Luật Hành chính: Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm theo chương (có đáp án)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM  MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

CHƯƠNG 1: LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Câu 1: Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật hành chính là:

  1. Phương pháp thỏa thuận
  2. Phương pháp mệnh lệnh đơn phương
  3. Cả A, B đúng


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. Phương pháp mệnh lệnh đơn phương. Do quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ “ quyền lực – phục tùng ” giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó nên phương pháp điều chỉnh của nó là mệnh lệnh đơn phương.

Câu 2: Luật hành chính điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa:

  1. Các cơ quan hành chính với nhau
  2. Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
  3. Giữa cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân
  4. Cả A,B,C đúng


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d.Cả A,B,C đúng

Câu 3: Luật hành chính là:

  1. Hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
  2. Hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
  3. Hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

c.Hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Câu 4: Luật hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam:

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

a. Đúng. Vì luật hành chính có đối tượng điều chỉnh riêng, phương pháp điều chỉnh riêng, nguyên tắc hoạt động riêng và nguồn luật riêng.

Câu 5: Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là:

  1. Các cơ quan hành chính nhà nước
  2. Các cán bộ nhà nước có thẩm quyền
  3. Các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý
  4. Cả A,B,C đúng


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Cả A,B,C đúng.

Câu 6: Nội dung của những quan hệ quản lý hành chính nhà nước:

  1. Trực tiếp phục vụ các nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân
  2. Xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính
  3. Hoạt động kiểm tra giám sát đối với việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  4. Cả A,B,C đúng.


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Cả A,B,C đúng.

Câu 7: Điểm khác biệt cơ bản giữa Luật hành chính và Luận dân sự:

  1. Đối tượng điều chỉnh
  2. Phương pháp điều chỉnh
  3. Phạm vi điều chỉnh


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b.Phương pháp điều chỉnh. Vì phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn phương còn phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự là bình đẳng, thỏa thuận.

Câu 8: Văn bản quy phạm pháp luật hành chính chỉ được ban hành bởi một cơ quan nhà nước:

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. Sai. Vì văn bản quy phạm pháp luật hành chính còn được ban hành bởi nhiều cơ quan nhà nước hoặc một cơ quan nhà nước phối hợp với một cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.

Câu 9: Chủ thể quản lý hành chính nhà nước có thể là cá nhân nước ngoài:

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

 a. Đúng. Vì trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước rất rộng, nó diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy để tiến hành quản lý nhà nước thì nhà nước có thể trao quyền cho một số cá nhân trong đó có cá nhân nước ngoài.

Câu 10: Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước:

  1. Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước;
  2. Nguyên tắc nhân dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước;
  3. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
  4. Cả A,B,C đúng


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Cả A,B,C đúng

Câu 11: Chủ thể quản lý hành chính Nhà nước là:

  1. Chỉ bao gồm cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức được trao quyền quản lý hành chính Nhà nước
  2. Công dân Việt Nam
  3. Cán bộ, công chức được nhà nước trao quyền quản lý hành chính Nhà nước
  4. Bao gồm cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền.


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Bao gồm cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ có thẩm quyền và các tổ chức. cá  nhân được nhà nước trao quyền.

Câu 12: Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước bao gồm:

  1. Nghị định của Chính phủ
  2. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
  3. Thông tư của Bộ trưởng
  4. Cả A,B,C đúng


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Cả a,b,c đúng

Câu 13: Phương pháp quyền uy phục tùng:

  1. Là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của Luật hành chính
  2. Là phương pháp điều chỉnh duy nhất của Luật hành chính
  3. Xuất phát từ hoạt động mang tính quyền lực nhà nước chỉ của cơ quan nhà nước.
  4. Hoàn toàn không thích hợp với nền hành chính phục vụ.


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

a. Là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của Luật hành chính

CHƯƠNG II: QUY PHẠM VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

Câu 1: Mọi quy phạm pháp luật do cơ quan hành chính ban hành đều là quy phạm pháp luật hành chính:

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

a. Đúng. Vì trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước phải thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, để thực hiện được chức năng thi hành Hiến pháp, Luật,… Cơ quan hành chính Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật hành chính nhằm hướng dẫn thi hành, tổ chức thực hiện luật.

Câu 2: Đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính là:

  1. Là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của Nhà nước
  2. Là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người về tính hợp pháp.
  3. Chủ yếu do cơ quan hành chính nhà nước ban hành
  4. Cả A,B,C đúng


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Cả A,B,C đúng.

Câu 3: Chủ thể có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính Nhà nước:

  1. Quốc hội
  2. Bộ công an
  3. Ủy ban thường vụ quốc hội
  4. Cả A,B,C đúng


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Cả A,B,C đúng. Vì cơ quan có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính là cơ quan lập pháp và các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Cơ quan lập pháp gồm Quốc hội và Ủy ban thường vụ quốc hôi, cơ quan quản lý hành chính nhà nước thì gồm cả Bộ công an.

Câu 4: Quy phạm pháp luật hành chính:

  1. Chỉ được ban hành bởi cơ quan hành chính nhà nước
  2. Luôn xác định rõ cả thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt hiệu lực
  3. Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

c. Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước.

Câu 5: Quan hệ pháp luật giữa cơ quan hành chính nhà nước và cá nhân:

  1. luôn là quan hệ pháp luật hành chính
  2. có thể là quan hệ pháp luật dân sự
  3. có thể là quan hệ pháp luật tố tụng
  4. Cả B,C đúng


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Cả B,C đúng. Vì không phải lúc nào quan hệ này cũng là quan hệ pháp luật hành chính mà có quan hệ cơ quan hành chính Nhà nước tham gia là quan hệ pháp luật dân sự, hoặc tố tụng hành chính. Ví dụ: cơ quan hành chính Nhà nước đi thuê trụ sở tạm thời khi chia tách tỉnh hoặc huyện, hay quyết định hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước bị khởi kiện đến TAND thì cơ quan hành chính Nhà nước tham gia với tư cách người bị kiện trong tố tụng hành chính.

Câu 6: Quan hệ thủ tục là quan hệ pháp luật hành chính:

  1. trong đó không có sự phát sinh quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên
  2. có sự phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên
  3. chỉ phát sinh quyền và nghĩa vụ khi có yêu cầu của các bên


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. có sự phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Vì thực tế một số quan hệ thủ tục vẫn làm tiền đề để làm phát sinh quyền nghĩa vụ của các bên, ví dụ: thủ tục Đăng ký kết hôn giữa A và B.

Câu 7: Người có thẩm quyền áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hành chính:

  1. Cơ quan nhà nước
  2. Mọi công dân
  3. Cơ quan hành chính nhà nước
  4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

c. Cơ quan hành chính nhà nước. Vì văn bản quy phạm pháp luật hành chính được ban hành để giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hành chính nên cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền áp dụng

Câu 8: Chủ thể quản lý hành chính nhà nước chỉ tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính:

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. Sai. Vì họ có thể tham gia các quan hệ pháp luật khác như dân sự, hình sự.

Câu 9: Tập quán có thể được sử dụng để giải quyết trong quan hệ pháp luật hành chính:

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. Sai. Vì chỉ có quy phạm pháp luật mới là nguồn duy nhất của pháp luật hành chính Việt Nam.Chỉ có những văn bản quy phạm pháp luật mới tạo ra tiền đề cần thiết cho việc thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa – một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lí hành chính nhà nước. Tập quán không phải nguồn của luật hành chính bởi nó thiếu tính chặt chẽ và ổn định tương đối của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa đòi hỏi, hay như trong công tác quản lý nhà nước.

Câu 10: Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là:

  1. Quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các bên tham gia
  2. Quyền của các bên tham gia
  3. Nghĩa vụ của các bên tham gia


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

a. Quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các bên tham gia

Câu 11: Một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải được sử dụng quyền lực nhà nước:

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

a. Đúng. Vì quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ quản lý hành chính nhà nước cho nên một bên tham gia phải được sử dụng quyền lực nhà nước thì mới có thể quản lý được.

Câu 12: Quan hệ nào sau đây là quan hệ pháp luật hành chính:

  1. Quan hệ giữa luật sư bào chữa với thân chủ của mình
  2. Quan hệ giữa Bộ tài chính và Bô tư pháp trong việc kiểm tra sử dụng ngân sách của Bộ Tư Pháp.
  3. Quan hệ mua bán nhà đất giữa Chủ tịch UBND tỉnh A với công dân B
  4. Quan hệ giữa người lao động A và công ty B


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. quan hệ giữa Bộ tài chính và Bô tư pháp trong việc kiểm tra sử dụng ngân sách của Bộ Tư Pháp. Vì đây là quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa hai cơ quan hành chính không có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức.

Câu 13: Cơ sở làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính là:

  1. Quy phạm pháp luật
  2. Sự kiện pháp lý
  3. Năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan
  4. Cả A,B,C đúng


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d.  Cả A,B,C đúng

Câu 14: Quan hệ pháp luật hành chính không hình thành giữa hai công dân:

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. Sai. Vì quan hệ pháp luật hành chính có thể hình thành khi 1 bên sử dụng quyền lực Nhà nước. Ở đây cá nhân công dân có thể là đối tượng được Nhà nước trao quyền quản lý hành chính Nhà nước trong 1 số trường hợp cụ thể. Vì vậy khẳng định trên là sai do vẫn có thể giữa 2 cá nhân công dân đó có 1 bên sử dụng quyền lực Nhà nước trong trường hợp cụ thể đối với công dân còn lại kia để thực hiện việc quản lý hành chính Nhà nước trong trường hợp cụ thể được Nhà nước giao phó.

Câu 15: Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động quản lý hành chính nhà nước:

  1. Hoạt động xử phạt người có hành vi gây rối trật tự tại phiên tòa của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
  2. Hoạt động ra quyết định kỷ luật đối với Thư ký Tòa án của Chánh án
  3. Hoạt động thụ lý hồ sơ vụ án
  4. Hoạt động đăng ký quyền sở hữu xe ô tô được Tòa án mua nhằm mục đích phục vụ các phiên tòa lưu động


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Hoạt động đăng ký quyền sở hữu xe ô tô được Tòa án mua nhằm mục đích phục vụ các phiên tòa lưu động. Vì đây là quan hệ pháp luật mua bán nên nó thuộc về hoạt động dân sự.

Câu 16: Mối quan hệ giữa bộ, cơ quan ngang bộ với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là:

  1. Quan hệ pháp luật hành chính
  2. Quan hệ pháp luật dân sự
  3. Quan hệ pháp luật tố tụng hành chính


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

a. Quan hệ pháp luật hành chính vì đây là hai cơ quan quản lý hành chính nhà nước nên quan hệ giữa các cơ quan này với nhau là quan hệ pháp luật hành chính.

Câu 17: Quan hệ pháp luật hành chính:

  1. Chỉ phát sinh khi có sự đồng ý của hai bên
  2. Là loại quan hệ pháp luật không phát sinh tranh chấp do tính quyền uy của quan hệ
  3. Có thể phát sinh giữa hai công dân
  4. Có thể là quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Có thể là quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau. Ví dụ như quan hệ giữa Chính phủ với bộ thường đề cập nội dung là phân cấp quản lý, chỉ đạo điều hành,…

CHƯƠNG III: Các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước

Câu 1: Những nguyên tắc đặc thù của tố tụng hành chính:

  1. Việc cung cấp chứng cứ là nghĩa vụ của các đương sự.  Tòa án không tiến hành hòa giải đối với các vụ án hành chính. Bảo đảm hiệu lực của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất.
  2. Chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án sau khi đã được cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính giải quyết. Tòa án không tiến hành hòa giải đối với các vụ án hành chính. Bảo đảm hiệu lực của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất.
  3. Chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án sau khi đã được cơ quan Nhà nước, người đã ra quyết định hành chính giải quyết. Việc cung cấp chứng cứ là nghĩa vụ của các đương sự. Bảo đảm hiệu lực của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất.
  4. Chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án sau khi đã được cơ quan nhà nước, người đã quyết định hành chính giải quyết. Việc cung cấp chứng cứ là nghĩa vụ của các đương sự. Tòa án không tiến hành hòa giải đối với các vụ án hành chính. Bảo đảm hiệu lực của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất. 


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án sau khi đã được cơ quan nhà nước, người đã quyết định hành chính giải quyết. Việc cung cấp chứng cứ là nghĩa vụ của các đương sự. Tòa án không tiến hành hòa giải đối với các vụ án hành chính. Bảo đảm hiệu lực của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất.

Câu 2: Nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước là:

  1. Tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính nhà nước có nội dung là các tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước. 
  2. Tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ hành chính nhà nước.
  3. Tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính nhà nước để thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước.


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

a. Tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính nhà nước có nội dung là các tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Câu 3: Các nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước được ghi nhận trong:

  1. Luật hành chính
  2. Hiến pháp
  3. Các văn bản luật, dưới luật
  4. Cả A,B,C đúng


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Cả A,B,C đúng.

Câu 4: Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước chịu sự chi phối của:

  1. Điều kiện về chính trị
  2. Điều kiện về giai cấp
  3. Điều kiện về xã hội
  4. Cả A,B,C đúng


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Cả A, B, C đúng. Vì mặc dù những nội dung thì phản ánh thực tiễn khách quan của quản lý hành chính nhà nước nhưng các nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước lại được ghi nhận thông qua nhận thức chủ quan của con người. Mà nhận thức chủ quan của con người thì được nhận thức thông qua các phương diện chính trị, giai cấp, xã hội.

Câu 5: Các hình thức tham gia vào quản lý hành chính nhà nước của nhân dân lao động gồm:

  1. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước
  2. Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở
  3. Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội
  4. Cả A,B,C đúng


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Cả A,B,C đúng.

Câu 6: Điều 35 Luật tổ chức Chính phủ quy định “ Các quyết định của chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểu quyết…Đây là biểu hiện của nguyên tắc:

  1. Tập trung dân chủ
  2. Thủ trưởng lãnh đạo kết hợp với thủ trưởng
  3. Thủ trưởng lãnh đạo
  4. Tập thể lãnh đạo


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. Thủ trưởng lãnh đạo kết hợp với thủ trưởng

CHƯƠNG IV: HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

Câu 1: Chỉ có hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới là hình thức quản lý hành chính nhà nước.

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. Sai. Vì hình thức quản lý hành chính nhà nước ngoài hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì còn bao gồm cả các hoạt động khác như: ban hành văn bản áp dụng pháp luật, thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý,…

Câu 2: Đâu là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước:

  1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
  2. Ban hành văn bản áp dụng pháp luật
  3. Thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý
  4. Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

a. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Vì các chủ thể quản lý hành chính nhà nước muốn quản lý được thì cần phải dựa vào các quy phạm điều chỉnh các quan hệ, các hành vi và mọi mặt của đời sống xã hội. Nếu không có quy phạm thì sẽ rất khó để quản lý nên ban hành văn bản quy phạm pháp luật là quan trọng nhất, là tiền đề cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Câu 3: Hình thức hoạt động chủ yếu của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là:

  1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
  2. Thực hiện những tác động về nghiệp vụ – kỹ thuật
  3. Ban hành văn bản áp dụng pháp luật
  4. Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

c. Ban hành văn bản áp dụng pháp luật. Vì nhiệm vụ chính của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là việc quản lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến hành chính nhà nước nên bằng việc ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật thì các chủ thể quản lý hành chính nhà nước sẽ giải quyết được những việc cụ thể liên quan đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân trên cơ sở những yêu cầu và điều kiện được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 4: Khi quản lý hành chính nhà nước bằng các hoạt động áp dụng pháp luật khác thì cơ quan quản lý hành chính nhà nước phải ban hành văn bản áp dụng pháp luật:

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. Sai. Vì hình thức hoạt động này được tiến hành khi phát sinh những điều kiện tương ứng đã được định trước trong quy phạm pháp luật nên không phải ban hành văn bản áp dụng pháp luật. Ví dụ: hoạt động đăng ký khai sinh, khai tử thì đã được quy định trong quy phạm pháp luật nên cơ quan quản lý hành chính chỉ việc dựa vào đó mà tiến hành đăng ký.

Câu 5: Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là:

  1. Cách thức thực hiện các chức năng của cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
  2. Cách thức thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
  3. Cách thức tác động của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước lên các đối tượng quản lý.
  4. Cách thức thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhf nước, cách thức tác động của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được hành vi xử sự cần thiết.


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Cách thức thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhf nước, cách thức tác động của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được hành vi xử sự cần thiết.

Câu 6: Phương pháp quản lý hành chính nhà nước bao gồm:

  1. Phương pháp thuyết phục
  2. Phương pháp cưỡng chế
  3. Phương pháp hành chính
  4. Cả A,B,C đúng


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Cả A,B,C đúng

Câu 7: Trường hợp nào sau đây không là hình thức quản lý hành chính nhà nước:

  1. Chính phủ trình dự án luật ra quốc hội
  2. Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép đăng ký kinh doanh
  3. Chủ tịch UBND ra quyết định xử phạt
  4. UBND ban hành quyết định


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

a. Chính phủ trình dự án luật ra quốc hội. Vì hình thức quản lý hành chính nhà nước bao gồm các hoạt động như ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ban hành văn bản áp dụng pháp luật chứ không có hình thức trình dự án luật ra quốc hội.

CHƯƠNG 5: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Câu 1: Thủ tục hành chính là:

  1. Các bước đã xây dựng ra một quy phạm pháp luật hành chính
  2. Các bước để ban hành ra một văn bản áp dụng pháp luật hành chính
  3. Cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

c. Cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước. CSPL: khoản 1 Điều 3 NĐ 63/2010/NĐ – CP.

Câu 2: Chỉ có một thủ tục duy nhất được xây dựng để tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nhà nước

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. Sai. Vì hoạt động quản lý hành chính vô cùng đa dạng, ở mọi lĩnh vực nên không thể có thủ tục hành chính duy nhất mà có rất nhiều thủ tục hành chính khác nhau tương ứng với từng hoạt động quản lý cụ thể.

Câu 3: Thủ tục hành chính được dùng để:

  1. Tổ chức, điều hành các hoạt động nội bộ của bộ máy nhà nước
  2. Trực tiếp giải quyết các công việc liên quan đến quyền, lợi ích của các cá nhân
  3. Trực tiếp giải quyết các công việc liên quan đến quyền, lợi ích của tổ chức trong xã hội
  4. Cả A,B,C đúng

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
d. Cả A,B,C đúng

Câu 4: Thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

a. Đúng. Vì quy phạm pháp luật hành chính bao gồm quy phạm nội dung và quy phạm thủ tục nên quy phạm thủ tục sẽ quy định các thủ tục hành chính.

Câu 5: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền tự đưa ra các quy định về thủ tục hành chính.

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. Sai. Vì hiện nay thẩm quyền quy định thủ tục hành chính tạp trung vào các cơ quan nhà nước ở trung ương. Còn UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ được ra quyết định về các thủ tục hành chính khi được Bộ, ngành trung ương có văn bản ủy quyền.

Câu 6: Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là:

  1. Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính
  2. Chủ thể tham gia thủ tục hành chính
  3. Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia thủ tục hành chính


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

c. Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia thủ tục hành chính.

Câu 7: Thủ tục hành chính bao gồm :

  1. Thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật
  2. Thủ tục giải quyết các công việc cụ thể
  3. Thủ tục hành chính nội bộ
  4. Cả A,B,C đúng


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Cả A,B,C đúng

Câu 8: Thẩm phán chủ toạ phiên toà khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính thì phải áp dụng theo thủ tục hành chính.

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

a. Đúng. Vì đây là hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quyết định này được tiến hành theo thủ tục hành chính được quy định trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

CHƯƠNG VI: QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH

Câu 1: Các quyết định hành chính chỉ được áp dụng thông qua hoạt động quản lý hành chính nhà nước:

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. Sai. Vì quyết định hành chính được áp dụng trong các hoạt động lập pháp, tư pháp. Ví dụ: khi tiến hành xét xử vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên toà có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm nội quy, trật tự của phiên toà.

Câu 2: Tất cả các văn bản Luật đều không phải là quyết định hành chính:

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

a. Đúng. Vì Quyết định hành chính có giá trị pháp lý thấp hơn Luật, là những văn bản dưới Luật nên Luật, Bộ luật sẽ không phải là quyết định hành chính.

Câu 3: Quyết định hành chính chỉ là những quyết định quy phạm.

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. Sai. Vì ngoài ra còn những quyết định chủ đạo và những quyết định cá biệt.

Câu 4: Quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành được áp dụng: 

  1. Chỉ ở trong nước
  2. Có thể ở nước ngoài
  3. Ở cả trong nước và nước ngoài


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

c. Cả ở trong nước và nước ngoài. Vì quyết định hành chính quy phạm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành có thể được áp dụng ở nước ngoài. Ví dụ: Áp dụng hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì công dân Việt Nam phải đến cơ quan ngoại giao (Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của Việt Nam) để thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết khi kết hôn.

Câu 5: Các quyết định hành chính được áp dụng thông qua hoạt động:

  1. Quản lý hành chính nhà nước
  2. Hoạt động lập pháp
  3. Hoạt động tư pháp
  4. Cả A,B,C đúng


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Cả A,B,C đúng. Vì ngoài việc được áp dụng thông qua hoạt động quản lý hành chính là đương nhiên thì quyết định hành chính còn được áp dụng trong các hoạt động lập pháp, tư pháp. Ví dụ: khi tiến hành xét xử vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên toà có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm nội quy, trật tự của phiên toà.

Câu 6: Văn bản nguồn của Luật hành chính luôn là quyết định hành chính:

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

 b. Sai. Vì nguồn của Luật Hành chính còn có thể là quy phạm luật Hiến pháp, quy phạm trong các luật như luật tổ chức chính phủ, luật thanh tra, luật khiếu nại, tố cáo…

Câu 7: Tất cả các văn bản luật đều không phải là quyết định hành chính.

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

a. Đúng. Vì văn bản luật được ban hành theo trình tự thủ tục lập pháp còn quyết định hành chính được ban hành theo trình tự thủ tục hành chính.

Câu 8: Các quyết định hành chính do cơ quan hành chính ban hành đều là đối tượng khởi kiện:

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. Sai. Vì chỉ có các quyết định cá biệt ( Quyết định áp dụng pháp luật) mới là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

Câu 9: Theo luật hành chính Việt Nam, quyết định hành chính được phân chia ra thành bao nhiêu loại căn cứ vào chủ thể ban hành chúng:

  1. Năm loại: QĐHC của Chủ tịch nước, QĐHC của chính phủ, thủ tướng chính phủ, QĐHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, QĐHC của ủy ban nhân dân, QĐHC liên tịch.
  2. Bảy loại: QĐHC của Chủ tịch nước, QĐHC của chính phủ, thủ tướng chính phủ; QĐHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, QĐHC của ủy ban nhân dân; QĐHC của các cơ quan chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân, QĐHC liên tịch, QĐHC của ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao
  3. Sáu loại: QĐHC của Chủ tịch nước, QĐHC của chính phủ, thủ tướng chính phủ; QĐHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, QĐHC của ủy ban nhân dân; QĐHC liên tịch, QĐHC của ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao
  4. Bốn loại: QĐHC của Chủ tịch nước, QĐHC của chính phủ, thủ tướng chính phủ; QĐHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, QĐHC của ủy ban nhân dân; QĐHC liên tịch, QĐHC của ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. Bảy loại: QĐHC của Chủ tịch nước, QĐHC của chính phủ, thủ tướng chính phủ; QĐHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, QĐHC của ủy ban nhân dân; QĐHC của các cơ quan chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân, QĐHC liên tịch, QĐHC của ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Câu 10: Tên gọi khác của quyết định hành chính:

  1. Nghị quyết
  2. Thông tư
  3. Chỉ thị
  4. Cả A,B,C đúng


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Cả A,B,C đúng

Câu 11: Quyết định hành chính được chia thành:

  1. Quyết định chủ đạo và quyết định cá biệt
  2. Quyết định quy phạm và quyết định cá biệt
  3. Quyết định chủ đạo và quyết định quy phạm
  4. Quyết định chủ đạo, quyết định cá biệt và quyết định quy phạm


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Quyết định chủ đạo, quyết định cá biệt và quyết định quy phạm

Câu 12: Quyết định hành chính liên tịch được ban hành bởi:

  1. Một cơ quan nhà nước
  2. Hai cơ quan nhà nước
  3. Nhiều cơ quan nhà nước
  4. Tổ chức xã hội


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

c. Nhiều cơ quan nhà nước

Câu 13: Quyết định hành chính và quyết định của cơ quan lập pháp khác nhau ở:

  1. Chủ thể ban hành
  2. Trình tự, thủ tục ban hành
  3. Tính chất của hai loại quyết định
  4. Cả A,B,C đúng


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Cả A,B,C đúng

CHƯƠNG VII: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

Câu 1: Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước;

  1. Có chức năng quản lý hành chính nhà nước 
  2. Trực tiếp hoặc gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp
  3. Có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc
  4. Cả A,B,C đúng


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Cả A,B,C đúng

Câu 2: Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm

  1. Quốc hội
  2. Bộ và cơ quan ngang bộ
  3. Chính phủ
  4. Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ

Câu 3: Địa vị pháp lý hành chính của các các quan hành chính nhà nước là:

  1. Tổng thể các quyền được trao để quản lý hành chính nhà nước
  2. Tổng thể các nghĩa vụ phải thực hiện để quản lý hành chính nhà nước
  3. Tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính được pháp luật quy định


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

c. Tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính được pháp luật quy định

Câu 4: Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó thủ tướng Chính phủ thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính Phủ:

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. Sai. Vì Chính phủ phải trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức này.

Câu 5: Bộ trưởng có thẩm quyền:

  1. Ban hành thông tư và hướng dẫn thực hiện
  2. Đình chỉ thi hành các văn bản có nội dung trái pháp luật
  3. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính
  4. Cả A,B đúng


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Cả A,B đúng

Câu 6: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp là cơ quan hành chính nhà nước

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. Sai. Vì các cơ quan này chỉ là các cơ quan thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành giúp UBND thực hiện các chức năng quản lý nhà nước.

Câu 7: UBND các cấp là các cơ quan được thành lập do Chính phủ bầu ra

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. Sai. Vì UBND các cấp do HĐND cùng cấp bầu ra

Câu 8: Người có thẩm quyền cách chức Chủ tịch UBND cấp huyện :

  1. Chủ tịch UBND cấp tỉnh
  2. Phó chủ tịch UBND cấp tỉnh
  3. Hội đồng nhân dân tỉnh
  4. Thủ tướng chính phủ


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

a. Chủ tịch UBND cấp tỉnh. CSPL: khoản 2 Điều 22 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015.

Câu 9: Người có thẩm quyền kiến nghị với Thủ tướng chính phủ đình chỉ thi hành Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

  1. Chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
  2. Phó chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
  3. Bộ trưởng
  4. Thứ trưởng


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

c. Bộ trưởng. CSPL: khoản 2 Điều 36 Luật tổ chức Chính phủ 2015.

Câu 10: Người có thẩm quyền đình chỉ thi hành các văn bản có nội dung trái pháp luật đối với văn bản thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý do các bộ, các địa phương ban hành.

  1. Bộ trưởng
  2. Thứ trưởng
  3. Chủ tịch UBND các cấp
  4. Phó chủ tịch UBND các cấp


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

a. Bộ trưởng. CSPL: khoản 2 Điều 36 Luật tổ chức Chính phủ 2015

CHƯƠNG VIII: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Câu 1: Cán bộ là:

  1. Công dân Việt Nam được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ của đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước.
  2. Công dân Việt Nam được phê chuẩn, bổ nhiệm vào ngạch trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội.
  3. Công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ của đơn vị sự nghiệp công lập.
  4. Công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Tổ chức chính trị -xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, huyện và hưởng lương theo ngân sách nhà nước


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Tổ chức chính trị -xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, huyện và hưởng lương theo ngân sách nhà nước.

Câu 2: Công chức là:

  1. Công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập,.. và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
  2. Công dân Việt Nam được bầu cử, bổ nhiệm vào cơ quan nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
  3. Công dân Việt Nam được phê chuẩn giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước, Đảng cộng sản. tổ chức chính trị xã hội.
  4. Công dân Việt Nam được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước, Đảng cộng sản, tổ chức chính trị xã hội.


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

a. Công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập,.. và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Câu 3: Công chức trong bộ máy nhà nước bao gồm:

  1. Công chức trong Văn phòng chủ tịch nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
  2. Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân; công chức trong Bộ, cơ quan ngang bộ; văn phòng chủ tịch nước.
  3. Công chức trong Văn phòng chủ tịch nước, trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.
  4. Công chức trong Văn phòng chủ tịch nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; trong Bộ, cơ quan ngang bộ; trong Bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. Công chức trong Văn phòng chủ tịch nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; trong Bộ, cơ quan ngang bộ; trong Bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.

Câu 4: Chức vụ, chức danh cán bộ làm việc trong cơ quan nhà nước chỉ được xác định theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Quốc hội.

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. Sai. Vì chức danh, chức vụ cán bộ làm việc trong cơ quan nhà nước còn được xác định theo quy định của Luật tổ chức tòa án, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân,…

Câu 5: Người đã chấp hành xong bản án thì vẫn được ứng tuyển vào vị trí công chức.

  1. Đúng
  2. Sai


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

b. Sai. Vì người đã chấp hành xong bản án thì phải được xóa án tích mới được ứng tuyển vào vị trí công chức.

Câu 6: Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đới với cán bộ, công chức:

  1. 2 năm
  2. 5 năm
  3. 3 năm
  4. 2 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách


Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

d. 2 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách. CSPL: khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức.

Tham khảo thêm: https://vienphapluatungdung.vn/acp/post.php?post=102781&action=edit

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *