Luật hành chính và Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính ?

1. Luật hành chính là gì?

Luật hành chính là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thông pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chính những quan hộ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lí hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, các quan hệ xã hội phái sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xãy dựng và ổn định chê độ công tác nội bộ của mình, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân thực hiện hoạt động quán lí hành chính đối với các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định.

Luật hành chính điều chinh toàn bộ những quan hệ quán lí hành chính nhà nước dược thực hiện bời nhà nước hoặc nhán danh nhà nước và dối tượng điều chính cơ bản cùa Luật hành chính là những quan hệ quản lí hình thành trong quá trình hoạt động chấp hành – điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động quản lí hành chính nhà nước được thực hiện thông qua các quan hệ xã hội được các quy phạm của luật hành chính điều chỉnh.
Khái niệm “hoạt động chấp hành và điều hành” có thể được hiểu với nội dung và phạm vi gần như các khái niệm “hoạt động hành pháp”, “hoạt động hành chính – nhà nước” hoặc “hoạt động quản lý nhà nước”.

2. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của nhà nước trong những trường hợp sau:

– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.

– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác (như Tòa án, Viện kiểm sát).

– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

3. Phân loại đối tượng điều chỉnh của luật hành chính

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính gồm ba nhóm lớn:

a) Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.

Đây là đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật hành chính. Thông qua việc thiết lập những quan hộ loại nàv các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng cơ bản của minh. Những quan hộ loại này rất phong phú, chủ yếu là những quan hệ sau:

+ Giữa cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới theo hệ thống dọc (như giữa Chính phủ với ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh) hoặc vơi cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh (như giữa Bộ giáo dục và đào tạo với sở giáo dục và đào lạo thành phố Hải Phòng).

+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp ( Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ); giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chung với cơ quan chuyên môn trực thuộc nó (Chính phủ với các cơ quan chuyên môn của nó như: ban quản lý lăng chủ tịch Hồ Chí Minh; bảo hiểm xã hội Việt Nam; thông tấn xã Việt Nam; học viện chính trị – hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; viện khoa học và công nghệ Việt Nam; viện khoa học xã hội Việt Nam; đài tiếng nói Việt Nam; đài truyền hình Việt Nam hoặc giữa ủy ban nhân dân tỉnh các cơ sở nội vụ, tài chính, lao động thương binh xã hội…)

+ Giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương với cơ quan hành chính có thẩm quyền chung ở cấp tỉnh như: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thông với ủy ban nhân dân cấp tỉnh Cao Bằng; Bộ tài nguyên và môi trường với úy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn…

+ Giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương khác nhau: các bộ, cơ quan ngang bộ với nhau, cơ quan này có một số quyền hạn đối với cơ quan kia trong lĩnh vực quản lí chức năng nhất định song giữa các cơ quan đó không có sự lệ thuộc về mặt tổ chức. Trong các quan hệ loại này, chủ thể quản lí là các cơ quan chuyên môn có chức năng tổng hợp, phụ trách một lĩnh vực chuyên môn như cư quan tài chính, lao động – thương binh và xã hội V.V.. Các cơ quan này có quvền hạn nhất định đôi với các cơ quan chuyên môn khác trong các lĩnh vực chuyên môn mà họ phụ trách (giữa Bộ tài chính với Bộ giáo dục và đào tạo trong việc quản lí ngân sách nhà nước).

+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc cơ quan hành chính ở trung ương đóng tại địa phương đó. Trong quan hệ này thì không có quan hệ về tổ chức nhưng có quan hệ về hoạt động (ủy ban nhân dân quận Đống Đa với Trường đại học luật Hà nội).

+ Giữa cơ quan hành chính với các đơn vị cơ sở trực thuộc như: giữa Bộ tư pháp với Trường Đại học Luật Hà Nội.

+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Các tổ chức kinh tế này phải đặt dưới sự quản lý thường xuyên của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nơi đóng trụ sở như: giữa ủy ban nhân dân huyện với các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp trên địa hàn huyện

+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội như: giữa Chính phủ với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch như: giữa cơ quan có thẩm quyền giải quvết khiếu nại với người khiếu nại.

b) Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác.

Người lãnh đạo và một bộ phận công chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước được trao quyền tiến hành hoạt động tổ chức trong giới hạn cơ quan. Hoạt động này còn được gọi là hoạt động tổ chức nội bộ, khác với hoạt động hướng ra bên ngoài. Để cơ quan nhà nước có thể hoàn thành chức nãng, nhiệm vụ của mình, hoạt động quản lí nội bộ cần được tổ chức tốt, đặc biệt là những hoạt động như kiểm tra nội bộ, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận của cơ quan, công việc vãn phòng, đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết..

Hoạt động tổ chức nội bộ giữ vai trò đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện cần thiết cho các cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng cơ bản của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu cổng tác tổ chức nội bộ vượt quá giới hạn bình thường, nếu bộ máy nhà nước dành quá nhiều thời gian và sức lực cho công tác tổ chức nội bộ, nếu có quá nhiều cơ quan trung gian thì hiệu quả của quản lí giám sát.

Mỗi cơ quan nhà nước có chức năng cơ bản riêng và để hoàn thành chức năng cơ bản của minh các cơ quan nhà nước phải tiến hành những hoạt động quản lí hành chính nhất định.

c) Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Trong thực trạng quản lí hành chính nhà nước, trong nhiều trường hợp, pháp luật có thế trao quyền thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành cho các cơ quan nhà nước khác (không phải là cơ quan hành chính nhà nước), các tổ chức hoặc cá nhân. Hoạt động trao quyền được tiến hành trên cơ sở những lí do khác nhau: chính trị. tổ chức, đảm bảo hiệu quả.. Vì vậy, hoạt động quán lí hành chính nhà nước không chi do các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành.

Hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhàn được trao quyền có tất cả những hậu quả pháp lí như hoạt dộng của cơ quan hành chính nhà nước nhưng chỉ trong khi thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành cụ thể được pháp luật quy định. Hoạt động nào cần được phân biệt rõ với hoạt động cơ bán của cơ quan nhà nước được trao quyền (chính cái đó quy định tính chất của cơ quan và của các mối quan hệ). Xem xét vấn đề từ hướng khác cho thấy cơ quan hành chính nhà nước không chỉ thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành mà còn được uỷ quyền lập pháp và tiến hành hoạt động tài phán trong những trường hợp nhất định.

Như trao quyền cho các nhân, tổ chức trong bộ máy nhà nước như: tòa án nhân dân, thẩm phán chủ tọa phiên tòa…Trao quyền cho cá nhân, tổ chức không phải trong bộ máy nhà nước: chỉ huy tàu bay, tàu biển khi rời sân bay, bến cảng…

Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những nhóm quan hệ xã hội xác định, có đặc tính cơ bản giống nhau và do những quy phạm thuộc ngành luật đó điều chỉnh. Do đó mỗi ngành luật khác nhau sẽ có đối tượng điều chỉnh khác nhau và đây chính là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt các ngành luật với nhau. Để hiểu và phân biệt được Luật hành chính với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải nắm được khái niệm và đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *