Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hành chính

Khái niệm 

Luật Tố tụng hành chính (LTTHC) là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tố tụng hành chính phát sinh giữa Tòa án với những người tham gia tố tụng, những người tiến hành tố tụng trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án hành chính nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan và tổ chức.

Đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng hành chính

Đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính được quy phạm pháp luật Luật Tố tụng hành chính điều chỉnh.

Trong lĩnh vực tố tụng hành chính, khi Tòa án giải quyết các vụ án hành chính thì phát sinh các quan hệ giữa Tòa án với Viện kiểm sát, các đương sự và với những người tham gia tố tụng khác. Các quan hệ này xuất hiện từ khi có cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức (tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân) gọi chung là người khởi kiện nộp đơn kiện đến Tòa án có thẩm quyền và được Tòa án thụ lý giải quyết, và quan hệ này tồn tại cho đến khi việc giải quyết vụ án kết thúc. Ở mỗi giai đoạn tố tụng, quyền và nghĩa vụ của Tòa án và của các chủ thể khác được Luật Tố tụng hành chính xác định. Ðiều này có nghĩa là bằng các quy phạm pháp luật, Luật Tố tụng hành chính đã tác động đến các hành vi tố tụng của Tòa án và những người tham gia tố tụng, buộc các chủ thể này phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhất định.

Như vậy, đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh giữa Tòa án nhân dân với Viện kiểm sát nhân dân, các cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ án hành chính để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức này.

Phương pháp điều chỉnh của Luật Tố tụng hành chính

Mỗi ngành luật có phương pháp điều chỉnh khác nhau, đó là cách thức tác động lên các quan hệ xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội đó trong khuôn khổ của pháp luật, bảo đảm cho các chủ thể trong quan hệ đó thực hiện được các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định, ví dụ như:

– Luật hành chính điều chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh;

– Luật dân sự điều chỉnh bằng phương pháp bình đẳng;

Luật Tố tụng hành chính có hai phương pháp điều chỉnh:

– Luật hình sự điều chỉnh bằng phương pháp quyền uy.

(1) Thứ nhất, phương pháp quyền uy, phụ thuộc thể hiện trong mối quan hệ giữa Tòa án với các chủ thể khác;

(2) Thứ hai, phương pháp bình đẳng thể hiện trong mối quan hệ giữa các đương sự trong cùng một vụ án. Các đương sự hoàn toàn bình đẳng khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, mà Tòa án nhân dân là chủ thể bảo đảm thực hiện sự bình đẳng đó.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *