Quản lý tài sản nhà nước theo nghĩa rộng là tất cả những hoạt động nhằm nắm giữ, khai thác và sử dụng tài sản nhà nước của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân. Trong đó có những hoạt động tác động trực tiếp lên tài sản như sử dụng tài sản, cất giữ, bảo quản tài sản, sửa chữa tài sản… (gọi chung là hoạt động Quản lý, sử dụng tài sản). Do sự đa dạng của các loại tài sản nhà nước nên phạm vi chủ thể của các hoạt động này rất khác nhau, có thể là các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị của Nhà nước hoặc là bất kì cá nhân, tổ chức nào ttong xã hội. Mặc dù tất cả những hoạt động này đều phải tuân theo những quy định của pháp luật nhưng đây không phải là các hoạt động Quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước.

Quản lý tài sản nhà nước theo nghĩa hẹp là những hoạt động do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhằm tác động đến hoạt động (hành vi) của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân ttong

Nhiều cơ quan khác nhau trong bộ máy nhà nước tham gia vào hoạt động Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan nhà nước ở địa phương… Mồi cơ quan được xác lập phạm vi thẩm quyền phù hợp, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước sẽ tạo ra cơ chế Quản lý nhịp nhàng, đồng bộ, có hiệu quả, không chồng chéo hoặc có những lỗ hổng về thẩm quyền Quản lý tài sản nhà nước.

1. Việc Quản lý tài sản nhà nước được thực hiện công khai trên cơ sở các quy định của pháp luật

Tầm quan trọng của tài sản nhà nước không chỉ thể hiện dưới góc độ kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội, liên quan đến quyền và lợi ích của công dân, tổ chức nên Quản lý nhà nước về tài sàn nhà nước có thể tác động tới tất cả các chủ thể ttong xã hội. Nhà nước xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tài sản nhà nước làm cơ sở pháp lí cho sử dụng và Quản lý nhà nước về tại sản nhà nước.

Công khai trong Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước hay ttong Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước vừa góp phần làm minh bạch hoạt động Quản lý của các cơ quan nhà nước, vừa tạo điều kiện cho công dân, tổ chức giám sát việc Quản lý, sử dụng tài sản, phòng ngừa vi phạm pháp luật có thể xảy ra.

2. Mọi hành vi vi phạm chế độ Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật

Để bảo đảm pháp chế XHCN, mọi hành vi vi phạm pháp luật do bất kì chù thể nào thực hiện cũng bị xử lý nghiêm minh. Với những hành vi vi phạm liên quan đến tài sàn nhà nước thì việc phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời không chỉ bảo vệ trật tự pháp luật mà còn ngăn chặn tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục sản nhà nước có quyền sử dụng tài sản nhà nước phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao; quyền quyết định biện pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài sản nhà nước; được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được khiếu nại và khởi kiện theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có nghĩa vụ sử dụng tài sản nhà nước đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm; thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ tài sản nhà nước theo chế độ quy định; lập và Quản lý hồ sơ tài sản nhà nước, hạch toán ghi chép tài sản, báo cáo tình hình Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được giao.

Pháp luật quy định những nội dung Quản lý khác nhau đối vói tài sản nhà nước ở khu vực hành chính sự nghiệp phù hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị đang trực tiếp Quản lý, sử dụng tài sản:

+ Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân (gọi chung là cơ quan nhà nước):

Tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước hình thành khi Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật, quyền sử dụng đất hoặc Nhà nước giao ngân sách để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản. Tăi sản nhà nước tại cơ quan nhà nước phải được sử dụng đúng mục đích, công năng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm. Cơ quan nhà nước không sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích cá nhân, cho thuê hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh khác.

Nhà nước đầu tư tiền từ ngân sách nhà nước để xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm tài sản nhà nước; cơ quan nhà nước có thể thuê trụ sở, tài sản trong trường hợp cơ quan chưa có trụ sở làm việc hoặc chưa được giao ngân sách đầu tư xây dựng, mua săm hoặc việc thuê trụ sở, tài sản có hiệu quà hơn việc đầu tư xây

Các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính có quyền sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật nhưng có nghĩa vụ phải bảo toàn, phát triển vốn và tài sản nhà nước được giao và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Việc Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết phải đảm bảo không ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; sử dụng đúng mục đích đầu tư xây dựng, mua sắm; phát huy công suất, hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước; thực hiện theo cơ chế thị trường và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Đối với tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính được thực hiện theo các quy định của pháp luật về Quản lý sử dụng tài sàn nhà nước tại các cơ quan nhà nước.

+ Quản lý, sử dụng tài sàn nhà nước tại các tổ chức xã hội:

Nhà nước giao cho các tổ chức xã hội Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước để đảm bảo hoạt động cúa các tổ chức này. Tổ chức chính trị, chính trị-xã hội được Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật, quyền sử dụng đất, giao ngân sách để các tổ chức đầu tư xây đựng, mua sắm tài sản phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, định mức, chế độ Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Các tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được Nhà nước giao tài sản là trụ sở làm việc hoặc những tài sản khác gắn liền với đất.

Việc Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các tổ chức xã hội được thực hiện theo các quy định của pháp luật về Quản lý sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan nhà nước.

+ Quản lý tài sản nhà nước tại doanh nghiệp:

Tài sản nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm tài sản nhà nước kết, phù hợp với các quy định của pháp luật. Công ty nhà nước có ttách nhiệm bảo toàn vốn nhà nước tại công ty nhà nước bằng các biện pháp như thực hiện đúng chế độ Quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, các chế độ tài chính và chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước; mua bảo hiểm tài sản; xử lý kịp thời giá tộ tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thukhồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật.

Công ty nhà nước có quyền sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền Quản lý để đầu tư ra ngoài công ty. Việc đầu tư ra ngoài công ty phải tuân theo các quy định của pháp luật và đảm bảo có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập, không làm ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động của công ty.

Đối với tài sản cố định, công ty phải thực hiện việc trích khấu hao gồm cả tài sản cố định không cần dùng, chờ thanh lí, trừ những tài sản cố định thuộc công trình phúc lợi công cộng, nhà ở. Tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không phải trích khấu hao nữa. Công ty cũng có quyền cho thuê, thế chấp, cầm cổ tài sản theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn theo quy định của pháp luật. Những tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kĩ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được, các khoản đầu tư dài hạn không có nhu cầu tiếp tục đau tư thì công ty có quyền chủ động nhượng, bán, thanh lí; bên cạnh đó công ty nhà nước có ttách nhiệm Quản lý hàng tồn kho, các khoản nợ phải thu, xử lý các tổn thất tài sản, thực hiện kiểm kê và đánh giá lại ối sản theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác

Nhà nước góp vốn vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn gồm hai thành viên trở lên do bộ, ủy ban nhân dân cấp

Tài sản nhà nước thuộc kết cấu hạ tầng phải được bảo dưỡng, sửa chữa, tôn tạo thường xuyên. Căn cứ vào chế độ sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, tôn tạo và thực trạng của tài sản, hàng năm cơ quan trực tiếp Quản lý, khai thác, sử dụng tài sản nhà nước lập dự toán đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chi ngân sách cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa, tôn tạo tài sản. Cơ quan trực tiếp Quản lý, khai thác tài sản cổ ttách nhiệm sử dụng kinh phí đúng mục đích theo dự toán đã được duyệt.

Nhà nước Quản lý tài sản thuộc kết cấu hạ tầng thông qua việc ban hành các quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật của tài sản, chế độ, định mức kinh tế-kĩ thuật về bảo trì, chế độ Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản; thông qua việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản; Quản lý các nguồn tài chính phát sinh; thanh tra, kiểm tta, xử lý các vi phạm pháp luật về Quản lý, sử dụng, khai thác tài sản.

+ Quản lý tài sản dự trữ quốc gia

Tài sản dự trữ quốc gia phải được Quản lý, sử dụng trên cơ sở những nguyên tắc: quỹ dự trữ quốc gia phải được Quản lý chặt chẽ, bí mật, an toàn, chủ động, kịp thời đáp ứng yêu cầu trong mọi tình huống; quỹ dự trữ quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật, không sử dụng quỹ dự trữ quốc gia để hoạt động kinh doanh.

Việc Quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia được giao cho bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo sự phân công của Chính phủ. Cơ qúan Quản lý dự trữ quốc gia chuyên ttách được tổ chức theo hệ thống dọc gồm bộ phận ở trung ương và các đơn vị ở địa phương theo khu vực. Hệ thống tổ chức dự trữ quốc gia được bô trí ở trung ương, các khu vực, địa bàn chiến lược ttong cả nước để đáp ứng yêu cầu ưong các trường hợp cấp bách.

theo một ttong những phương thức: chỉ định thầu; mua, bán trực tiếp; đấu thầu; chào hàng cạnh tranh và đấu giá. Thù trưởng bộ, ngành Quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định phương thức mua bán và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Hàng dự trữ quốc gia phải được bảo quản đúng địa điểm, đúng quy trình, quy phạm, hợp đồng thuê bảo quản, bảo đảm an toàn về số lượng, chất lượng trong quá trình dự trữ trên cơ sở thực hiện nghiêm ngặt các quy định của pháp luật vê bảo vệ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia. Hệ thông kho dự trữ quốc gia được quy hoạch phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phòng ttánh thiên tai, hoả hoạn; khu vực kho dự trữ quốc gia phải được tổ chức bảo vệ chặt chẽ, an toàn, bí mật.

Dự trữ quốc gia bằng tiền chỉ được sử dụng để mua hàng dự trữ quốc gia, trong trường hợp cần thiết dự trữ quốc gia bằng tiền đồng Việt Nam được chuyển sang ngoại tệ phục vụ cho việc nhập khẩu hàng dự trữ quốc gia.

+ Quản lý ngân sách chi cho dự trữ quốc gia

Ngân sách chi cho dự trữ quốc gia được sử dụng để mua hàng dự trữ quốc gia, chi cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật để Quản lý dự trữ quốc gia, chi cho công tác Quản lý dự trữ quốc gia như chi hoạt động của bộ máy Quản lý, chi thực hiện nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo vệ, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia, chi nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dự trữ quốc gia.

Việc Quản lý ngân sách chi cho dự trữ quốc gia phải tuân theo các quy định của pháp luật về Quản lý tài chính, ngân sách, kế toán, thống kê, kiểm toán nhà nước và chế độ báo cáo về dự trữ quốc gia. Trường hợp cụ thể, xây dựng chế độ Quản lý tài chính đổi với các hoạt động điều tra, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Tổ chức, cá nhân sử dụng tài liệu, thông tin của Nhà nước về kết quả điều tra, khảo sát, thăm dò tài nguyên thiên nhiên nhằm mục đích khai thác mỏ hoặc thăm dò tiếp để khai thác mỏ phải trà tiền theo quy định của pháp luật.

Tất cả các khoản tiền thu được từ việc giao đất, cho thuê đất, khai thác tài nguyên thiên nhiên, từ việc sử dụng tài liệu, thông tin về đất đai, tài nguyên đều được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý tài sản được xác lập sở hữu nhà nước

Tài sản chỉ được xác lập sở hữu của Nhà nước khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Sau khi xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thì tuỳ thuộc vào loại tài sản, nguồn gốc tài sản mà pháp luật quy định việc xử lý đối với tài sản được xác lập sở hữu của Nhà nước. Tài sản vô chủ, tài sản bị chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên được xác lập sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật dân sự; tài sản bị tịch thu có thể được quyết định bán sung quỹ nhà nước. Nếu tài sản là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì cơ quan đang trực tiếp Quản lý phải tiến hành lập biên bản và bán ngay theo quy định của pháp luật. Toàn bộ tiền thu được từ bán tài sản được xác lập sở hữu nhà nước phải nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ đi các chi phí Hên quan đến công việc: tìm kiếm, xác minh, khai quật, trục vớt hoặc điều tra, bắt giữ, vận chuyển, giao nhận, bảo quản, chi thưởng, tổ chức bán đấu giá và tiền chi ttả cho người được hưởng một phần của giá trị tài sản theo quy định của pháp luật và các khoản chi khác có Hên quan; trường hợp xử lý tài sản không có nguồn thu hoặc số thú không bù đắp chi phí thì chi phí sẽ do ngân sách nhà nước chi ừả. tổ chức, đơn vị tiếp nhận có ttách nhiệm Quản lý, sử dụng các tài sản này theo đúng quy định của pháp luật.

Tài sản viện trợ không hoàn lại được Quản lý nhự sau: Cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận tài sản viện trợ phải báo cáo cơ quan tăi chính nhà nước để ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước đồng thời ghi tăng hàng hoá, vật tư tài sản nhà nước cho đơn vị để Quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Riêng tài sản viện trợ dưới hình thức hiện vật phải định giá trước khi ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước. Tài sản viện trợ cho dự án hoặc phục vụ cho hoạt động của ban Quản lý dự án được xác lập là tài sản nhà nước, sau khi dự án kết thúc thì ban Quản lý dự án phải báo cáo cơ quan tài chính nhà nước để xác định sổ lượng, giá trị tài sản và thực hiện chuyển giao cho cơ quan sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đơn vị tiếp nhận tài sản phải thực hiện Quản lý và sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật.

3. Quy định về cơ quan Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước

Do sự phong phú các loại tài sản nhà nước nên các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau ttong Quản lý tài sản nhà nước.

3.1 Chính phủ

Vói tư cách là cơ quan hành chính cao nhất, Chính phủ thống nhất Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước có trách nhiệm:

– Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

– Tổ chức phân cấp đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyên, thu hồi, thanh lí, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu huỷ tài sản nhà nước;

– Chủ trì, phối hợp với Bộ tài chính ban hạnh tiêu chuẩn, định mức, chế độ Quản lý, sử dụng tài sản chuyên dùng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi Quản lý;

– Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển, thu hồi, thanh lí, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu huỷ tài sản nhà nước thuộc phạm vi quấn lí theo phân cấp của Chính phủ;

– Hàng năm kiểm tra, giám sát báo cáo Bộ tài chính về tình hình Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi Quản lý;

– Kiểm tta, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi Quản lý.

3.2 Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện Quản lý nhà nước vể tài sản nhà nước tại địa phương theọ quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ. Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm: quyết định chù trương, biện pháp Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại khu vực hành chính sự nghiệp thuộc phạm vi Quản lý của địa phương; quyết định phân cấp đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyên, thu hồi, thanh lí, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu huỷ tài sản nhà nước thuộc phạm vi Quản lý của địa phương; giám sát việc thi hành pháp luật về Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ở địa phương.

3.3 Uỷ ban nhân dân các cấp

Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật, sự phân cấp của Chính phủ và hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kể hoạch Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi Quản lý của địa phương;


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.