Quản lí nhà nước về hải quan là gì? Nội dung quản lí nhà nước về hải quan

Quản lí nhà nước về hải quan (State administration of customs)

Khái niệm

Quản lí nhà nước về hải quan trong tiếng Anh là State administration of customs.

Quản lí nhà nước về hải quan (State administration of customs) là sự quản lí nhà nước đối với tổ chức, hoạt động của cơ quan hải quan và các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của các tổ chức và cá nhân nhằm hướng các hoạt động đó phát triển theo những mục tiêu định hướng nhất định.

Quản lí nhà nước về hải quan được thể hiện ở hai phương diện cơ bản

– Quản lí của nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của cơ quan hải quan

– Quản lí nhà nước đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của các tổ chức và cá nhân

Nội dung quản lí nhà nước về hải quan

Nội dung quản lí nhà nước về hải quan bao gồm:

– Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam;

– Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản qui phạm pháp luật về hải quan;

– Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật về hải quan;

– Qui định về tổ chức và hoạt động của Hải quan;

– Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan;

– Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lí hải quan hiện đại;

– Thống kê nhà nước về hải quan;

– Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lí vi phạm pháp luật về hải quan;

– Hợp tác quốc tế về hải quan.

(Tài liệu tham khảo: Điều 99 Luật Hải quan 2014)

Cơ quan quản lí nhà nước về hải quan

– Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về hải quan

– Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lí nhà nước về hải quan

– Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lí nhà nước về hải quan

– Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về hải quan tại địa phương. (Tài liệu tham khảo: Điều 100 Luật Hải quan 2014)

Hình thức quản lí chuyên ngành về hải quan

Hình thức quản lí chuyên ngành về hải quan là các cách thức được các cơ quản lí chuyên ngành sử dụng để thực hiện quản lí hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể bảo gồm các hình thức sau:

– Ban hành danh mục các hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện (xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép)

– Cấp giấy phép: Gồm giấy phép tự động, giấy phép hạn ngạch, giấy phép khảo nghiệm

– Qui định hạn ngạch xuất, nhập khẩu

– Và một số qui định khác có liên quan như hàng hóa thuộc diện phải thực hiện kiểm dịch động vật, kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng và một số mặt hàng nhập khẩu theo qui định riêng

Ngoài ra, tùy vào tính chất, đặc điểm hàng hóa thuộc phạm vi quản lí của mình, cơ quan quản lí chuyên ngành còn sử dụng một số hình thức quản lí khác như;

– Công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu

– Qui định hồ sơ nguồn gốc, phê duyệt nội dung

– Đăng kí lưu hành

– Chỉ định doanh nghiệp nhập khẩu


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *