1. Quy định chung về tòa án nhân dân
Ở Việt Nam, hệ thống toà án nhân dân bao gồm Toà án nhân dân tối cao, các toà án nhân dân địa phương, các toà án quân sự và các toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính…
Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ở địa phương có các toà án nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; các toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Trong quân đội nhân dân Việt Nam có toả án quân sự trung ương, các toà án quân sự quân khu và tương đương, các toà án quân sự khu vực (Xí. Toà án).
2. Tòa án nhân dân với tư cách một hệ thống cơ quan
Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam chưa có hệ thống tòa án thực sự. Trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến, các tranh chấp giữa người dân với nhau hoặc các vụ phạm tội hình sự được xét xử bởi chính các quan cai trị ở các địa phương chứ không phải là các thẩm phán chuyên biệt. Ở Nam Kỳ và một Số địa phương khác, Thực dân Pháp thành lập một số tòa án riêng biệt song chỉ xét xử các vụ kiện tụng liên quan tới người Pháp và những người nước ngoài có địa vị pháp lý tương tự. Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, Thực dân Pháp vẫn áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp cũ, với nhiều sự miệt thị và phân biệt đối xử đối với người Việt Nam.1 Chỉ đến khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, một hệ thống tòa án đúng nghĩa mới được thành lập để xét xử một cách công bằng và bình đẳng các tranh chấp trên lãnh thổ Việt Nam. Kể từ đó, hệ thống tòa án của Việt Nam đã trải qua những giai đoạn phát triển thăng – trầm cho tới ngày nay.
Hệ thống tòa án nhân dân hiện nay bao gồm các tòa án được sắp xếp theo thứ bậc như một kim tự tháp, ở mỗi thứ bậc bao gồm một hay một số tòa án có vị trí ngang nhau được gọi là “cấp tòa án”. Hiện có 4 cấp tòa án. Ở cấp cao nhất của hệ thống tòa án là Tòa án nhân dân tối. Ở dưới Tòa án nhân dân tối chia thành hai nhánh tòa án không đều nhau về quy mô. Mỗi nhánh đều có 3 cấp tòa án:
– Nhánh thứ nhất có thể được gọi là nhánh tòa án dân sự. Sở dĩ gọi là tòa án dân sự là bởi vì các tòa án thuộc nhánh này giải quyết các tranh chấp trong nhân dân, bao gồm các tranh chấp theo pháp luật dân sự, hình sự, kinh tế, hôn nhân, gia đình, lao động, hành chính. Ở cấp thấp nhất là các tòa án nhân dân cấp huyện, được thành lập ở tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện (Điều 49 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, Các đơn vị hành chính cấp tĩnh gồm tinh, thành phố trực thuộc trung ương.). Phía trên là các tòa án nhân dân cấp tỉnh, được thành lập ở tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh.[I] Phía trên tòa án nhân dân cấp tỉnh và dưới Tòa án nhân dân tối là các Tòa án dân dân các cấp. Hiện có 3 Tòa án dân dân các cấp được bố trí ở Hà Nội, Đà Nằng và thành phố Hồ Chí Minh với phạm vi thẩm quyền bao trùm các tỉnh trong địa bàn tương ứng ở miền Bắc, Trung, Nam. Trong tương lai có thể có thêm các Tòa án dân dân các cấp.
– Nhánh thứ hai là nhánh tòa án quân sự: Các tòa án thuộc nhánh này chỉ xét xử các vụ việc hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ (Điều 49 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014). Nhánh này cũng bao gồm 3 cấp tòa án song không được thành lập theo đơn vị hành chính lãnh thổ mà theo đơn vị trong quân đội. ở cấp thấp nhất là các tòa án quân sự khu vực; phía trên là các tòa án quân sự cấp quân khu và tương đương (ví dụ: tòa án quân sự binh chủng, quân chủng); trên nữa là Tòa án quân sự trung ương.
Có thể thấy, do thẩm quyền hẹp cùng với số lượng các tòa án ít nên các tòa án quân sự chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong hệ thống tòa án của Việt Nam. Trong khi đó các tòa án thuộc nhánh dân sự chiếm phần rất lớn do số lượng tòa án nhiều và thẩm quyền xét xử rộng khắp các tranh chấp trong xã hội. Vì vậy, trên thực tế, thuật ngữ “Hệ thống tòa án nhân dân” vẫn thường được dùng để chỉ nhánh tòa án dân sự hợp cùng với Tòa án nhân dân tối.
Bên cạnh tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ, các tòa án của Việt Nam còn được tổ chức theo cấp xét xử. cấp xét xử là thứ tự lần và tính chất giải quyết vụ việc. Hiện trong hệ thống tòa án Việt Nam có 3 cấp xét xử là xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm và xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Sơ thẩm là cấp xét xử lần đầu đối với vụ tranh chấp. Phúc thẩm là cấp xét xử lần thứ hai đối với vụ tranh chấp đã được xét xử lần đầu song bản án chưa có hiệu lực và các bên sử dụng quyền kháng cáo hoặc viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyên kháng nghị. Sơ thẩm và phúc thẩm là hai cấp xét xử vụ việc, có nghĩa là ở các lần xét xử này tòa án phải đưa ra phán quyết ai đúng, ai sai trong vụ tranh chấp và chế tài pháp lý tương ứng đối với vi phạm. Cấp giám đốc thẩm, tái thẩm thực chất không phải là cấp xét xử vụ án. Ở cấp này, tòa ản không phán quyết trực tiếp ai đúng, ai sai trong các bên đương sự mà phán quyết về việc bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án cấp dưới sai ở chỗ nào và tại sao sai. Nói ngắn gọn, đối tượng xét xử của tòa án sơ thẩm và phúc thẩm là bản thân tranh chấp, còn của tòa án giám đốc thẩm, tái thẩm là tính đúng đắn của bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã có hiệu lực.
Tòa án Việt Nam được tổ chức theo cấp xét xử có nghĩa là mỗi tòa án được quy định thẩm quyền xét xử riêng, được quy định cụ thể trong pháp luật tố tụng. Tuy vậy, thẩm quyền xét xử của các tòa án được xác định chung như sau:
– Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm bởi lẽ đây đã là cấp tòa án thấp nhất của hệ thống tòa án. Có thể coi tòa án nhân dân cấp huyện là “cỗ máy” xét xử sơ thẩm chính, số lượng các vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của các tòa án nhân dân cấp huyện là rất lớn.
– Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với những vụ việc không thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp huyện, đồng thời có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với những vụ việc do tòa án nhân dân cấp huyện xét xử mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị.
– Tòa án dân dân các cấp có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với các vụ việc đã được xử sơ thẩm bởi tòa án nhân dân cấp tỉnh mà bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị khi chưa có hiệu lực. Bên cạnh đó, các Tòa án dân dân các cấp cũng có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật.
– Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử giám đốc, tái thẩm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực của các tòa án cấp dưới. Theo quy định của pháp luật tố tụng hiện hành thì Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực của các Tòa án dân dân các cấp.
Mỗi tòa án trong hệ thống tòa án của Việt Nam có phạm vi thẩm quyền riêng về lãnh thổ và nội dung vụ việc. Mặc dù sắp xếp theo một hệ thống có thứ bậc song khó có thể nói tòa án nào là cấp dưới của tòa án nhân dân cấp ưên theo nghĩa cấp dưới về mặt hành chính hoặc tầm quan trọng. Tòa án nhân dân cấp huyện không thể bị coi là ít quan trọng hơn tòa án nhân dân cấp tỉnh bởi vì tranh chấp có được giải quyết dứt điểm ngay từ lần xử đầu tiên hay không phụ thuộc vào tòa án này. Cũng không thể nói tòa án nhân dân cấp tỉnh xử phúc thẩm khác với tòa án nhân dân cấp huyện xử sơ thẩm thì có nghĩa rằng tòa án nhân dân cấp huyện đã xử sai. Mỗi tòa án có phạm vi thẩm quyền riêng biệt, độc lập và tự chịu trách nhiệm khi tiến hành xét xử. Đây chính là nguyên tắc “các tòa án nhân dân được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử” quy định trong Luật tổ chức tòa án nhân dân hiện hành (Điều 5 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014).
3. Tổ chức hành chính của tòa án nhân dân các cấp
Mỗi cấp tòa án của Việt Nam đều được tổ chức như một “cỗ máy” với các bộ phận liên kết với nhau về mặt hành chính để tổ chức thực hiện chức năng của tòa án.
Tại Tòa án nhân dân tối cao có Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bộ máy giúp việc và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Đứng đầu Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Đây là chức danh đứng đầu ngành tòa án. Giúp việc cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có một số Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Ngoài ra, Hội đồng thầm phán Tòa án nhân dân tối cao còn có một số thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tổng số thành viên Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới 13 người và không quá 17 người. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao có một số đơn vị mang tính chất hành chính, ví dụ Văn phòng, Vụ tổ chức cán bộ, Vụ pháp chế và quản lí khoa học …Những đơn vị này không có thẩm phán và không tổ chức xét xử.
Tại Tòa án dân dân các cấp có ủy ban thẩm phán Tòa án dân dân các cấp gồm từ 11 đến 13 thẩm phán (Điều 21, khoản 1 Điều 22 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và Khoản 1 Điều 31 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014), một số tòa chuyên trách gồm Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên. Các đơn vị này đều là các đơn vị chuyên môn, có thẩm phán làm việc và trực tiếp tổ chức xét xử các vụ án. ủy ban thẩm phán thực hiện thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm; các tòa chuyên trách tổ chức xét xử phúc thẩm đối với các vụ việc có bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực của tòa án nhân dân cấp tỉnh trực thuộc, xếp theo thứ bậc hành chính, đứng đầu Tòa án dân dân các cấp là Chánh án, giúp việc có một số Phó Chánh án sau đó là các Chánh tòa chuyên trách, giúp việc có một số Phó Chánh tòa. Bên cạnh các đơn vị chuyên môn, Tòa án dân dân các cấp còn có một số đơn vị hành chính giúp việc, ví dụ Văn phòng, Phòng tổ chức cán bộ … (Điều 30, 31 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014).
Tại tòa án nhân dân cấp tỉnh được tổ chức tương tự Tòa án dân dân các cấp, gồm có ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh, một số tòa chuyên trách gồm Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên và bộ máy giúp việc. Tuy nhiên, khác với Tòa án dân dân các cấp, tại tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ có các tòa chuyên trách là đơn vị tổ chức xét xử các vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh, tức là xét xử cả cấp sơ thẩm và phúc thẩm, ủy ban thẩm phán và các đơn vị khác chỉ là các đơn vị hành chính. Đứng đầu tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng là Chánh án, giúp việc có một số Phó Chánh án, sau đó là các Chánh tòa, giúp việc có Phó Chánh tòa.
Tại tòa án nhân dân cấp huyện hiện nay chưa được tổ chức thành các đơn vị chuyên môn như hai cấp tòa án trên, mặc dù pháp luật hiện hành cho phép như vậy (Điều 38, 39 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và Khoản 1 Điều 45 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014). Ngoài các thẩm phán, tòa án nhân dân cấp huyện có bộ máy giúp việc. Đứng đầu tòa án nhân dân cấp huyện là Chánh án, giúp việc có Phó Chánh án (Khoản 2, 3 Điều 45 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014).
4. Tổ chức xét xử tại tòa án nhân dân các cấp
Tổ chức hành chính của tòa án không đồng nhất với tổ chức xét xử. Theo nguyên tắc xét xử theo đa số, mỗi khi thụ lí một vụ việc thì Chánh án hoặc Chánh tòa của tòa án nhân dân ở các cấp thành lập các hội đồng để xét xử. Hội đồng xét xử, chứ không phải bản thân tòa án, mới chính là cơ quan thực hiện chức năng xét xử. Sau khi hội đồng xét xử tuyên án thì bản án đó được coi là bản án của tòa án tương ứng mà không cần chữ kí của lãnh đạo tòa án. Tất nhiên, nguyên tắc này có ngoại lệ, đó là khi áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định của pháp luật tố tụng tương ứng thì chỉ có 1 thẩm phán thực hiện xét xử.
Thành phần của hội đồng xét xử khác nhau theo từng cấp xét xử và theo quy định của pháp luật tố tụng tương ứng. Tuy vậy, dưới sự chi phối của nguyên tắc xét xử sơ thẩm có hội thẩm tham gia thì hội đồng xét xử của tòa án nhân dân cấp huyện và hội đồng xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp tỉnh thường có 1 thẩm phán và 2 hội thẩm nhân dân; hội đồng xét xử phúc thẩm của tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án dân dân các cấp thường có 3 hoặc 5 thẩm phán. Khi xét xử giám đốc thẩm tại Tòa án dân dân các cấp, hội đồng xét xử gồm 3 thẩm phán hoặc toàn thể ủy ban thẩm phán của Tòa án dân dân các cấp. Khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao, hội đồng xét xử gồm 5 thẩm phán hoặc toàn thể Hội đồng thẩm phán (Điều 32 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và Điều 23 Luật tô chức tòa án nhân dân năm 2014).
5. Các chức danh hành chính – chuyên môn trong Tòa án
Làm việc trong tòa án nhân dân của Việt Nam có khá nhiều chức danh như: chánh ân, phó chánh án, chánh tòa, phó chánh tòa, thẩm phán, hội thẩm, thư kí tòa án, thẩm tra viên. Bốn chức danh đầu tiên chỉ là chức danh hành chính chuyên môn. Các chức danh còn lại được gọi là chức danh tư pháp, tức là có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới việc thực hiện chức năng xét xử. Tuy nhiên, trực tiếp chịu trách nhiệm xét xử các vụ việc thì chỉ có thẩm phán và hội thẩm. Nếu một thẩm phán đồng thời là Chánh án thì khi ngồi trong hội đồng xét xử, thẩm phán đó mang tư cách thẩm phán chứ không phải tư cách Chánh án. Như vậy, thẩm phán và hội thẩm là hai chức danh trực tiếp tham gia hội đồng xét xử để thực hiện chức năng xét xử của tòa án. Cả hai chức danh này đều có thủ tục hình thành đặc biệt, phù hợp với yêu cầu chuyên môn đối với công việc của họ. Hai chức danh này có yêu cầu về trình độ khác nhau, có cách thức hình thành khác nhau theo “chế độ bổ nhiệm thẩm phán; bầu, cử hội thẩm” – (Điều 7 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014).
Chức danh hành chính – chuyên môn là các chức danh hành chính có liên quan tới tổ chức công việc xét xử dong tòa án. Người nắm giữ các chức danh này đều là thẩm phán. Chức danh thẩm phán cho họ tư cách ngồi trong hội đồng xét xử, còn với chức danh hành chính – chuyên môn họ có một số nhiệm vụ, quyền hạn hành chính liên quan tới tổ chức công việc xét xử trong đơn vị mà họ phụ trách. Để phân biệt, trong tòa án Việt Nam còn có các chức danh hành chính thông thường, ví dụ Vụ trưởng, Cục trưởng, Chánh văn phòng. Các chức danh này thực hiện trách nhiệm hành chính thông thường, không thực hiện công tác tổ chức xét xử.
+ Chức danh hành chinh – chuyên môn trong Tòa án nhân dân tối cao:
Trong Tòa án nhân dân tối cao hiện nay có hai chức danh hành chính – chuyên môn là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.1 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là chức vụ đứng đầu Tòa án nhân dân tối cao và cũng đồng thời đứng đầu toàn bộ hệ thống tòa án. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu theo đề cử của Chủ tịch nước. Nhiệm kì của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kì của Quốc hội và kết thúc vào thời điểm Quốc hội bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kì mới (Khoản 2 Điều 21 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và Điều 26 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014).
Các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giúp việc theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Nhiệm kì của Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là 5 năm kể từ ngày được bổ nhiệm (Khoản 7 Điều 27, Điều 28 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014).
+ Chức danh hành chính – chuyên môn trong Tòa án dân dân các cấp, tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện:
Trong các Tòa án dân dân các cấp, tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện đều có Chánh án là người đứng đầu tòa án. Giúp việc Chánh án là một số Phó Chánh án. Chánh án và Phó Chánh án của các tòa án đều do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, đều có nhiệm kì quản lí 5 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
Trong cơ cấu, tổ chức của Tòa án dân dân các cấp và tòa án nhân dân cấp tỉnh có các tòa chuyên trách là các đơn vị hành chính – chuyên môn của tòa án. Đứng đầu các tòa chuyên trách là Chánh tòa, giúp việc có Phó Chánh tòa. Chánh tòa và Phó Chánh tòa đều do Chánh án của tòa án tương ứng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.