Khái niệm, nội dung, vai trò, yêu cầu của chế độ bầu cử Hiến pháp 2013

Bầu cử trước hết là do hiến pháp thiết định thành một nguyên tắc hiến định và được pháp luật bầu cử quy định thành chế độ bầu cử.

1. Tìm hiểu chế độ bầu cử của nước ta trước đây

Chế độ bầu cử của các nước thường được thực hiện qua hai hình thức: bầu cử trực tiếp và bầu cử gián tiếp. Xét một cách khách quan, bầu cử trực tiếp được đánh giá là tiến bộ hơn hình thức bầu cử gián tiếp. Trong hình thức bầu cử trực tiếp, chế độ phổ thông đầu phiếu được xem là tiến bộ nhất, vì việc bầu cử được thực hiện theo các nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Trong lịch sử chế độ bầu cử dân chủ của nước ta, từ cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức ngày 6.01.1946 đã thực hiện theo chế độ bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Chế độ bầu cử đó liên tục được thực hiện.

Bầu cử gián tiếp là hình thức bầu cử khi cử trì không trực tiếp bầu ra người đại biểu của mình mà chỉ bầu ra các đại biểu, thường được gọi là đại cử tr và chính các đại cử tri mới bầu ra người cần được bầu; hoặc cử tri trực tiếp bầu ra đại biểu cấp cơ sở và các đại biểu cấp cơ sở của một địa phương cùng với các đại biểu ở cấp cơ sở khác bầu ra đại biểu cấp trên trực tiếp để các đại biểu cấp trên trực tiếp này lại cùng nhau bầu ra cấp cao hơn, lần lượt cho đến cấp trung ương (Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thực hiện chế độ bầu cử này).

Trong các cuộc bầu cử thường xảy ra trường hợp bầu cử lại, bầu cử thêm và bầu cử bổ sung. Khi việc bầu cử có sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật bầu cử thì phải tổ chức để bầu cử lại. Bầu cử thêm thường xảy ra khi số người trúng cử chưa đủ số đại biểu phân bổ cho đơn vị bầu cử đó. Bầu cử bổ sung xuất hiện khi xảy ra trường hợp số đại biểu được bầu cho một đơn vị bầu cử, do những lí do khác nhau, bị khuyết do chết, mất khả năng làm nhiệm vụ đại biểu hoặc những lý do khác. Để bảo đảm đủ số đại biểu thay mặt cho đơn vị bầu cử, phải tổ chức cuộc bầu cử mới, bổ sung để bầu ra số đại biểu bị thiếu, bổ sung cho đủ số đại biểu được phân bổ.

2. Khái niệm và nội dung của chế độ bầu cử

Trong bộ máy nhà nước hiện đại có một số cách thức phổ biến để lựa chọn một người vào một chức vụ nào đó trong bộ máy nhà nước, bao gồm: bầu cử, bầu và bổ nhiệm. Bổ nhiệm là việc một cá nhân có chức vụ cao hơn trong bộ máy nhà nước chọn một người vào vị trí cấp dưới của mình, ví dụ, một vị bộ trưởng bổ nhiệm một vị lãnh đạo cấp cục hay tổng cục thuộc quyền quản lý của mình.

Bầu là cách thức lựa chọn người nắm giữ chức vụ do một cơ quan nhà nước thực hiện theo chế độ tập thể. Như vậy, khi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bỏ phiếu để lựa chọn một ai đó vào vị trí Chủ tịch nước hay Thủ tướng Chính phủ thì chúng ta gọi đó là Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ.

Bầu cử là việc lựa chọn người nắm giữ chức vụ trong bộ mảy nhà nước được thực hiện bởi người dân thông qua con đường bỏ phiếu tập thể.

Khác với bầu và bổ nhiệm, bầu cử là việc chọn lựa người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước được thực hiện bởi người dân thông qua con đường bỏ phiếu tập thể. Người được người dân lựa chọn sẽ là người nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Sự khác biệt ở đây là hết sức cơ bản và nó nằm ở chủ thể thực hiện việc lựa chọn. Chủ thể thực hiện việc bầu hay bổ nhiệm đều là cơ quan nhà nước hoặc người đang nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước. Chủ thể thực hiện việc bàu cử là người dân, tức là những người không nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước. Họ là thành viên trong cộng đồng tiến hành bầu cử để lựa chọn người sẽ cai trị mình.

Ngoài cách hiểu như một phương thức lựa chọn người bầu cư thi quyều lực nhà nước, thuật ngữ “bầu cử” cũng được dùng để chỉ quyền của người dân bong lĩnh vực chính trị – Quyền bầu cử. Chữ “quyền” ở đây có thể được hiểu ở hai góc độ. Thứ nhất, quyền có nghĩa là sự đúng đắn, sự chính đáng, có nghĩa là việc người dân bầu chọn người cai trị minh là một điều đúng đắn, một quyền tự nhiên phải có nếu một xã hội được coi là dân chủ. Thứ hai, quyền bầu cử là một quyền cơ bản của người dân lựa chọn người cầm quyền. Quyền bầu cử thường được ghi nhận trong hiến pháp của các quốc gia cũng như các điều ước quốc tế quan trọng về quyền con người, ví dụ, Điều 25 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966. Ở nghĩa rộng, quyền bầu cử bao gồm quyền bầu cử, tức là quyền bầu chọn hoặc không bầu chọn, và quyền ứng cử, tức là quyền được bầu chọn. Chủ thể của các quyền này đều là người dân. Tất nhiên điều kiện cụ thể để người dân được hưởng và thực hiện quyền bầu cử thường được quy định chi tiết trong hiến pháp và pháp luật quốc gia.

Cuộc bầu cử: “Bầu cử” cũng có thể được hiểu như một quy trình, một sự kiện gồm nhiều công đoạn và công việc khác nhau để tổ chức cho người dân đi bầu chọn người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước trong một danh sách bao gồm các ứng cử viên. Mỗi cuộc bầu cử thường gắn yới việc bầu ra một cơ quan trong bộ máy nhà nước. Vì thường có một số lượng lớn người dân tham gia vào các cuộc bầu cử và quy mô của các cuộc bầu cử cũng cộ thể diễn ra trên phạm vi lãnh thồ rộng lớn nên công tác tổ chức các cuộc bầu cử đòi hỏi nhiều công đoạn và công việc phức tạp, thường được tiến hành trong một thời gian dài, có thể tính bằng tháng hoặc thậm chí hàng năm.

Khái niệm “chế độ bầu cử” có thể được hiểu theo hai nghĩa hiểu theo nghĩa hẹp, chế độ bầu cử là phương thức bầu cử của một cuộc bầu cử được quy định trong pháp luật và tiến hành ở một quốc gia cụ thể. Phương thức bầu cử bao gồm hai vấn đề: bầu cử được áp dụng ở quốc gia đó để hình thành nên cơ quan nào trong bộ máy nhà nước? và, cách thức để xác định kết quả cuộc bầu cử đó là gì? Nói một cách cụ thể hơn, vấn đề thứ hai có nghĩa là cử tri, tức là người dân có quyền đi bầu cử, của quốc gia đó, sẽ đi bầu các ứng cử viên là cá nhân hay các đảng chính trị? Mỗi đơn vị bầu cử sẽ bầu ra một đại biểu hay nhiều đại biểu? Nếu cơ quan được hình thành qua con đường bầu cử là một tập thể thì cơ quan đó sẽ được bầu chỉ bằng cách bàu chọn cá nhân ứng cử viên hay bằng cách bầu chọn đảng chính trị, hay kết hợp cả hai cách trên? Phương thức bầu cử chính là nội dung cốt lõi nhất của mỗi cuộc bầu cử. Chế độ bầu cử theo nghĩa hẹp cũng là khái niệm được sử dụng phổ biến trên thế giới với thuật ngữ tiếng Anh tương ứng là “Electoral System”.

Hiểu theo nghĩa rộng, chế độ bầu cử chinh là cuộc bầu cử với tất cả các nguyên tẳc, quy trình, thủ tục, các mối nghĩa qúan hệ được tiến hành theo quy định của chế định bầu cử của một quốc gia. Nếu chế định bầu cử là tập hợp tất cả các quy định của hiến pháp và pháp luật quốc gia về bầu cử thì chế độ bầu cử là nội dung của tất cả các quy định đó, là cái mà tất cả các quy định đó thiết lập trên lãnh thổ quốc gia. Chế độ bầu cử theo nghĩa rộng là khái niệm được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, theo đó chế độ bầu cử bao gồm các thành tố cơ bản sau:

– Phương thức bầu cử – chính là khái niệm chế độ bầu cử theo nghĩa hẹp;

– Phạm vi, giới hạn của quyền bầu cử và ứng cử của người dân cùng với các quyền năng cụ thể của cử tri và ứng cử viên;

– Các nguyên tắc bầu cử; và

– Quy trình, các công đoạn của một cuộc bầu cử cùng với tất cả các mối quan hệ của các chủ thể liên quan trong các công đoạn đó.

Như vậy, nếu bầu cử là hoạt động phổ biến trên thế giới nhằm bầu chọn người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước thì chế độ bầu cử là khái niệm mang tính đặc thù của mỗi quốc gia. Khi nói tới chế độ bầu cử là luôn nói tới chế độ bầu cử của một quốc gia cụ thể. Cũng có thể nói, chế độ bầu cử chính là cuộc bầu cử tiến hành trên lãnh thổ một quốc gia cụ thể, theo quy định của pháp luật quốc gia đó.

3. Tầm quan trọng của bầu cử

Với tư cách là một cách thức để lựa chọn người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước và là một quyền bầu chọn của người dân, bầu cử có tầm quan trọng đặc biệt trong nhà nước và xã hội hiện đại, thể hiện ở hai khía cạnh sau:

Bầu cử là cơ sở của nền dân chủ hiện đại.

Bầu cử là cơ sở hình thành bộ máy nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Thứ nhất, bầu cử là cơ sở của nền dân chủ hiện đại. Dân chủ trong tiếng Anh là Democracy, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Demokratie” và được hợp thành bởi hai từ “Demos”, có nghĩa là người dân, và “Kratos”, có nghĩa là quyền lực nhà nước. Như vậy có thể hiểu đơn giản nền dân chủ là một chế độ chính trị trong đó quyền lực nhà nước thuộc về người dân, ý chí của người dân là ý chí quyết định trong việc giành, giao và thực hiện quyền lực nhà nước. Bầu cử là quá trình lựa chọn và trao quyền lực nhà nước cho một hoặc một nhóm người để thực hiện đối với toàn xã hội. Việc ai được giao thực hiện quyền lực nhà nước, đặc biệt là đối với những nhóm quyền lực trọng yếu nhất như quyền lập pháp, hành pháp, quyền đại diện quốc gia trong đối nội và đối ngoại.. ., là những vấn đề hệ trọng. Quyền lực nhà nước được trao như thể nào cũng quyết định việc quyền lực nhà nước được thực hiện như thế nào. Quyền lực nhà nước được trao bằng con đường bầu cử cũng có nghĩa là bằng việc không bầu chọn, người dân cũng có thể tước quyền lực nhà nước từ tay người đang nắm quyền và qua đó tác động tới cách thức thực hiện quyền lực nhà nước của người đang nắm quyền. Quyền lực nhà nước được người dân gửi gắm cũng có nghĩa là quyền lực nhà nước phải được thực hiện vì lợi ích của nhân dân và khi đó mới có nền dân chủ thực sự. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người hiểu rất rõ ý nghĩa của bầu cử đối với nền dân chủ. Sau khi cuộc bầu cử Quốc hội khóa I, cuộc bầu cử đầu tiên của nước Việt Nam, diễn ra ngày 06/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi công hàm tới Chính phủ các cường quốc trên thế giới, trong đó công bố: “Trước hết, nền dân chủ đã được thiết lập trên những nền tảng vững chắc. Ngày 06-1 vừa qua, Tổng tuyển cử được tổ chức với thành công tốt đẹp nhất. Chỉ ít ngày nữa, 400 đại biểu của cả nước sẽ tổ chức kì họp đầu tiên của Quốc hội lập hiến. Một tổ chức chính quyền mới đã thay thế cho chế độ quan lại cũ”.

Cần nói thêm rằng lịch sử của loài người cũng đã ghi nhận các hình thức khác thực hiện quyền lực nhà nước một cách dân chủ. Trong các thành bang Hy Lạp cổ đại như Athens, Thebes, Orchomenus từng tồn tại hình thức thực hiện quyền lực bằng sự tham gia của toàn thể công dân của thành bang (trưng cầu dân ý) hoặc lựa chọn cơ quan cai trị bằng cách rút thăm hoặc luân phiên giữa các công dân của thành bang. Đó là hình thức thực hiện quyền dân chủ một cách trực tiếp bởi chính người dân trong xã hội và có thể coi là hình thức dân chủ lý tưởng vì do chính người dân trực tiếp thực hiện. Ngày nay, hình thức thực hiện quyền lực trực tiếp bằng trưng cầu dân ý vẫn được áp dụng. Tuy nhiên, quy mô về diện tích và dân số của các quốc gia hiện đại không cho phép áp dụng trưng cầu dân ý một cách thường xuyên và phổ biến. Trên thực tế, bầu cử vẫn được coi là cơ sở quan trọng nhất để bảo đảm quyền lực nhà nước được tổ chức thực hiện một cách dân chủ.

Thứ hai, bầu cử là cơ sở hình thành chính quyền đại diện, bộ máy nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trung tâm của bất kì hệ thống chính trị nào cũng đều là bộ máy chính quyền hay bộ máy nhà nước. Bản chất của bộ máy chính quyền quyết định tính dân chủ của hệ thống chính trị. John Stewart Mill, một học giả nổi tiếng của Anh quốc thế kỉ XIX, cho rằng mô hình chính quyền lý tưởng nhất của nền dân chủ là khi mọi người dân trực tiếp tham gia việc đưa ra quyết định và tổ chức thực thi các quyết định đó, tương tự mô hình ở các thành bang Hy Lạp cổ đại đề cập trên đây. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng hình thức này chỉ phù họp với những thành bang có quy mô như các đô thị nhỏ; đối với các quốc gia hiện đại, mô hình chính quyền lý tưởng nhất là chính quyền đại diện, tức là chính quyền do người dân bầu ra thông qua con đường bầu cử. Ngày nay, quan điểm về chính quyền đại diện được phát triển thành quan điểm bộ máy nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong bộ máy nhà nước lý tưởng này, các cơ quan nhà nước không những có nguồn gốc hình thành từ nhân dân mà còn phải hoạt động vì lợi ích của nhân dân. Cho dù có sự phát triển về quan điểm như vậy thì vai trò của bầu cử vẫn không thay đổi. Chính qua bầu cử mà hình thành một cách trực tiếp hay gián tiếp toàn bộ các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Chính qua bầu cử mà mối quan hệ chặt chẽ giữa người dân và những người được họ bầu chọn frong các cơ quan nhà nước được thiết lập để rồi từ đó người dân thực thi được quyền theo dõi, giám sát và bầu chọn lại của mình đối với người mà họ đã bầu chọn, qua đó bảo đảm các cơ quan nhà nước, hay chính xác hơn là những người họ đã bầu chọn, phải hoạt động vì lợi ích của người dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy rõ điều này khi Người kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử đầu tiên của nước ta vào ngày 06 tháng 01 năm 1946: “Do tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chỉnh phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân”

4. Vai trò và yêu cầu của chế độ bầu cử

Để các cuộc bầu cử phát huy được hết ý nghĩa chính trị thì chúng phải được tổ chức một cách công bằng và trung thực, có nghĩa là không có sự gian dối và trong đó mọi người dân đều cảm thấy mình được tham gia hoặc không tham gia một cách bình đẳng và ở mức độ phù hợp.

Chính chế độ bầu cử có vai trò là nhân tố bảo đảm giá trị của một cuộc bầu cử. Dựa vào chế độ bầu cử mà người ta đánh giá cuộc bầu cử. Chế độ bầu cử công bằng, dân chủ sẽ bảo đảm tính công bằng, trung thực của cuộc bàu cử, qua đó bảo đảm tính dân chủ, đại diện của chính quyền. Tất nhiên, ở chiều ngược lại, chế độ bầu cử không công bằng và hạn chế dân chủ cũng có thể là nhân tố làm cho bầu cử ở một quốc gia trở nên hình thức, nguy dân chủ, tất yếu dẫn tới một chính quyền không mang tính đại diện, không thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Chế độ bầu cử công bằng, dân chủ sẽ:

– Bảo đảm cuộc bầu cử công bằng, trung thực;

– Tạo cơ hội cho người dân;

– Tạo diễn đàn cho người dân lựa chọn đường lổỉ phát triển đất nước.

Bên cạnh vai trò chính yếu trên đây, chế độ bầu cử còn có hai vai trò khác không kém phần quan trọng. Thứ nhất, chế độ bầu cử tạo cơ hội cho người dân tham gia vào công việc

của nhà nước và là cách thức để tìm những người thực sự có năng lực và đạo đức để lãnh đạo đất nước. Thứ hai, mặc dù có mục tiêu chính là lựa chọn nhân sự song chế độ bầu cử cũng góp phần tạo ra diễn đàn để người dân lựa chọn đường lối phát triển đất nước thông qua việc lựa chọn những ứng cử viên có đường lối, quan điểm mà mình ủng hộ.

Yêu cầu đổi với chế độ bầu cử:

Rõ ràng, nhìn một cách tổng thể thì chế độ bầu cử có những vai trò quan trọng hơn rất nhiều so với việc chỉ bầu chọn nhân sự như hiểu biết thông thường. Đó cũng có thể được coi là vai trò lý tưởng của chế độ bầu cử về mặt lý luận. Để hiện thực hóa những vai trò đó, chế độ bầu cử của một quốc gia phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản sau:

– Chế độ bầu cử phải thực sự công bằng và dân chủ đối với người dân. Nói cách khác, chế độ bầu cử phải tạo được niềm tin của người dân đối với nhà nước và chế độ. Cho dù nhà cầm quyền có tuyên truyền như thế nào đi nữa thì giá trị của một cuộc bầu cử vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào cảm nhận của người dân khi đi bầu cử và tham gia ứng cử. Một chế độ bầu cử thực sự công bằng, dân chủ sẽ làm cho người dân cảm thấy rằng quyền bầu cử, ứng cử của mình được tôn trọng và bộ máy nhà nước được hình thành thông qua bầu cử thực sự là bộ máy do người dân lựa chọn. Từ đó người dân có cơ sở để tin rằng bộ máy nhà nước phải phục vụ nhân dân.

Tất nhiên, có nhiều yếu tố để làm nên một chế độ bầu cử công bằng và dân chủ, ví dụ người dân phải có cơ hội như nhau trong việc tham gia bầu cử và ứng cử, các quyền bầu cử, ứng cử của người dân không bị hạn chế một cách không hợp lý, thủ tục liên quan tới bầu cử phải minh bạch, rõ ràng và đơn giản, thông tin về ứng cử viên phải được cung cấp một cách đầy đủ, toàn diện và thiết thực…

Chế độ bầu cử phải:

– Công bằng và dân chủ;

-Tạo lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa người dân và các chức danh được bầu cử.

– Chể độ bầu cử phải tạo lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa người dân và các chức danh được hình thành bằng bầu cử, qua đó nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Khi người dân tiếp xúc với cơ quan nhà nước, điều mà họ cần không phải là sự gia ơn từ phía cơ quan nhà nước. Sự tận tụy, nhiệt tình của các cán bộ nhà nước có lẽ cũng không quá quan trọng. Điều tối thiểu mà họ cần ở cơ quan nhà nước chính là tinh thần trách nhiệm. Làm sao để cơ quan nhà nước và quan chức nhà nước phải có trách nhiệm cũng là vấn đề được mọi chế độ chính trị quan tâm. Với một chế độ bầu cử công bằng, trung thực, người dân sẽ quan tâm nhiều hơn và thực chất hơn tới hoạt động của các cơ quan nhà nước nói riêng và các hoạt động chính trị nói chung. Người dân cũng có cơ hội nhận xét ứng cử viên trước khi bầu chọn và không tái bầu chọn những đại biểu mà mình không tín nhiệm. Do vậy, các đại biểu được bầu sẽ phải hoạt động có trách nhiệm hơn để bảo đảm sự tín nhiệm của người dân, qua đó được tái bầu. Những người nắm giữ các chức vụ khác trong bộ máy nhà nước chịu sự giám sát của các vị trí được bầu cũng phải hoạt động có trách nhiệm hơn. Từ đó, trách nhiệm chung của các cơ quan nhà nước được bảo đảm.

5. Quy định về tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân

Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân (Điều 160 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017):

Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân là hành vi lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện các quyền này.

Tội này xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân. Đây là quyền cơ bản về chính trị của công dân đã được Hiến pháp năm 2013 quy định.

Dấu hiệu pháp lý tội sai lệch kết quả bầu cử:

+ Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân được quy định là hành vỉ cản trở việc thực hiện quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân. Đây là hành vi ngăn chặn, gây khó khăn để không cho người khác thực hiện quyền bầu cử, ứng cử theo ý chí của họ, hoặc buộc người khác phải thực hiện quyền bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết trái với ý chí của họ. Thủ đoạn cản trở được quy định có thể là:

– Lừa gạt: Đây là thủ đoạn gian dối khiển người khác hiểu lầm, hiểu sai để họ bỏ phiếu hoặc không bỏ phiếu cho người nhất định, hoặc để họ rút tên mình ra khỏi danh sách ứng cử hoặc biểu quyết trái với ý chi của họ…

– Mua chuộc: Đây là thủ đoạn dùng tiền hay lợi ích vật chất khác dụ dỗ, lôi kéo người khác làm theo điều mà người mua

– (Phạm tội) có tồ chức;

– (Phạm tội có sự) lợi dụng chức vụ quyền hạn; hoặc

– (Phạm tội) dãn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *