, Bộ ngoại giao là cơ quan thực hiện Quản lý nhà nước một cách toàn diện mà hoạt động chính trị đối ngoại là nội dung quan trọng nhất. Hoạt động Quản lý nhà nước về đối ngoại do Bộ ngoại giao thực hiện là mảng quan trọng nhất trong Quản lý các hoạt động đối ngoại bởi hoạt đông này giữ vai trò quyết định trong việc tạo môi trường quốc tế thuận lợi và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, mở thêm các cánh cửa cho nước ta hội nhập với thế giới.

Kinh tế đối ngoại là lĩnh vực được Nhà nước đặc biệt quan tâm trong quá trình hội nhập kinh tế vói khu vực và thế giới nhằm tranh thủ những điều kiện thuận lợi và nguồn lực về vôh, viện trợ phát triển, công nghê và kinh nghiệm Quản lý phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại chù yếu do Bộ công thương và Bộ kế hoạch và đầu tư tiến hành. Vì vậy, nội dung Quản lý nhà nước về đối ngoại được thể hiện tập trung nhất thông qua nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ ngoại giao, Bộ công thương, Bộ kế hoạch và đầu tư.

3. Nội dung Quản lý nhà nước về đối ngoại do Bộ ngoại giao thực hiện

Bộ ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm: công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, cộng đổng người Việt Nam ở nước ngoài, kí kết và thực hiện điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế, Quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và hoạt động của các cơ ngoại và quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao; hướng dẫn, Quản lý việc thực hiện quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; triển khai việc chấp thuận đại diện ngoại giao của các nước, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài; chuẩn bị và phục vụ các đoàn cấp cao của Nhà nước đi thăm các nước hoặc dự hội nghị quốc tế; tổ chức đón tiếp các đoàn cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế thăm Việt Nam.

Bộ ngoại giao Quản lý hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài và các cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế liên chính phủ đặt tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế; Quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy đàng kí của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

4. Xây dựng và thực hiện pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển

Những hoạt động cụ thể theo hướng này bao gồm:

– Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác; chiến lược, quy hoach, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, chương trình quan trọng, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc các lĩnh vực Quản lý nhà nước của Bộ hoặc theo phân công của Chính phủ.

– Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi Quản lý nhà nước của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.

– Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các phủ; chủ trì, phối hợp vận động chính trị, ngoại giao hỗ trợ các hoạt động kinh tế đối ngoại; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và tổ chức có liên quan xây dựng và triển khai các chủ trương, chính sách, chương trình, hoạt động ngoại giao kinh tế; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và tổ chức có liên quan nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam tại các tổ chức, cơ chế và diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực theo phân công của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Về công tác ngoại giao văn hoá, Bộ ngoại giao có nhiệm vụ xây dựng cơ sở pháp lí và chính sách về công tác ngoại giao văn hoá; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương Quản lý và triển khai công tác ngoại giao văn hoá ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; chủ trì các hoạt động của Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam; đảm nhiêm các chức năng Chủ tịch và Ban thư kí Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam.

Trong công tác thông tin đối ngoại, Bộ ngoại giao chù trì, phối hợp vói các bộ, ngành và địa phương có liên quan triển khai hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài; phối hợp với Bộ thông tin và truyền thông Quản lý hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài; chủ trì theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài phục vụ thông tin đối ngoại; phát ngôn quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về các vấn đề đối ngoại; tổ chức các cuộc họp báo quốc tế; Quản lý và cấp phép cho hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam và của các đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo nhà nước và Bộ ngoại giao; Quản lý hệ thống trang tin điện tử của Bộ ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phục vụ công tác thông tin đối ngoại; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí trong nước đưa tin về hoạt động đối ngoại của lãnh đạo nhà nước, Bộ ngoại giao và tình theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh trong hoạt động của bộ, ngành và địa phương có liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên đất liền, vùng trời, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

5. Công tác lãnh sự, Quản lý hoạt động di trú của công dân Việt Nam ra nước ngoài và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Công tác lãnh sự có nội dung rất đa dạng, cụ thể là: Bảo hộ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài; thực hiện công tác hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, uỷ thác tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài thuộc đối tượng do Bộ ngoại giao Quản lý; Quản lý, chỉ đạo công tác lãnh sự của các cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thực hiện công tác lãnh sự khác theo quy định của pháp luật, phân công cùa Chính phù và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Bộ ngoại giao thực hiện Quản lý nhà nước đối với hoạt động di trú của công dân Việt Nam ra nước ngoài dưói những hình thức sau: Chủ trì, phối hợp vói cơ quan có liên quan xây dựng chủ trương, chính sách về vấn đề di cư quốc tế; phối hợp Quản lý di cư hợp pháp, ngăn chặn di cư bất hợp pháp và xử lý các vấn đề có liên quan; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc hướng dẫn, kiểm tra công tác liên quan đến hoạt động di trú của công dân Việt Nam ra nước ngoài.

Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là mảng quan trọng trong Quản lý nhà nước về đối ngoại và được Nhà nước quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây. Bộ ngoại giao chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, tỏng hợp tình hình, đề xuất và thực hiện chủ trương, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài; hướng dẫn, kiểm địa phương trọng công tác đối ngoại nhằm bảo đảm tính nhất quán và phù hợp vói đường lối, chính sách, pháp luật ưong các hoạt động đối ngoại. Theo hướng này, Bộ ngoại giao có những quyền hạn, nhiệm vụ:

– Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan xây dựng chương trình hoạt động đối ngoại nhà nước, tổng hợp chương trình hoạt động đối ngoại của các bộ, ngành;

hướng dẫn tổ chức thực hiện và yêu cầu các bộ, ngành báo cáo định kì và đột xuất về tình hình thực hiện các hoạt động đối ngoại; hướng dẫn và kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện thống nhất các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật liên quan tới hoạt động đối ngoại của Nhà nước.

– Chủ trì, phối hợp vói các cơ quan có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm thực hiện Quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại của các địa phương.

– Quản lý hoạt động hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và định kì hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt \ động này.- Chủ trì, phối hợp vói các bộ, ngành có liên quan bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài.

6. Tìm hiểu về Ủy ban đối ngoại của Quốc Hội

Ủy ban đối ngoại của Quốc Hội là uỷ ban thường trực của Quốc hội có chức nản giúp Quốc hội khi quyết định các vấn để về nh vực đối ngoại, thẩm tra các dự án luật được Quốc hội giao và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn luật định, động thường xuyên của Quốc hội, được Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội tại kì họp đầu tiên của mỗi khoá Quốc hội. Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và các uỷ viên. Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội có những nhiệm vụ và quyển hạn sau đây:

1) Thẩm tra các dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác thuộc lĩnh vực hoạt động đối ngoại của nhà nước, công pháp và tư pháp quốc tế, báo cáo của Chính phủ về công tác đối ngoại trình Quốc hội;

2) Giám sát việc thực hiện luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực đối ngoại, giám sát hoạt động của Chính phủ trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước, hoạt động đối ngoại của các ngành và địa phương;

3) Thực hiện và giúp Quốc hội thực hiện quan hệ đối ngoại với Quốc hội các nước và liên minh Quốc hội thế giới;

4) Kiến nghị với Quốc hội những vấn đề thuộc chính sách đối ngoại của Nhà nước, về quan hệ với Quốc hội các nước, với liên minh Quốc hội thế giới và các tổ chức quốc tế.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *