Luật an sinh xã hội: 100 Câu trắc nghiệm theo chương (có đáp án)

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI

1. Pháp luật an sinh xã hội điều chỉnh bao nhiêu nhóm quan hệ?

A. 2

B. 3

C. 4

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: B. 3

Pháp luật an sinh xã hội điều chỉnh 3 nhóm qua hệ cơ bản sau:

Nhóm quan hệ bảo hiểm xã hội

Nhóm quan hệ ưu đãi xã hội

Nhóm quan hệ cứu trợ xã hội

2. Đâu là phương án đúng nhất về phương pháp điều chỉnh của pháp luật an sinh xã hội?

A. Phương pháp mệnh lệnh và phương pháp tùy nghi

B. Phương pháp tùy nghi

C. Phương pháp tự định đoạt

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: A. Phương pháp mệnh lệnh và phương pháp tùy nghi

Pháp luật an sinh xã hội điều chỉnh nhóm quan hệ bảo hiểm xã hội, nhóm quan hệ ưu đãi xã hội và nhóm quan hệ cứu trợ xã hội do đó phương pháp điều chỉnh sử dụng kết hơp phương pháp mệnh lệnh và phương pháp tùy nghi

3. Đâu là nguyên tắc cơ bản của an sinh xã hội?

A. Nhà nước quản lý hoạt động an sinh xã hội

B. An sinh xã hội không nhằm mục đíc lợi nhuận mà chủ yếu thực hiện mục đích xã hội vì cộng đồng

C. Mức an sinh xã hội nhằm trợ giúp bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho những người thụ hưởng

D. Tất cả phương án trên

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Tất cả phương án trên

An sinh xã hội bao gồm có 6 nguyên tắc cơ bản sau

– Nhà nước quản lý hoạt động an sinh xã hội

– An sinh xã hội không nhằm mục đíc lợi nhuận mà chủ yếu thực hiện mục đích xã hội vì cộng đồng

– Mức an sinh xã hội nhằm trợ giúp bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho những người thụ hưởng

– Phải an sinh xã hội cho mouj người bị giảm hoặc mất khả năng lao động dẫn đến bị giảm hoặc mất thu nhập do bị mất việc làm, do gặp thiên tai, hỏa hoạn hoặc các rủi ro khác.

– Thực hiện an sinh xã hội trên cơ sở sự đóng góp của các bên và sự trợ giúp của xã hội, sự chia sẻ của cộng đồng

– Hoạt động an sinh xã hội được thực hiên trên cơ sở mức đóng góp của các bên, sự trợ giúp của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước như là sự bảo trợ của nhà nước.

4. Cơ sở nào sau đây là cơ sở quan trọng nhất của nguyên tắc “Mọi thành viên trong xã hội đều có quyền hưởng an sinh xã hội”?
A. Mục đích an sinh xã hội
B. Quyền con người
C. Chức năng xã hội của Nhà nước
D. Nhu cầu hưởng an sinh xã hội của các thành viên trong xã hội

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: B. Quyền con người

Được hưởng an sinh xã hội là quyền của công dân và được thực hiện bình đẳng giữa các thành viên xã hội là một nguyên tắc quan trọng. Được bảo đảm về an sinh xã hội” là quyền quan trọng trong lĩnh vực rộng lớn các quyền của con người.

5. Vai trò của bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội:
A. Bảo hiểm xã hội là lưới đầu tiên và quan trọng nhất của hệ thống an sinh xã hội quốc gia; Bảo hiểm xã hội điều tiết các chính sách khác trong hệ thống an sinh xã hội
B. Bảo hiểm xã hội điều tiết các chính sách khác trong hệ thống an sinh xã hội

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: A. Bảo hiểm xã hội là lưới đầu tiên và quan trọng nhất của hệ thống an sinh xã hội quốc gia; Bảo hiểm xã hội điều tiết các chính sách khác trong hệ thống an sinh xã hội

Trong hệ thống an sinh xã hội thì hệ thống BHXH giữ vai trò trụ cột, bền vững nhất. Phát triển BHXH sẽ là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

6. Nguyên tắc cơ bản của Luật an sinh xã hội?
A. Mọi thành viên trong xã hội có quyền được hưởng ASXH; Nhà nước thống nhất quản lý về ASXH; Kết hợp hài hòa chính sách kinh tế và chính sách xã hội; Kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc “ hưởng thụ theo đóng góp” và nguyên tắc “ lấy số đông bù số ít”; Đa dạng hóa, xã hội hóa của hoạt động ASXH
B. Mọi thành viên trong xã hội có quyền được tham gia ASXH; Nhà nước thống nhất quản lý về ASXH; Kết hợp hài hòa chính sách kinh tế và chính sách xã hội; Kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc “ hưởng thụ theo quy định của Nhà nước ” và nguyên tắc “ lấy số đông bù số ít”; Đa dạng hóa, xã hội hóa của hoạt động ASXH
C. Mọi thành viên trong xã hội có quyền được phát triển ASXH; Các doanh nghiệp thống nhất quản lý về ASXH; Kết hợp hài hòa chính sách kinh tế và chính sách xã hội; Kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc “ hưởng thụ theo đóng góp” và nguyên tắc “ lấy số đông bù số ít”; Đa dạng hóa các hoạt động ASXH
D. Một số thành viên trong xã hội có quyền được hưởng ASXH; Nhà nước thống nhất quản lý về ASXH; Kết hợp hài hòa chính sách văn hóa và chính sách xã hội; Kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc “ hưởng thụ theo đóng góp” và nguyên tắc “ lấy số đông bù số ít”; Các chính sách xã hội hóa các hoạt động ASXH

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: A. Mọi thành viên trong xã hội có quyền được hưởng ASXH; Nhà nước thống nhất quản lý về ASXH; Kết hợp hài hòa chính sách kinh tế và chính sách xã hội; Kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc “ hưởng thụ theo đóng góp” và nguyên tắc “ lấy số đông bù số ít”; Đa dạng hóa, xã hội hóa của hoạt động ASXH

Các nguyên tắc cơ bản của Luật an sinh xã hội là

– Mọi thành viên trong xã hội có quyền được hưởng ASXH

– Nhà nước thống nhất quản lý về ASXH

– Kết hợp hài hòa chính sách kinh tế và chính sách xã hội; Kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc “ hưởng thụ theo đóng góp” và nguyên tắc “ lấy số đông bù số ít”

– Đa dạng hóa, xã hội hóa của hoạt động ASXH

7. Câu nào đúng nhất về pháp luật an sinh xã hội?

A. Pháp luật an sinh xã hội là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, xác định quyền và nghĩa vụ của nhà nước, cá nhân trong việc hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho các thành viên xã hội gặp khó khăn trong cuộc sống, đền đáp công lao đối với người có công với đất nước.

B. Pháp luật an sinh xã hội là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội

C. Pháp luật an sinh xã hội cũng được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội chỉ phát sinh trong các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội.

D. A và B đều đúng.

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. A và B đều đúng.

Pháp luật an sinh xã hội là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, xác định quyền và nghĩa vụ của nhà nước, cá nhân trong việc hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho các thành viên xã hội gặp khó khăn trong cuộc sống, đền đáp công lao đối với người có công với đất nước.

Và pháp luật an sinh xã hội cũng được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội

8. Câu nào sau đây không đúng?

A. Bảo hiểm xã hội là hệ thống trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội

B. Nhà nước thống nhất về quản lý an sinh xã hội

C. Mọi thành viên trong xã hội đều có thể tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội

D. Chủ thể của quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội chỉ là bên tham gia bảo hiểm xã hội và bên hưởng bảo hiểm xã hội

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Chủ thể của quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội chỉ là bên tham gia bảo hiểm xã hội và bên hưởng bảo hiểm xã hội

Các quan hệ pháp luật an sinh xã hội bao gồm quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội, quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội, quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế và quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội.

9. Đâu là chủ thể tham gia quan hệ ưu đãi xã hội?

A. Nhà nước, những người có công với cách mạng hoặc thân nhân gia đình họ

B. Người lao động, người sử dụng lao động

C. Các thành viên trong xã hội gặp rủi ro, bất hạnh mà bản thân họ không có điều kiện lo liệu cuộc sống

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: A. Nhà nước, những người có công với cách mạng hoặc thân nhân gia đình họ

Chủ thể tham gia quan hệ ưu đãi xã hội: một bên là nhà nước và một bên là những người có công với cách mạng hoặc thân nhân gia đình họ.

10. Đối tượng của an sinh xã hội là:

A. Người lao động và gia đình họ

B. Người có công với cách mạng, người đóng góp công sức cho tổ quốc

C. Người cao tuổi cô đơn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật, người nghèo khó, người gặp thiên tai hỏa hoạn hoặc các rủi ro khác.

D. Tất cả phương án trên đều đúng

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Tất cả phương án trên đều đúng

Đây là một trong những đặc trưng của an sinh xã hội, đối tượng của an sinh xã hội bao gồm các nhóm đối tượng sau:

– Người lao động và gia đình họ

– Người có công với cách mạng, người đóng góp công sức cho tổ quốc

– Người cao tuổi cô đơn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật, người nghèo khó

– Người gặp thiên tai, hỏa hoạn hoặc các rủi ro khác.

11. Hành vi nào sau đây bị pháp luật nghiêm cấm?

A. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

B. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

C. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

D. Tất cả các phương án trên

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Tất cả các phương án trên

Căn cứ Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.

6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.

7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.”

CHƯƠNG II: BẢO HIỂM XÃ HỘI

1. Chế độ nào sau đây không phải của chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc?
A. Chế độ bảo hiểm ốm đau
B. Chế độ bồi thường tai nạn lao động
C. Chế độ điều dưỡng, phục hồi chức năng sau điều trị tai nạn lao động
D. Chế độ trợ cấp thương tật hàng tháng

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: B. Chế độ bồi thường tai nạn lao động

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.”

2. Chế độ nào sau đây không phải là chế độ bảo hiểm ốm đau?
A. Chế độ đối với người lao động chăm sóc con dưới 7 tuổi ốm đau
B. Chế độ đối với người lao động khi bị ốm đau
C. Chế độ đối với người lao động khi bị tai nạn rủi ro
D. Chế độ đối với người lao động khi thực hiện biện pháp tránh thai

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Chế độ đối với người lao động khi thực hiện biện pháp tránh thai

Đây là chế độ thuộc chế độ thai sản.

3. Điểm khác nhau cơ bản nhất về chế độ bảo hiểm hưu trí của bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện?
A. Cách tính lương hưu
B. Điều kiện hưởng
C. Mức trợ cấp
D. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: B. Điều kiện hưởng

Căn cứ điều 54 (đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc) và điều 73 (đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện) Luật bảo hiểm xã hội 2014

Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.

“Điều 73. Điều kiện hưởng lương hưu

1.Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.”

4. Đối tượng của bảo hiểm xã hội?
A. Là mức lương cơ sở
B. Là thu nhập của người lao động
C. Là tiền lương cơ bản của người lao động
D. Là tiền lương tối thiều vùng

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: B. Là thu nhập của người lao động

Đối tượng của bảo hiểm xã hội là thu nhập của người lao động

5. Đối tượng nào sau đây khi chết thì người lo mai táng không được nhận trợ cấp mai táng?
A. Cán bộ, công chức, viên chức đang đóng bảo hiểm xã hội
B. Người lao động đã nghỉ hưu
C. Người lao động đã thanh toán bảo hiểm xã hội một lần
D. Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiềm xã hội

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn:  C. Người lao động đã thanh toán bảo hiểm xã hội một lần

Căn cứ điều 66 Luật bảo hiểm xã hội:

“Điều 66. Trợ cấp mai táng

1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:

a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;

b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.

3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.”

6. Đối tượng nào sau đây không thuộc đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau?
A. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên
B. Người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng
C. Người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng tiền lương, tiền công
D. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong lực lượng vũ trang

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: B. Người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng

Căn cứ điều 24 Luật bảo hiểm xã hội thì người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc điểm g không nằm trong trường hợp quy định:

“Điều 24. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau

Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”

7. Đối tượng nào sau đây là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam hiện nay?
A. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
B. Lao động giúp việc gia đình
C. Người lao động làm việc theo hợp đồng dịch vụ
D. Trẻ em dưới 6 tuổi

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: A. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

Căn cứ vào điểm c khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

c) Cán bộ, công chức, viên chức;”

8. Đối tượng trẻ em nào sau đây là đối tượng hưởng chế độ trợ giúp xã hội hàng tháng?
A. Trẻ em bị nhiễm HIV
B. Trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha và mẹ
C. Trẻ em khuyết tật, Trẻ em bị bỏ rơi
D. Tất cả các phương án đều đúng

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Tất cả các phương án đều đúng

Đối tượng trẻ em bị nhiễm HIV, trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em khuyết tật, trẻ em bị bỏ rơi đều được hưởng chế độ trợ giúp xã hội hằng tháng.

9. Khi người lao động nữ sinh con thì được hưởng những khoản trợ cấp nào?
A. Không được hưởng khoản trợ cấp nào
B. Trợ cấp một lần
C. Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
D. Trợ cấp thay lương và trợ cấp một lần

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: C. Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

Căn cứ vào điểm a khoản 1 điều 39 Luật bảo hiểm xã hội

“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;”

10. Lĩnh vực pháp luật nào sau đây thuộc yếu tố cấu thành của pháp luật an sinh xã hội Việt Nam hiện nay?
A. Pháp luật bảo vệ môi trường
B. Pháp luật ưu đãi xã hội
C. Pháp luật về bảo hiểm nhân thọ
D. Pháp luật về việc làm

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn:  B. Pháp luật ưu đãi xã hội

Pháp luật an sinh xã hội điều chỉnh các nhóm quan hệ cơ bản là (tương ứng với từng lĩnh vực pháp luật)

– Nhóm quan hệ bảo hiểm xã hội

– Nhóm quan hệ ưu đãi xã hội

– Nhóm quan hệ cứu trợ xã hội

11. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động sau thai sản là bao nhiêu?
A. Bằng 25% mức lương cơ sở
B. Bằng 30% mức lương cơ sở
C. Bằng 35% mức lương cơ sở
D. Bằng 40% mức lương cơ sở

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: B. Bằng 30% mức lương cơ sở

Căn cứ Khoản 3 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”

12. Mức phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động là bao nhiêu?
A. 17,5% mức thu nhập người lao động lựa chọn
B. 20% mức thu nhập người lao động lựa chọn
C. 22% mức thu nhập người lao động lựa chọn
D. Mức thu nhập người lao động lựa chọn

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Mức thu nhập người lao động lựa chọn

Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.”

13.  Nguồn tài chính quan trọng nhất để thực hiện chế độ ưu đãi xã hội?
A. Ngân sách nhà nước
B. Quỹ bảo hiểm xã hội
C. Quỹ đền ơn đáp nghĩa
D. Sự ủng hộ, tài trợ của các đơn vị sử dụng lao động

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: A. Ngân sách nhà nước

Nguồn quỹ của ưu đãi xã hội chủ yếu là sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, bên cạnh đó có sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

14.  Trường hợp nào người lao động có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động?
A. Bị tai nạn ngoài giờ làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động
B. Bị tai nạn ngoài nơi làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động
C. Bị tai nạn tại nơi làm việc
D. Tất cả 3 phương án đều đúng

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Tất cả 3 phương án đều đúng

Căn cứ điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”

15. Quan hệ xã hội nào sau đây là quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật an sinh xã hội Việt Nam?
A. Quan hệ về học nghề
B. Quan hệ về bồi thường thiệt hại
C. Quan hệ về bảo hiểm xã hội
D. Quan hệ về việc làm

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: C. Quan hệ về bảo hiểm xã hội

Pháp luật an sinh xã hội điều chỉnh các nhóm quan hệ cơ bản là

– Nhóm quan hệ bảo hiểm xã hội

– Nhóm quan hệ ưu đãi xã hội

– Nhóm quan hệ cứu trợ xã hội

16. Đối tượng nào sau đây là đối tượng được hưởng chế độ trợ giúp xã hội?
A. Trẻ em dưới 16 tuổi
B. Trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cha hoặc mẹ
C. Người khuyết tật
D. Người cao tuổi

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Hướng dẫn: B. Trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cha hoặc mẹ

Đối tượng hưởng cứu trợ xã hội là những người gặp rủi ro, bất hạnh mà bản thân họ không có đủ điều iện để lo liệu cuộc sống bao gồm: người nghèo, người cao tuổi cô đơn, người tàn tật, người gặp thiên tai, hỏa hoạn, trẻ mồ côi.

17. Đối tượng nào sau đây không phải là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
A. Cán bộ, công chức
B. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
C. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
D. Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 01 tháng

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn:  D. Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 01 tháng

Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng mới thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

18. Nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc quan trọng nhất của Luật An sinh xã hội Việt Nam?
A. Bảo đảm bình đẳng trong chế độ an sinh xã hội
B. Bảo đảm sự thỏa thuận hợp pháp giữa các bên chủ thể trong quan hệ an sinh xã hội
C. Nhà nước thống nhất quản lý về an sinh xã hội
D. Thủ tục thực hiện an sinh xã hội phải nhanh chóng, thuận tiện

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: C. Nhà nước thống nhất quản lý về an sinh xã hội

Cơ sở của nguyên tắc này nằm ngay chính ở chức năng xã hội của Nhà nước. Nhà nước, người chủ sở hữu cao nhất, đồng thời là người chủ sử dụng lao động lớn nhất, người đại diện cho toàn xã hội phải là người thống nhất quản lý toàn bộ lĩnh vực an sinh xã hội. Là người chủ sở hữu lớn nhất, Nhà nước còn trực tiếp đóng góp hoặc hỗ trợ vào nguồn thực hiện các chế độ an sinh xã hội

19. Chủ thể nào trong các chủ thể sau đây KHÔNG có quyền hưởng an sinh xã hội?
A. Người lao động
B. Người có công với cách mạng
C. Người khuyết tật
D. Người Việt Nam định cư bất hợp pháp ở nước ngoài

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Người Việt Nam định cư bất hợp pháp ở nước ngoài

Ngoại trừ trường hợp người Việt Nam định cư bất hợp pháp ở nước ngoài, các trường hợp người lao động, người có công với cách mạng, người khuyết tật đều là chủ thể có quyền hưởng an sinh xã hội.

20. Định nghĩa nào là ĐÚNG về bảo hiểm xã hội:
A. Là loại hình bảo hiểm có tính chất kinh doanh
B. Là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập
C. Là loại hình bảo hiểm mà người tham gia không cần đóng những vẫn được hưởng mức bảo hiểm do Nhà nước quy định
D. Tất cả đều đúng

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: B. Là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập

Căn cứ khoản 1 điều 3 luật bảo hiểm xã hội 2014: “1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

21. Căn cứ nào sau đây là căn cứ quan trọng nhất đẻ xác định mức trợ cấp bảo hiểm xã hội?
A. Người lao động nghỉ việc
B. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội
C. Thời gian làm việc cho người sử dụng lao động
D. Mức suy giảm khả năng lao động của người lao động

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: B. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ Khoản 1, khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”

22. Nội dung nào sau đây là nội dung quan trọng nhất thể hiện tính chất bắt buộc của loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc?
A. Chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội
B. Phương thức đóng phí đóng bảo hiểm xã hội
C. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội
D. Tuổi đời

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn:  A. Chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

23. Nguồn nào sau đây là nguồn chủ yếu hình thành quỹ bảo hiểm xã hội?
A. Nhà nước đóng góp
B. Người lao động đóng góp
C. Người sử dụng lao động đóng góp
D. Người sử dụng lao động và người lao động đóng góp

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Người sử dụng lao động và người lao động đóng góp

Căn cứ khoản 4 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“4. Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.”

24. Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi người bị tai nạn lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
A. Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc
B. Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động
C. Trên tuyến đường đi và về từ nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý
D. Tất cả các trường hợp trên

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Tất cả các trường hợp trên

Căn cứ khoản 1 điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.”

25. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai tối thiểu mấy lần?
A. 4 lần
B. 5 lần
C. 6 lần
D. 7 lần

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: B. 5 lần

Căn cứ khoản 1 điều 32 luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.”

26. Điều kiện để người lao động hưởng chế độ ốm đau?
A. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế ; Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và phải có xác nhận cơ sở y tế
B. Bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác
C. Có con dưới mười tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và phải có xác nhận của cơ sở y tế
D. Bị ốm đau, tai nạ rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế ; Có con dưới sáu tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và phải có xác nhận cơ sở y tế

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: A. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế ; Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và phải có xác nhận cơ sở y tế

Căn cứ điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”

27. Mức trợ cấp một lần khi người lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi là bao nhiêu?
A. Một tháng lương đóng bảo hiểm
B. Hai tháng lương cơ sở
C. Hai tháng lương đóng tháng lương cơ sở bảo hiểm
D. Một tháng lương cơ sở

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: B. Hai tháng lương cơ sở

Căn cứ điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”

28. Trách nhiệm nào sau đây không là trách nhiệm của người lao động trong quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội?
A. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
B. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.
C. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội
D. Thực hiện chi trả chế độ bảo hiểm xã hội

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Thực hiện chi trả chế độ bảo hiểm xã hội

Căn cứ điều 19 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 19. Trách nhiệm của người lao động

1. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.

3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.”

29. Trong các quyền sau đây, quyền nào là quyền của người sử dụng lao động trong quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội?
A. Khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật
B. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội
C. Tham gia tuyên truyền pháp luật về bảo hiểm xã hội
D. Thực hiện chi trả chế độ bảo hiểm xã hội

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn:  A. Khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật

Căn cứ điều 20 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 20. Quyền của người sử dụng lao động

1. Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.”

30. Trong các trách nhiệm sau đây, trách nhiệm nào là trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội trong các quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội?
A. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với bảo hiểm y tế
B. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với quỹ bảo hiểm y tế
C. Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội thoe quy định của pháp luật
D. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: C. Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật

Căn cứ khoản 3 Điều 23 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội

3. Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.”

31. Điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con?
A. Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
B. Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
C. Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 10 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
D. Lao động nữ đang tham gia BHXH

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: A. Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”

32. Thời gian nghỉ chế độ thai sản khi sinh con theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là bao nhiêu tháng?
A. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng
B. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được
nghỉ them 01 tháng
C. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng
D. Tất cả các phương án trên đều đúng

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Tất cả các phương án trên đều đúng

Căn cứ điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

33. Mức suy giảm khả năng lao động tối thiểu là bao nhiêu (%) thì mới được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng?
A. 21%
B. 31%
C. 5%
D. 12%

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: C. 5%

Căn cứ khoản 2 Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”

34.  Người lao động được hưởng trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động trong trường hợp nào sau đây?
A. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%
B. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 31%
C. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 29%

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn A. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%

Căn cứ khoản 1 điều 46 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 46. Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.”

35. Người lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng khi bị tai nạn lao động trong trường hợp nào sau đây?
A. Người lao động bị suy giảm 5% khả năng lao động
B. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 81%
C. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên
D. Tất cả các phương án trên đều sai

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: C. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên

Căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật bảo hiểm xã hội:

“Điều 47. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.”

36. Người lao động bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp phục vụ trong trường hợp nào sau đây?
A. Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
B. Bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt
C. Bị cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần
D. Tất cả các phương án trên đều đúng

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Tất cả các phương án trên đều đúng

“Điều 50. Trợ cấp phục vụ

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 47 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.”

37. Đối tượng nào trong các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng không được nhân trợ cấp mai táng?
A. Cán bộ, công chức, viên chức đang đóng bảo hiểm xã hội
B. Người lao động đã nghỉ hưu
C. Người lao động đã thanh toán bảo hiểm xã hội một lần
D. Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: C. Người lao động đã thanh toán bảo hiểm xã hội một lần

Căn cứ: Khoản 1 điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 66. Trợ cấp mai táng

1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:

a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;

b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.”

38. Chế độ nào sau đây là chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện?
A. Chế độ bảo hiểm thai sản
B. Chế độ bảo hiểm đau ốm
C. Chế độ tử tuất
D. Chế độ trợ cấp thất nghiệp

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: C. Chế độ tử tuất

Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội 2014 theo đó thì chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

“2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.”

39. Trong các điều kiện sau đây, điều kiện nào là điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng của bảo hiểm xã hội tự nguyện?
A. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên
B. Nam, nữ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên
C. Nam, nữ đủ 15 nam đóng bảo hiểm xã hội trở lên
D. Nam, nữ đủ 15 nam đóng bảo hiểm trở lên, trong đó có ít nhất 5 năm làm công việc nặng nhọc, đọc hai, nguy hiểm trở lên

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: A. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên

Căn cứ Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 73. Điều kiện hưởng lương hưu

1.  Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.”

40. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu là bao nhiêu (%), khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần?

A. 65%

B.75%

C.85%

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: B.75%

Căn cứ khoản 1 điều 75 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 75. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.”

41. Câu nào sau đây đúng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện?

A. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì không được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

B. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 65%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

C. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết thời điểm hưởng lương hưu

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: C. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết thời điểm hưởng lương hưu

Căn cứ Khoản 2 Điều 76 Luật bảo hiểm xã hội:

“Điều 76. Thời điểm hưởng lương hưu

1. Thời điểm hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại Điều 72 của Luật này được tính từ tháng liền kề sau tháng người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 73 của Luật này.

2. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.”

42. Các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội gồm?

A.  Quỹ hưu trí và tử tuất.

B. Quỹ ốm đau và thai sản; Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;  Quỹ hưu trí và tử tuất.

C. Quỹ ốm đau và thai sản; Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: B. Quỹ ốm đau và thai sản; Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;  Quỹ hưu trí và tử tuất.

Căn cứ Điều 83 Luật bảo hiểm xã hội

“Điều 83. Các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội

1. Quỹ ốm đau và thai sản.

2. Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Quỹ hưu trí và tử tuất.”

43. Đâu không phải là nguồn của quỹ bảo hiểm xã hội?

A. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.

B. Hỗ trợ của Nhà nước.

C. Người sử dụng lao động đóng theo quy định

D. Không có phương án nào

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Không có phương án nào

Căn cứ điều 82 Luật bảo hiểm xã hội

“Điều 82. Các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội

1. Người sử dụng lao động đóng theo quy định tại Điều 86 của Luật này.

2. Người lao động đóng theo quy định tại Điều 85 và Điều 87 của Luật này.

3. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.

4. Hỗ trợ của Nhà nước.

5. Các nguồn thu hợp pháp khác.”

44. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định pháp luật vào quỹ hưu trí và tử tuất là bao nhiêu phần trăm?

A. 14%

B. 15%

C. 16%

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: A. 14%

Căn cứ điểm c khoản 1 điều 86 luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.”

45. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định pháp luật vào quỹ ốm đau và thai sản là bao nhiêu phần trăm?

A. 3%

B. 4%

C. 5%

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: A. 3%

Căn cứ vào điểm a khoản 1 điều 86 luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản”

46. Có bao nhiêu loại hình bảo hiểm xã hội?

A. 2

B. 3

C. 4

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: B. 3

Các loại hình bảo hiểm xã hội bao gồm:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện

– Bảo hiểm thất nghiệp

47. Đâu là quyền của tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong bảo hiểm xã hội?

A. Khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động

B. Giám sát và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội

C. Yêu cầu cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội của người lao động

D. Tất cả các phương án trên

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: B. Giám sát và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 15 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

 “Điều 15. Quyền và trách nhiệm của tổ chức đại diện người sử dụng lao động

1. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội;

b) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

Những đáp án còn lại là quyền của Tổ chức công đoàn được quy định tại khoản 1 điều 14 Luật bảo hiểm xã hội 2014

48. Đâu là trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong bảo hiểm xã hội?

A. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người lao động;

B. Tham gia thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội;

C. Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

D. Tất cả các phương án trên

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Tất cả các phương án trên

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 14 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 14. Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

2. Tổ chức công đoàn có các trách nhiệm sau đây:

a) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người lao động;

b) Tham gia thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội;

c) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

49. Cơ quan nào sau đây quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội?

A. Chính phủ

B. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

C. Ủy ban nhân dân các cấp

D. Tất cả các phương án trên

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Tất cả các phương án trên

Căn cứ vào Điều 8 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 8. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.

5. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.”

50. Đâu là nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội?

A. Quản lý về phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.

B. Thực hiện công tác thống kê về bảo hiểm xã hội.

C. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.

D. Tất cả các phương án trên

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Tất cả các phương án trên

Căn cứ vào Điều 7 luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

1. Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội.

2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.

4. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.

5. Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.

6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

7. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.”

51. Người lao động được hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp nào sau đây?

A. Đang hưởng lương hưu;

B. Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

C. Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

D. Tất cả các phương án trên

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Tất cả các phương án trên

Căn cứ khoản 4 điều 18 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 18. Quyền của người lao động

4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:

a) Đang hưởng lương hưu;

b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.”

52. Định kỳ bao nhiêu tháng người lao động được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội?

A. 4 tháng

B. 5 tháng

C. 6 tháng

D. 7 tháng

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: C. 6 tháng

Căn cứ Khoản 7 Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 18. Quyền của người lao động

7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.”

53. Định kỳ bao nhiêu tháng cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn cho cơ quan bảo hiểm xã hội?

A. 4 tháng

B. 5 tháng

C. 6 tháng

D. 7 tháng

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: C. 6 tháng

Căn cứ Khoản 5 Điều 22 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 22. Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội

5. Định kỳ 06 tháng được cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn.”

54. Trong trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà chết sau khi sinh con thì đối tượng nào được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ?

A. Cha của đứa bé

B. Mẹ của người mẹ

C. Cha của người mẹ

D. Người nuôi dưỡng đứa bé

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: A. Cha của đứa bé

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội:

“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

4. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này”

55. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ bao nhiêu tháng tuổi?

A. 4 tháng

B. 5 tháng

C. 6 tháng

D. 7 tháng

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: C. 6 tháng

Căn cứ Khoản 2 Điều 35 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 35. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.”

56. Câu nào sau đây không đúng?

A. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

B. Thời gian hưởng chế độ thai sản của người mẹ khi sinh con tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

C. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: C. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Căn cứ khoản 2 điều 37 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 37. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

2. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

57. Trong trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng bao nhiêu lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con?

A. 01

B. 02

C. 03

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: B. 02

Căn cứ điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”

58. Mức hưởng một ngày bằng bao nhiêu (%) mức lương cơ sở nếu người lao động nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình do bệnh nghề nghiệp?

A. 15%

B. 25%

C. 35%

D. 45%

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: B. 25%

Căn cứ Khoản 2 Điều 52 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 52. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.”

59. Mức tối đa lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định là bao nhiêu phần trăm mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật?

A. 55%

B. 65%

C. 75%

D. 85%

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: C. 75%

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 74 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 74. Mức lương hưu hằng tháng

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.”

60. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội để?

A. Chi trả chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động

B. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội

C. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu

D. Tất cả các phương án trên

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn:  D. Tất cả các phương án trên

Căn cứ Điều 84 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 84. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội

1. Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Chương III và Chương IV của Luật này.

2. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

3. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 90 của Luật này.

4. Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

5.  Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 của Luật này.

61.  Viên chức hằng tháng đóng bằng bao nhiêu (%) mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất?

A. 5%

B. 6%

C. 7%

D. 8%

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. 8%

Căn cứ Khoản 1 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.”

Cán bộ, công chức, viên chức là đối tượng được quy định tại điểm c khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội.

62. Việc tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có lẻ được tính là nửa năm khi có thời gian là?

A. Từ 01 tháng đến 04 tháng

B. Từ 01 tháng đến 05 tháng

C. Từ 01 tháng đến 06 tháng

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: C. Từ 01 tháng đến 06 tháng

Căn cứ điểm a khoản 7 điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“7.Việc tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ được tính như sau:

a) Từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm;”

63. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đủ điều kiện theo pháp luật quy định là bao nhiêu (%) vào quỹ ốm đau và thai sản?

A. 1%

B. 2%

C. 3%

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: C. 3%

Căn cứ điểm a khoản 1 điều 86 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;”

64. Hình thức nào sau đây là hình thức đầu tư của bảo hiểm xã hội?

A. Mua trái phiếu

B. Cho ngân sách nhà nước vay.

C. Cho người sử dụng lao động vay

D. Tất cả các phương án trên

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: B. Cho ngân sách nhà nước vay.

Căn cứ điều 92 luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 92. Các hình thức đầu tư

1. Mua trái phiếu Chính phủ.

2. Gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Cho ngân sách nhà nước vay.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

65. Thẩm quyền quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội thuộc về?

A. Chính phủ

B. Quốc hội

C. Chủ tịch nước

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: A. Chính phủ

Căn cứ Khoản 2 Điều 93 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 93. Cơ quan bảo hiểm xã hội

2. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội.”

66. Đâu không phải là nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội?

A. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện của cơ quan bảo hiểm xã hội về chiến lược, kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt.

B. Quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội.

C.  Báo cáo Chủ tịch nước về tình hình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và kết quả hoạt động hằng năm.

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: C.  Báo cáo Chủ tịch nước về tình hình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và kết quả hoạt động hằng năm.

Căn cứ Khoản 6 điều 95 Luật bảo hiểm xã hội 2014

“6. Hằng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và kết quả hoạt động.” Báo cáo Thủ tướng chính phủ chứ không phải báo cáo chủ tịch nước

67. Bao nhiêu ngày thì cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu?

A. 20

B. 25

C. 30

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: A. 20

Căn cứ điểm a khoản 3 điều 99 luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 99. Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

3. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây:

a) 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu”

68. Cơ quan bảo hiểm xã hội nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp?

A. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

B. Giám đốc bảo hiểm xã hội cấp tỉnh

C. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

D. Tất cả các phương án trên

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Tất cả các phương án trên

Căn cứ Khoản 1 Điều 121 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 121. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

1. Thẩm quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội bao gồm:

a) Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính;

b) Giám đốc bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính;

c) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định thành lập có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính.”

69. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn nào sau đây kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu?

A. 20 ngày

B. 7 ngày

C. 15 ngày

D. 10 ngày

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: B. 7 ngày

Căn cứ điểm b khoản 3 điều 99 luật bảo hiểm xã hôi 2014:

“b) 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu”

70. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn nào sau đây kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội?

A. 20 ngày

B. 7 ngày

C. 15 ngày

D. 10 ngày

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn:  C. 15 ngày

Căn cứ điểm c khoản 1 điều 99 luật bảo hiểm xã hội 2014:

“c) 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phức tạp thì không quá 45 ngày. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”

CHƯƠNG III: ƯU ĐÃI XÃ HỘI 

1. Đối tượng nào sau đây chết do vết thương tái phát được công nhận là liệt sĩ?
A. Thương binh chết vì vết thương tái phát
B. Bệnh binh chết vì bệnh tật tái phát
C. Người thuộc lực lượng vũ trang chết trong thời gian điều trị bệnh lần đầu do vết thương
chiến tranh tái phát
D. Thanh niên xung phong chết vì vết thương tái phát

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: A. Thương binh chết vì vết thương tái phát

Căn cứ điểm l Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14 

“Điều 14. Điều kiện công nhận liệt sĩ

1. Người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân thì được cơ quan có thm quyn xem xét công nhận là liệt sĩ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

l) Do vết thương tái phát là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh này có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, có bệnh án điều trị yết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện trở lên và biên bản kiểm thảo tử vong;

2. Đối tượng nào sau đây KHÔNG được hưởng chế độ ưu đãi xã hội?
A. Cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng
B. Cha đẻ, mẹ đẻ
C. Con
D. Vợ hoặc chồng

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: A. Cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14:

“Điều 3. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.”

3. Đối tượng nào sau đây không phải là đối tượng hưởng ưu đãi người có công với cách mạng?  
A. Bà mẹ Việt Nam anh hùng
B. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
C. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
D. Thanh niên xung phong

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Thanh niên xung phong

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14:

“Điều 3. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

1. Người có công với cách mạng bao gm:

a) Người hoạt đng cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c) Liệt sĩ;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;

h) Bệnh binh;

i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

m) Người có công giúp đỡ cách mạng.

4. Trong các đối tượng sau đây, đối tượng nào là thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi xã hội?
A. Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ
B. Cha vợ hoặc cha chồng
C. Mẹ vợ hoặc mẹ chồng
D. Người mà người có công trực tiếp nuôi dưỡng

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Người mà người có công trực tiếp nuôi dưỡng

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14:

“Điều 3. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.”

5. Nguồn ưu đãi xã hội được hình thành từ chủ yếu từ nguồn nào trong các nguồn sau đây?
A. Ngân sách nhà nước và sự ủng hộ của cộng đồng xã hội
B. Nguồn đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động
C. Nguồn đóng góp của cá nhân tỏng và ngoài nước
D. Nguồn đóng góp từ các tổ chức, doanh nghiệp

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: A. Ngân sách nhà nước và sự ủng hộ của cộng đồng xã hội

Nguồn quỹ của ưu đãi xã hội chủ yếu là sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, bên cạnh đó có sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

6. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm riêng và quan trọng nhất của quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội?
A. Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội không cần phải có đóng góp đặc biệt đối với đất nước
B. Quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội được thiết lập nhằm mục đích tương trợ cộng đồng
C. Quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội được thiết lập nhằm mục đích thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với người có đóng góp công sức, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì sự nghiệp xây dựng đất nước
D. Quyền lợi hưởng ưu đãi xã hội rất phong phú, đa dạng

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn:  C. Quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội được thiết lập nhằm mục đích thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với người có đóng góp công sức, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì sự nghiệp xây dựng đất nước

Chủ thể tham gia quan hệ một bên là nhà nước và một bên là những người có công với cách mạng hoặc thân nhân gia đình họ.

7. Chế độ ưu đãi nào sau đây đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng?

A. Trợ cấp hằng tháng bằng 03 lần mức chuẩn.

B. Phụ cấp hằng tháng.

C. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

D. Tất cả các phương án trên.

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Tất cả các phương án trên.

Căn cứ điều 18 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14:

“Điều 18. Chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng

1. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ quy định tại các khoản 1, 2, 4, 6, 7, 8 và 9 Điều 16 của Pháp lệnh này.

2. Trợ cấp hằng tháng bằng 03 lần mức chuẩn.

3. Phụ cấp hằng tháng.

4. Trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình.

5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

6. Nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa hoặc hỗ trợ cải thiện nhà ở quy định tại điểm e khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.”

8. Có bao nhiêu chế độ ưu đãi đối với thân nhân của Bà mẹ Việt Nam anh hùng?

A. 3

B. 4

C. 5

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: B. 4

Căn cứ điều 19 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14:

“Điều 19. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của Bà mẹ Việt Nam anh hùng

1. Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

2. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưng khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng chết.

3. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng chết

4. Bảo hiểm y tế đối với người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình.”

9. Đâu là chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ?

A. Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.

B. Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ

C. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần đối với người có công nuôi liệt sĩ.

D. Tất cả các phương án trên

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn:  D. Tất cả các phương án trên

Căn cứ vào Điều 16 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14.

10. Đâu là chế  độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến?

A. Trợ cấp hằng tháng.

B. Bảo hiểm y tế.

C. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.

D. Tất cả các phương án trên

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn:  D. Tất cả các phương án trên

Căn cứ Điều 21 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14.

“Điều 21. Chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến

1. Trợ cấp hằng tháng.

2. Bảo hiểm y tế.

3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.

4. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.”

11. Đâu là chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh?

A. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần

B. Bảo hiểm y tế.

C. Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh;

D. Tất cả các phương án trên

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Tất cả các phương án trên

Căn cứ điều 24 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14 thì Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; Bảo hiểm y tế; Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh đều là các chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

12. Đâu là chế độ ưu đãi đối với thân nhân bệnh binh?

A. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

B. Bảo hiểm y tế trong mọi trường hợp

C. Cả A và B

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: A. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

Căn cứ khoản 5 điều 28 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14:

Điều 28. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của bệnh binh

5. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.”

13. Chế độ nào sau đây là độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày?

A. Tặng Kỷ niệm chương.

B. Bảo hiểm y tế.

C. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.

D. Tất cả các phương án trên

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Tất cả các phương án trên

Căn cứ Điều 33 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14:

“Điều 33. Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày

1. Tặng Kỷ niệm chương.

2. Trợ cấp hằng tháng.

3. Bảo hiểm y tế.

4. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.

5. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, e và g khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.”

14. Đâu là chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày?

A. Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày chết mà chưa được hưởng chế độ.

B. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

C. Cả A và B

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn:  C. Cả A và B

Căn cứ Điều 34 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14:

“Điều 34. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày

1. Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày chết mà chưa được hưởng chế độ.

2. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

3. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.”

15. Đâu là chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế?

A. Trợ cấp một ln.

B. Bảo hiểm y tế.

C. Cả A và B

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: C. Cả A và B

Căn cứ Điều 36 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14:

“Điều 36. Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế

1. Trợ cấp một ln.

2. Bảo hiểm y tế.

3. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.”

CHƯƠNG IV: CỨU TRỢ XÃ HỘI 

1. Chủ thể nào sau đây là chủ thể chủ yếu thực hiện chế độ trợ giúp xã hội?
A. Các cá nhân trong và ngoài nước
B. Các cơ quan, tổ chức của nhà nước
C. Các đơn vị sử dụng lao động
D. Nhà nước

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Nhà nước

Cứu trợ xã hội là một trong những vấn đề được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm, thông qua việc ban hành hàng loạt các văn bản tạo hành lang pháp lý cho hoạt động cứu trợ được thực hiện trên thực tế. Có thể nói Nhà nước là chủ thể chủ yếu thực hiện chế độ trợ giúp xã hội, ngoài ra còn các cá nhân trong và ngoài nước, cơ quan tổ chức nhà nước và các đơn vị sử dụng lao động.

2. Đối tượng tham gia quan hệ cứu trợ xã hội bao gồm?

A. Nhà nước, tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước.

B. Nhà nước, tổ chức trong và ngoài nước

C. Nhà nước, cá nhân trong và ngoài nước

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: A. Nhà nước, tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước.

Đối tượng tham gia quan hệ cứu trợ xã hội bao gồm Nhà nước, tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước.

3. Pháp luật cứu trợ xã hội là?

A. Là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định các đối tượng, điều kiện, chế độ trợ cấp cụ thể và trách nhiệm của nhà nước cộng đồng trong việc góp phần bảo đảm và ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội gặp rủi ro, khó khăn, bất hạnh.

B. Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, xác định quyền và nghĩa vụ của nhà nước, cá nhân trong việc hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho các thành viên xã hội gặp khó khăn trong cuộc sống, đền đáp công lao đối với người có công với đất nước.

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: A. Là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định các đối tượng, điều kiện, chế độ trợ cấp cụ thể và trách nhiệm của nhà nước cộng đồng trong việc góp phần bảo đảm và ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội gặp rủi ro, khó khăn, bất hạnh.

Pháp luật cứu trợ xã hội là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định các đối tượng, điều kiện, chế độ trợ cấp cụ thể và trách nhiệm của nhà nước cộng đồng trong việc góp phần bảo đảm và ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội gặp rủi ro, khó khăn, bất hạnh.

4. Đâu là đặc trưng cơ bản của pháp luật cứu trợ xã hội?

A. Đối tượng tham gia qua hệ cứu trợ xã hội bao gồm nhà nước, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

B. Đối tượng hưởng cứu trợ xã hội là mọi thành viên trong xã hội khi có các sự kiện pháp lý xảy ra do nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau

C. Mức hưởng trợ cấp phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của từng đối tượng, mức độ rủi ro mà không tính đến sự đóng góp của đối tương thụ hưởng.

D. Tất cả các phương án trên

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Hướng dẫn: D. Tất cả các phương án trên

Pháp luật cứu trợ xã hội gồm 4 đặc trưng cơ bản gồm

– Đối tượng tham gia qua hệ cứu trợ xã hội bao gồm nhà nước, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

– Đối tượng hưởng cứu trợ xã hội là mọi thành viên trong xã hội khi có các sự kiện pháp lý xảy ra do nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau

– Mức hưởng trợ cấp phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của từng đối tượng, mức độ rủi ro mà không tính đến sự đóng góp của đối tương thụ hưởng.

– Tính chất của trợ cấp cứu trợ xã hội mang tính linh hoạt, đa dạng phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, phụ thuộc vào sự ủng hộ, đóng góp của cá nhân, tổ chức cộng đồng tại thời điểm trợ cấp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *