1. Đường lối chính trị – pháp lý trong pháp luật về quốc tịch của các nước trên thế giới
Đường lối chính trị – pháp lý của mỗi quốc gia được thể hiện rõ nét trong pháp luật về quốc tịch, được biểu hiện cụ thể ở một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, bằng nhiều cách thức khác nhau, các quốc gia luôn luôn hạn chế hoặc không cho những người có xu hướng chính trị đối lập nhập quốc tịch nước mình.
Chính sách hạn chế hoặc không cho nhập quốc tịch trên cơ sở các điều kiện chính trị được thể hiện trong pháp luật các nước rất khác nhau. Ở phần lớn các nước, chính sách hạn chế, không cho nhập quốc tịch được thể hiện dưới dạng các điều kiện về tư cách đạo đức, về tinh thần chấp hành pháp luật, về thời hạn cư trú hoặc về sức khoẻ (Cộng hoà Pháp, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Thụy Điển…). Có những nước (như Hoa Kỳ) quy định không cho những người có quan điểm đối lập về hệ tư tưởng nhập quốc tịch. Ngoài ra, pháp luật của một số nước còn cho phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền ,được bác đơn xin nhập quốc tịch của một người vì những lý do đặc biệt, cho dù người đó đã có đầy đủ các điều kiện chung do pháp luật quy định.
Thứ hai, pháp luật về quốc tịch phản ánh chính sách dân số của quốc gia.
Ở những nước có tỉ lệ tăng dân số cao thì pháp luật về quốc tịch thường có những quy định chặt chẽ, khắt khe các điều kiện cho nhập quốc tịch nhằm góp phần hạn chế tốc độ gia tăng dân số. Còn đối với các nước có tỉ lệ gia tăng dân số quá thấp thì pháp luật về quốc tịch lại quy định những điều kiện rất thuận lợi cho việc nhập quốc tịch. Điều này có thể nhận thấy rất rõ trong pháp luật vể quốc tịch của các nước như Canada, Australia, Cộng hoà Pháp…
Thứ ba, pháp luật về quốc tịch của tuyệt đại đa số các nước thể hiện khá rõ tính quốc tế của vấn đề quốc tịch. Trong nội dung pháp luật về quốc tịch của các nước thường quy định các giải pháp hoà nhập vào cộng đồng thế giới, thể hiện rõ ở xu hướng công nhận mọi người đều có quyền có quốc tịch, hạn chế tình trạng không có quốc tịch, ngăn chặn nguy cơ rơi vào tình trạng không có quốc tịch.
2. Nguyên tắc xác định quốc tịch nguyên thủy
Thông thường, các nước căn cứ vào hai tiêu chí lớn để xác định quốc tịch nguyên thủy (quốc tịch gốc) của một cá nhân: huyết thống và nơi sinh.
2.1 Tiêu chỉ huyết thống
Xuất phát từ truyền thống hình thành dân cư hoặc từ các vấn đề lịch sử, có quốc gia lấy tiêu chí huyết thống, cũng có quốc gia lấy tiêu chí nơi sinh làm căn cứ đầu tiên để xác định quốc tịch nguyên thủy. Qua nghiên cứu cho thấy đại đa số các quốc gia lấy tiêu chí huyết thống làm căn cứ đầu tiên.
Đối với các nước lấy tiêu chí huyết thống làm căn cứ đàu tiên để xác định quốc tịch nguyên thủy, pháp luật về quốc tịch thường quy định các giải pháp phổ biến như:
– Nếu cả cha và mẹ đều có cùng một quốc tịch của một nhà nước thì đứa con sinh ra đương nhiên theo quốc tịch của cha mẹ, không lệ thuộc vào việc đứa con được sinh ra ở đâu, không phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ.
– Nếu cha và mẹ đứa trẻ không có cùng quốc tịch của một nhà nước thì đứa trẻ mang quốc tịch của mẹ hay của cha là do sự thoả thuận của hai cha mẹ.
– Nếu chỉ cha hoặc mẹ có quốc tịch của một nhà nước còn người kia là người không có quốc tịch thì quốc tịch của đứa trẻ sẽ theo quốc tịch của cha hoặc mẹ có quốc tịch.
2.2 Tiêu chỉ nơi sinh
Đối với một số nước, tiêu chí noi sinh lại được coi trọng hon tiêu chí huyết thống. Theo tiêu chí này trẻ em sinh ra trên lãnh thổ của nhà nước nào thì mang quốc tịch của nhà nước đó, không phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ chúng, cũng không lệ thuộc vào việc cha mẹ chúng có mang quốc tịch của nhà nước nào không. Tiêu chí nơi sinh cũng có một số khiếm khuyết như tiêu chí huyết thống là không thể bao quát hết mọi trường hợp, song nó cũng có một số lợi thế so với tiêu chí huyết thống như trong các trường họp cha mẹ là người không có quốc tịch hoặc đứa trẻ được tìm thấy trên lãnh thổ của nhà nước mà cha mẹ của nó không rõ là ai… Đặc biệt, một số nước còn quy định cả vấn đề quốc tịch của trẻ em do sinh ra trên tàu biển, máy bay (Canada, Australia). Nơi sinh ở đây được xác định theo tiêu chí quốc tịch của tàu biển, máy bay.
2.3 Về nguyên tắc một hay nhiều quốc tịch
Pháp luật về quốc tịch của các nước quy định rất khác nhau về việc thừa nhận một cá nhân được có một quốc tịch hay cùng một lúc được có nhiều quốc tịch. Điều đó đã dẫn đến tình trạng nhiều người cùng một lúc có hai hoặc nhiều quốc tịch nhưng cũng có nhiều người lại không có quốc tịch nào.
Nhiều nước quy định rõ ràng, chặt chẽ nguyên tắc một người chỉ được mang một quốc tịch (Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Cộng hoà Liên bang Nga, Nhật Bản…). Nhiều nước hoặc công khai thừa nhận một người được có cùng một lúc nhiều quốc tịch hoặc do các quy định trong pháp luật về quốc tịch của họ tất yếu dẫn đến tình trạng một người sẽ mang nhiều quốc tịch cùng một lúc, không phụ thuộc vảo ý chí chủ quan của họ. Ví dụ, các nước như Cộng hoà Pháp, Canada, Australia, Campuchia… không quy định người nhập quốc tịch của họ phải từ bỏ quốc tịch mà người đó đang có, cũng không quy định công dân nước mình khi nhập quốc tịch một nước khác thì phải thôi quốc tịch của mình. Trên thực tế, mâu thuẫn pháp luật giữa các nước cũng có thể dẫn đến tình trạng một người mang nhiều quốc tịch. Ví dụ. trường hợp mà đứa trẻ của hai vợ chồng người nước ngoài được sinh ra hên đất nước mà pháp luật về quốc tịch của họ quy định theo tiêu chí lãnh thổ, trong khi đó nhà nước của bố mẹ đứa trẻ lại quy định theo tiêu chí huyết thống. Hoặc, trường hợp người phụ nữ lấy chồng ở một nước mà pháp luật về quốc tịch của họ quy định quốc tịch của phụ nữ theo quốc tịch của người chồng.
Tình trạng một người cùng một lúc mang nhiều quốc tịch gây không ít khó khăn cho hoạt động quản lí và bảo vệ công dân của các nhà nước. Đe bảo vệ và thực hiện chủ quyền quốc gia, các nước từ lâu đã hết sức quan tâm đến việc hạn chế và khắc phục tình trạng nhiều quốc tịch. Trong bản Định ước Lahay ngày 12/4/1930, các nước thành viên tham gia đã đạt được sự nhất trí cao trong việc cố gắng làm giảm bớt càng nhiều càng tốt những trường hợp mang nhiều quốc tịch.
2.4 Vấn đề thay đổi quốc tịch
Nhìn chung, pháp luật về quốc tịch của các nước quy định khá cụ thể hai nội dung lớn về vấn đề thay đổi quốc tịch. Đó là mất quốc tịch và nhập quốc tịch.
+ Về vấn đề mất quốc tịch:
Tìm hiểu pháp luật về quốc tịch của các nước chúng ta thấy các quy định về mất quốc tịch thường tập trung vào các nội dung sau:
Thứ nhất, đa phần các nước phân biệt khá rõ ràng, cụ thể trường hợp mất quốc tịch do xin phép (tự nguyện xin thôi quốc tịch) hoặc do tác động của pháp luật thực định (ngoài ý muốn chủ quan) với trường hợp bị tước quốc tịch (với tính cách là những chế tài, có tính trừng phạt).
Thứ hai, nhiều nước quy định cụ thể những trường hợp không cho phép thôi quốc tịch. Ví dụ: những người đang còn nợ thuế hoặc các nghĩa vụ tài chính với nhà nước mà họ đang có quốc tịch; những người bị truy tố hình sự hoặc đang phải thi hành bản án dân sự; những người liên quan đến các lý do an ninh, chính trị…
Thứ ba, các nước đều quy định việc tước quốc tịch chỉ áp dụng đối với hai đối tượng:
– Những người có quốc tịch gốc nhưng thường trú ở nước ngoài có hành vi vi phạm nghiêm trọng về chính trị hoặc có thái độ chính trị xấu đối với nhà nước mà họ mang quốc tịch (như phản bội Tổ quốc, vi phạm nặng về vấn đề an ninh quốc gia hoặc không được phép mà vẫn làm việc cho quốc gia khác dù đã bị cảnh cáo…).
– Những người đã được nhập quốc tịch nhưng có hành vi gian lận trong việc xin nhập quốc tịch hoặc phạm tội theo quy định của pháp luật nước mà họ đã được nhập quốc tịch.
+ Về vấn đề nhập quốc tịch:
Pháp luật về quốc tịch của hầu hết các nước quy định một người nước ngoài muốn nhập quốc tịch của một nước phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của nhà nước mà họ muốn nhập quốc tịch;
Thứ hai, phải đạt đến độ tuổi nhất định. Đa số các nước quy định quyền độc lập xin nhập quốc tịch đối với những người đủ tuổi thành niên, còn đối với người chưa thành niên cần có sự chấp thuận của cha mẹ hoặc người đại diện họp pháp;
Thứ ba, phải có thời gian cư trú nhất định tại nước xin nhập quốc tịch;
Thứ tư, phải biết ngôn ngữ và có khả năng hoà nhập vào cộng đồng văn hoá của nước xin nhập quốc tịch;
Thứ năm, phải đáp ứng các yêu cầu về “tư cách đạo đức” theo quy định của nước xin nhập quốc tịch;
Thứ sáu, phải đáp ứng yêu cầu về sức khoẻ. Ngoài ra, một số nước còn có các quy định về các điều kiện ưu đãi. vấn đề này quy định của mỗi nước có khác nhau, tùy thuộc vào chính sách quốc tịch của từng nước.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.