Mối quan hệ giữa Chủ Tịch Nước với các cơ quan nhà nước theo hiến pháp năm 2013

1. Cách thức hình thành vị trí chủ tịch nước ?

Thiết chế Chủ tịch nước được quy định trong các bản hiến pháp đều do Quốc hội bầu ra. Hiến pháp năm 1946 quy định: Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chọn trong Nghị viện nhân dân và phải được hai phần ba tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận; Hiến pháp năm 1959 quy định: Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bầu ra. Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ ba mưoi lăm tuổi trở lên có quyền ứng cử Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhiệm kì của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo nhiệm kì của Quốc hội. Hiến pháp năm 1992 quy định: Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước. Hiến pháp năm 2013 kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về bầu Chủ tịch nước. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 có bổ sung quy định, người được bầu làm Chủ tịch nước phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân và hiến pháp.

Trong bộ máy nhà nước, ngoài thiết chế Chủ tịch nước, Hiến pháp còn quy định chức danh Phó Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Phó Chủ tịch nước giúp Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước uỷ nhiệm thay Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ. Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài, thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước, thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Trình tự, thủ tục bầu Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước được tiến hành theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội và nội quy kì họp của Quốc hội. Theo quy định tại Điều 8, Điều 53 Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.

2. Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội

Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, chịu sự giám sát của Quốc hội. Chủ tịch nước có thẩm quyền công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Việc công bố Hiến pháp, luật của Chủ tịch nước chỉ mang tính thủ tục về mặt hành chính nhà nước chứ không có ý nghĩa xác lập giá trị hiệu lực pháp lý của văn bản luật. Đối với pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển cho Chủ tịch nước công bố nếu Chủ tịch nước không đồng ý với nội dung của pháp lệnh, thì có quyền không công bố và đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại. Trường họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kì họp gần nhất. Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, thẩm phán Tòa án nhân dân tối.

Trong mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội, cho thấy tính phái sinh và gắn bó giữa Chủ tịch nước với Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hiến pháp năm 1980 quy định Hội đồng nhà nước nằm trong Quốc hội là chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 1959, 1992 và 2013 quy định chế định Chủ tịch nước được tách thành thiết chế riêng, song vẫn nghiêng về phía Quốc hội, phối hợp chặt chẽ với Quốc hội. Điều này phù họp với chính thể Xã hội Chủ nghĩa, trong đó chức năng đứng đầu nhà nước thuộc về cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đó là Quốc hội.

3. Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Chính phủ

Trong mối quan hệ với Chính phủ, theo Hiến pháp năm 1946, Chủ tịch nước là người đứng đầu Chính phủ, đến Hiến pháp năm 1959, 1992 và 2013 Chủ tịch nước không phải là người đứng đầu Chính phủ nhưng có vai trò quan trọng trong việc thành lập Chính phủ. Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bâu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. Ke thừa quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 quy định trách nhiệm báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Chủ tịch nước. Điều 94 Hiến pháp quy định: “Chỉnh phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước”.

Khoản 2 Điều 95 Hiến pháp quy định: Thủ tướng Chính phủ: “Báo cáo công tác của Chỉnh phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước”.

Chính phủ báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước là thực hiện trách nhiệm giải trình. Thông qua xem xét báo cáo công tác của Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý, điều hành của Chính phủ.

Về thẩm quyền của Chủ tịch nước tham dự phiên họp của Chính phủ, Hiến pháp năm 1992 quy định Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ, nhưng rất ít khi Chủ tịch nước tham gia, vì các phiên họp của Chính phủ đều bàn về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Trong khi đó những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước cần yêu cầu Chính phủ họp bàn để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước thì Chủ tịch nước lại không có quyền. Do vậy, để khắc phục hạn chế của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung thẩm quyền mới, đó là: “Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chỉnh phủ họp bàn về vẩn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”- Theo Điều 90 Hiến pháp năm 2013.

Quy định này đã đề cao vai trò của nguyên thủ quốc gia trong việc phối hợp, điều hòa việc thực hiện quyền lực nhà nước, mặt khác còn thể hiện tỉnh chủ động hơn của người đứng đầu nhà nước đối với hoạt động của cơ quan hành pháp.

4. Mối quan hệ giữa Chủ tích nước với Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

Chủ tịch nước đóng vai trò quan trọng đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chánh án Tòa án nhân dân tối, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán Tòa án nhân dân tối; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối, thẩm phán các tòa án khác; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán Tòa án nhân dân tối, sau đó Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán Tòa án nhân dân tối nhằm thể chế hóa yêu cầu cải cách tư pháp trong các nghị quyết của Đảng về: ‘Đổi mới tổ chức Tòa án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn với đội ngũ thẩm phản là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành”.

Ngoài ra, quy định Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối sau đó Chủ tịch nước mới bổ nhiệm là để đề cao vai trò thẩm phán của Tòa án nhân dân tối, cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 quy định: “Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phản Tòa án nhãn dân tối cao không dưới 13 người và không quá 17 người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa án nhân dãn tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tổỉ cao và các Thẩm phản Tòa án nhân dân tối cao”.

Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 và Điều 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.

Đối với thẩm phán các tòa án khác, Hiến pháp năm 2013 giao cho Chủ tịch nước có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán các tòa án khác nhằm khắc phục hạn chế của Hiến pháp năm 1992 quy định Chủ tịch nước chỉ có thẩm quyền bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối, còn thẩm phán các tòa địa phương do

Chánh án Tòa án nhân dân tối bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Việc quy định Chánh án Tòa án nhân dân tối bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán tòa án cấp tỉnh và cấp huyện đã không bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử của các thẩm phán. Do vậy, Hiến pháp năm 2013 đã quy định thẩm quyền Chủ tịch nước bổ nhiệm thẩm phán tòa án nhân dân các cấp, nhằm góp phần tăng tính độc lập trong hoạt động xét xử của Tòa án. Mặt khác, quy định này cũng thể hiện rõ hon mối quan hệ giữa Chủ tịch nước vófi cơ quan tư pháp, góp phần quan trọng bảo đảm cho tòa án nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ Xã hội Chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *