Khái niệm phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính

[VPLUDVN] Khái niệm phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính

     Khi phát sinh tranh chấp đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan nhà nước, phương thức khởi kiện theo tố tụng hành chính có thể được các bên trong tranh chấp lựa chọn. Tòa án giải quyết các yêu cầu của chủ thể tham gia tố tụng thông qua hoạt động thụ lý đơn khởi kiện, hoạt động điều tra vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.

     Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính phải được kết thúc trong thời hạn luật định, tối đa không quá 6 tháng đối với một vụ án hành chính thông thường. Tùy thuộc vào tính chất và tình tiết cụ thể của từng vụ án, Tòa án có thẩm quyền ban hành một trong các quyết định tố tụng để kết thúc giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm hành chính như: quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định đưa vụ án ra xét xử.

     Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Phiên tòa sơ thẩm hành chính sẽ được xác định kể từ thời điểm có quyết định đưa vụ án ra xét xử cho đến khi kết thúc phiên tòa bằng việc tuyên bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử.

     Có thể nói, phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính là phiên tòa xét xử công khai lần đầu của Tòa án với sự tham gia của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo những nguyên tắc, thủ tục tố tụng hành chính, nhằm mục đích để Tòa án ra phán quyết về tính hợp pháp của đối tượng khiếu kiện cũng như vấn đề bồi thường từ đối tượng khiếu kiện của vụ án hành chính.


Ghi chúBài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *