Khái niệm văn hóa? Vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế xã hội

1. Khái niệm văn hóa

Khó có thể đưa ra định nghĩa cụ thể về văn hoá. Nói tới văn hoá là nói tới con người, tới việc phát huy các năng lực bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Cơ sở của mọi hoạt động văn hoá là khát vọng hướng tới tính chân, thiện, mĩ. Văn hoá là môi trường để hình thành, nuôi dưỡng nhân cách, văn hoá thẩm thấu trong bất kì hoạt động nào của con người, trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị-xã hội, ửng xử, giao tiếp… đồng thời văn hoá cũng có những lĩnh vực hoạt động riêng, đó là những hoạt động sản xuất và sáng tạo ra những giá trị tinh thần nhằm giáo dục con người hướng tới những điều tốt đẹp. Hoạt động văn hoá rất đa dạng, phong phú như hoạt động về giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật… hướng tới tính chân, thiện, mĩ là nét chung của tất cả các hoạt động văn hoá.

Tóm lại, văn hoá là hệ thống các giá trị, truyền thống và thị trò của khoa học lã thuật đối Ỷới phát triển kinh tế-xã hội. Nêu khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại sẽ thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, ngược lại nếu khoa học kĩ thuật thấp kém, lạc hậu sẽ kìm hãm sự phát triển của kỉnh tế-xã hội nhưng khoa học kĩ thuật là kết tinh của trí tuệ, kinh nghiệm và sức sáng tạo của con người. Điều đó có nghĩa là khoa học lã thuật là sản phẩm của con người, của văn hoá.

Khoa học kĩ thuật là một nội dung của văn hoá. Cùng với trình độ khoa học kĩ thuật thì những yếu tố lương tâm, tinh thần trách nhiệm, ý thức giác ngộ xã hội của người lao động là những yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả lao động. Như vậy, văn hoá là động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Nói văn hoá là động lực phát triển kinh tế-xã hội không phải chỉ nói đến các yếu tố như trình độ học vấn, trình độ khoa học-kĩ thuật mà còn phải nói đến các yếu tố khác như lương tâm, đạo đức, lối sống…

Nhận thức được điều đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định muốn đất nước giàu mạnh phải nâng cao dân trí và đều có chiến lược đâu tư cho giáo dục đào tạo.

2. Văn hoá là mục tiêu của phát triển lành tế-xã hội

Nói văn hoá là mục tiêu của phát triển kinh tế-xã hội có nghĩa là phát triển kinh tế phải hướng vào phát triển và hoàn thiện con người, hướng vào phát triển và hoàn thiện xã hội. Phải coi văn hoá là mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội thì mới có thể khắc phục được tình trạng mâu thuẫn giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Thực tế cho thấy không phải bao giờ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội cũng tỉ lệ thuận với nhau. Rất có thể sẽ xảy ra trường hợp kinh tế phát triển, đời sổng vật chất được nâng lên song xã hội lại có sự gia tăng các tệ nạn xã hội; văn hoá, đạo đức xuống cấp. Giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi chúng ta phải khắc phục khoảng cách giữa văn hoá và văn minh kĩ thuật. Sự phát triển của trí tuệ, của khoa học-kĩ thu các tinh hoa văn hoá nhân loại.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây đựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam thể hiện ở những đỉểm sau:

– Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội;

– Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

– Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

– Xây dựng và phát triển nền văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, ttong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng;

– Văn hoá là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

Bảo tồn, phát huy những di sản văn hoá tốt đẹp, sáng tạo nên những giá trị văn hoá mới vạ làm cho những giá trị văn hoá ấy thấm sâu vào xã hội, vào mỗi con người và trở thành tâm lí, tập quán tiến bộ, văn minh là một quá trình lâu dài và khó khăn. Quá trình đó không chỉ bao gồm những hoạt động tạo dựng những cái mới tốt đẹp mà đồng thời phải bao gồm cả những hoạt động đấu tranh phê phán cái xấu, cái ác để hướng con người tới tính chân, thiện, mĩ. Bên cạnh việc bài trừ những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu còn phải chống mọi mưu toan của các thế lực thù địch lợi dụng văn hoá để thực hiện “diễn biến hòa bình”. Quan điểm của Đảng về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc không có nghĩa là đóng cửa, thu mình trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Trái lại phải mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong vãn hoá các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc không có nghĩa là giữ mãi hoặc phục hồi những gì đã lạc hậu, lỗi thời ưong phong tục, tập quán, lề thói cũ. Thống nhất tư tưởng, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường hoạt động giáo dục xây dựng lối sống đạo đức lành mạnh.

Quản lý nhà nước về văn hoá đòi hỏi phải tiến hành những hoạt động cụ thể, do đó cần giới hạn phạm vi khái niệm văn hoá để có thể xác định được những mảng hoạt động Quản lý nhà nước đối với văn hoá. Có thể chia hoạt động Quản lý nhà nước về văn hoá thành các mảng cơ bản sau:

– Quản lý nhà nước đối với văn hoá nghệ thuật;

– Quản lý nhà nước đối với văn hoá xã hội;

– Quản lý nhà nước đối với di sản văn hoá.

Việc phân chia hoạt động Quản lý nhà nước về văn hoá thành các mảng hoạt động như ttên chỉ mang tính tương đối bởi bản thân khái niệm văn hoá là khái niệm đa nghĩa, bao trùm lên mọi hoạt động của con người.

Trong Quản lý văn hoá, Nhà nước không nên xác lập khuôn mẫu định sẵn cho nền văn hoá vì như vậy sẽ tạo ra sự áp đặt từ trên xuống, không phát huy được tính sáng tạo, tính phong phú vốn có của văn hoá dân tộc. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vai ttò của Nhà nước đối với vãn hoá là tạo dựng khung cảnh văn hoá-xã hội thuận lợi cho sự phát triển, làm cho văn hoá thực sự trở thành động lực và mục tiêu của phát triển kinh tế-xã hội. Đe đạt được điều đó, Nhà nước cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho phát triển vãn hoá, thiết lập một cơ chế Quản lý văn hoá hợp lí đảm bảo được các quyền tự do dân chủ của công dân, xác định rõ thẩm quyền và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng Quản lý văn hoá. Đặc biệt, cần phân biệt rõ chức năng, thẩm quyền của cơ quan Quản lý văn hoá với các cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện các hoạt động văn hoá.

Ở trung ương, cơ quan có chức năng Quản lý nhà nước về văn hoá là Chính phủ và Bộ văn hoá, thể thao và du lịch. Chính phủ độ, chính sách, quy chế về văn hoá, Quản lý các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức sản xuất kinh doanh trực thuộc Bộ văn hoá, thể thạo và du lịch theo quy định của Chính phủ.

Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về văn hoá trọng địa phựơng mình theo quy định của pháp luật. Thiết chế trực tiếp thực hiện các hoạt động văn hoá gồm rất nhiều cơ quan, tổ chức như: các cơ quan nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật, sân khấu, điện ảnh, các viện bảo tàng, trường học, cơ quan thông tin đại chúng, nhà hát, nhà văn hoá, triển lãm… Hiện nay, với cơ chế Quản lý nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước thì các thiết chế này ngày càng được xã hội hoá mạnh.

3. Phương thức Quản lý văn hoá

Nhà nước tiến hành Quản lý văn hoá bằng chính sách và pháp luật về văn hoá.

Chính sách văn hoá được hiểu là tổng thể những nguyên tắc thể hiện tư tưởng chủ đạo của Nhà nước về đường lối, phương hướng xây dựng và phát triển nền vãn hoá. Chính sách văn hoá đặt ra các nguyên tắc chung của sự nghiệp phát triển văn hoá phù hợp với mục tiêu phát triển chung của đất nước. Nội dung của chính sách văn hoá là vạch ra mục tiêu phương hướng để xây dựng và phát triển nền văn hoá đồng thời chỉ ra các cách thức, phương thức để thực hiện mục tiêu đó. Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII, nội dung của chính sách văn hoá phải thể hiện những điểm cơ bản sau:

– Chính sách kinh tế trong văn hoá nhằm gắn văn hoá với hoạt động kinh tế, khai thác tiềm năng kinh tế, tài chính hỗ trợ cho phát triển văn hoá đồng thời bảo đảm yêu cầu chính trị, tư tưởng của hoạt động vãn hoá, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc;

– Chính sách văn hoá trong kinh tế, bảo đảm cho văn hoá thể

Ngăn chặn nguy cơ xuống cấp các di tích và sự huỷ hoại văn hoá phi vật thể; bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, thắng cảnh và vốn văn hoá phi vật thể để trở thành những sản phẩm văn hoá có giá trị phục vụ công tác giáo dục truyền thống lịch sử và truyền thống văn hiến, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá của toàn xã hội nói chung và nhu cầu phát triển du lịch nói riêng.

Tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được trong lĩnh vực thông tin, nhất là đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; xoá các điểm trắng về văn hoá, xây dựng các điểm sáng về văn hoá trên các mặt, các lĩnh vực của đời sống tinh thần.

Trang bị các thiết bị phục vụ khâu phổ biến phim, nâng cao trình độ sử dụng các thiết bị kĩ thuật hiện đại ttong việc sản xuất và phổ biến phim.

Các chính sách về văn hoá là không thể thiếu trong Quản lý nhà nước về văn hoá song chính sách văn hoá không thể thay thế pháp luật. Pháp luật có vai trò rất quan trọng đối với phát triển văn hoá. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về vãn hoá nhằm phát huy tác dụng của văn hoá tới sự hình thành nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần của con người, chế ước những ảnh hưởng tiêu cực, loại bỏ những hủ tục. Toàn bộ các hoạt động xã hội của con người tạo thành đời sống xã hội, ở đó mỗi thành viên đều phải lựa chọn cách ứng xử sao cho có lợi và không xâm hại đến lợi ích hợp pháp của các thành viên khác. Những cách ứng xử được cộng đồng xã hội chấp nhận và vận dụng sẽ trở thành khuôn mẫu chuẩn mực xã hội (phong tục, tập quán cũng là những khuôn mẫu chuẩn mực của từng cộng đồng dân cư). Tác động vào việc lựa chọn cách xử sự của các thành viên trong xã hội có rất nhiều yếu tố như: đạo đức, pháp luật, phong tục, tập quán… Trong xã hội có nhà nước, cách xử sự theo khuôn mẫu pháp luật được coi là chuẩn mực có tính bắt buộc

Trên cơ sở nền tảng là Hiến pháp, phương hướng dây dựng và ban hành pháp luật về văn hoá của Nhà nước Việt Nam là:

– Xây dựng hệ thống pháp luật về văn hoá đồng bộ trên mọi mặt của đời sống văn hoá, tạo hành lang pháp lí trong xây dựng và Quản lý văn hoá;

– Xây dựng thêm và bổ sung những luật đã ban hành cho phù họp với tình hình mới;

– Khuyến khích nhân dân xây dựng các quy ước về nếp sổng văn hoá, giữ gìn vệ sinh công cộng, bảo vệ thiên nhiên môi trường;

– Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra chuyên ngành, thanh tra nhân dân, tăng cường công tác thanh tra văn hoá.

4. Một số nội dung cơ bản của quản tí nhà nước về văn hoá

Văn hoá nghệ thuật là một bộ phận của khái niệm văn hoá nói chung. Văn hoá nghệ thuật thuộc loại hình văn hoá tinh thần, là yếu tố quan trọng nhất của văn hoá thẩm mĩ. Nói đến văn hoá nghệ thuật không chỉ là nói đến những giá trị nghệ thuật được kết tinh trong các tác phẩm thuộc các loại hình âm nhạc, hội họa, kiến trúc, văn học, sân khấu, điện ảnh… mà phải nói đến tất cả những yếu tổ có quan hệ hữu cơ với nhau, quy định lẫn nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất-văn hoá nghệ thuật. Đó là các yếu tố:

– Đội ngũ vãn nghệ sĩ;

– Các tác phẩm nghệ thuật;

– Các thiết chế bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển văn hoá nghệ thuật;

– Công chúng cảm thụ nghệ thuật;

Nhà nước quy định cho cá nhân, tổ chức có những quyền tác giả đối với tác phẩm của mình đồng thời cũng quy định những biện pháp bảo đảm cho họ có khả năng thực hiện các quyền đó. Tác giả hoặc người sở hữu quyền tác giả nếu bị người khác xâm hại quyền tác giả có quyền khởi kiện yêu cầu toà án bảo vệ quyền của mình.

Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định: Quyền liên quan đến tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá. Người sử dụng các quyền liên quan đến tác giả không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao trong trường hợp: Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân; trích dẫn hợp lí nhằm mục đích cung cấp thông tin theo quy định tại Điêu 32 Luật sở hữu trí tuệ. Các trường hợp khác phải xin phép, phải trả thù lao theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hựớng dẫn thỉ hành.

Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ là:

– Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lọi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đổi tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

– Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

– Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

– Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo phim, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, mở rộng giao lưu văn hoá với các nước.

– Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh theo quy đinh của pháp luật, bảo đảm để các cơ sở điện ảnh được bình đẳng trong hoạt động, được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế và đất đai.

– Đầu tư trọng tâm, trọng điểm thông qua chương trình, mục tiêu phát triển điện ảnh nhằm phát huy sự sáng tạo nghệ thuật, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động điện ảnh; nâng cao cơ sở vật chất, kĩ thuật cho sản xuất và phổ biến phim.

– Tài trợ cho việc sản xuất phim truyện về đề tài thiếu nhi, truyền thống lịch sử, dân tộc thiểu số; phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình.

– Tài trợ cho việc phổ biến phim phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nông thôn, thiếu nhi, lực lượng vũ trang nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại, tổ chức, tham gia liên hoan phim quốc gia, liên hoan phim quốc tể.

– Trong quy hoạch khu đô thị phải dành quỹ đất để xây dựng rạp chiếu phim.

Theo Điều 3 Nghị định của Chính phủ số 54/2010/NĐ-CP ngày 21/05/2010 hựớng dẫn thi hành một số điều của Luật điện ảnh năm 2006 và Luật điện ảnh sửa đổi năm 2009, Nhà nước tiến hành mua toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu đối với phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao do cơ sở điện ảnh sản xuất. Việc định giá mua căn cứ vào chất lượng phim được Hội đồng trung ương thẩm định phim xếp loại; giá mua được Hội đồng thẩm định phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành.

Để khuyển khích cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động điện ảnh nhằm phát triển loại hình nghệ thuật này, pháp luật quy

– Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, giám đốc đài phát thanh-truyền hình cấp tỉnh được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm quyết định việc phát sóng trên đài truyền hình của mình phim do mình sản xuất hoặc nhập khẩu.

Việc cấp giấy phép phổ biến phim, quyết định phát sóng phim trên truyền hình được thực hiện trên cơ sở ý kiến của hội đồng thẩm định phim.

Phim thuộc mọi thể loại sản xuất trong nước hoặc nhập từ nước ngoài đều phải được thẩm định và cấp giấy phép mới được phổ biến trong nước hoặc nước ngoài. Nhà nước nghiêm cấm sản xuất và nhập khẩu những phim có nội dung phản cách mạng, chống lại Nhà nước, tuyên truyền bạo lực, chiến tranh, truyền bá tư tưởng phản động, lối sống không lành mạnh… Nhà nước khuyến khích việc mở rộng giao lưu quốc tế về điện ảnh, khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi, sáng tạo trong các loại hình nghệ thuật, mạnh dạn trong các hình thức biểu hiện, trân trọng nhân cách, tài năng của văn nghệ sĩ. Các cấp Quản lý khắc phục, ngăn ngừa sự can thiệp thô bạo vào các vấn đề văn hoá nghệ thuật, tùy tiện quyết định số phận của một tác phẩm; tiến hành những hoạt động nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ dân trí trong cảm thụ văn hoá nghệ thuật

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hoạt động Quản lý văn hoá nghệ thuật vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự thúc đẩy văn hoá nghệ thuật phát triển. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành trung ương Đảng khoá viii đã chỉ rõ những điểm bất cập, đó là các cơ quan nhà nước chưa có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, xử lý những hoạt động văn hoá tùy tiện, Nhà nước còn chậm ban hành các chính sách để phát huy năng lực hiện có, phát huy những ngành nghệ thuật truyền thống, việc giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thanh thiếu niên chưa được coi trọng, chưa ngăn chặn hữu hiệu xu hướng

trọng pháp luật. Trong điều kiện hòa bình, nhu cầu của con người ngày càng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Cọn người tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu của mình, điều đó vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Xã hội xuất hiện nhiều tệ nạn, xuất hiện lối sổng hưởng thụ, coi nhẹ tình cảm đạo đức… Thêm vào đó là một số quan hệ đạo đức bị phá vỡ. Thực tế đòi hỏi Nhà nước phải có những biện pháp hữu hiệu trong Quản lý văn hoá-xã hội nhằm giải quyết những mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và văn hoá.

Trong Quản lý văn hoá-xã hội, chủ thể Quản lý cần:

– Nhận thức đúng đắn những vấn đề cơ bản của lối sống, nếp sống gắn liền với tình hình diễn biến ttên phạm vi thế giới và trong nước;

– Do lối sống có quan hệ mật thiết với phương thức sản xuất nên điều căn bản để xây dựng một lổi sống văn minh, hiện đại là nâng cao năng suất lao động. Con người có thể thoả mãn những nhu cầu của mình bằng lao động chân chính;

– Cần phát huy tính tích cực chính trị-xã hội trong mỗi con người để mỗi người đều có ý thức về một lối sống đẹp, sống đạo đức;

– Khôi phục những thuần phong, mĩ tục và xây dựng nếp sống mới. Cần phân biệt những lễ giáo phong kiến với những nét truyền thống đẹp về lối sống đạo đức.

Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định những khuôn mẫu ứng xử trong giao tiếp, hưởng thụ, trong sinh hoạt cộng đồng đồng thời nghiêm cấm những hành vi bị xem là vô văn hoá.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *