Việc tái sản xuất hoàn toàn mang bản chất kinh tế-xã hội. Quy luật phát triển dân số là quy luật riêng của mỗi quốc gia, của mỗi hình thái kinh tế-xã hội. Mỗi phương thức sản xuất xã hội có quy luật dân số riêng của nó. Đói khổ, thất nghiệp, đói nghèo của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc do phương thức sản xuất quyết định. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác-Lênin cũng khẳng định sự gia tăng về dân số phải thích ứng với trình độ phát triển về kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia.
Dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu dùng. Vì vây quy mô, cơ cấu, chất lượng cũng như tốc độ tăng dân số đều có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Để điều tiết được sản xuất của xã hội thì không thể không điều tiết về dân số. Do vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải nghiên cứu về dân số, xây dựng và thực hiên các chính sách về dân số.
Dân số là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, chủ yếu là:
Mức chết, di dân… Trên cơ sở của quy mô dân số chúng ta biết được dân số thay đổi theo thời gian và qua đó biết được lượng dân cư tâng hay giảm, từ đó Nhà nước có chính sách tác động vào việc phân bổ dân cư một cách hợp lí.
Dựa vào quy mô dân số chúng ta biết được nước này đông dân hay nước kia ít dân hoặc trong một quốc gia thì vùng này thưa dân hay vùng kia đông dân…
Trên thế giới, nước đông dân nhất hiện nay là Cộng hoà nhân dân Trung Hoa vói hơn 1,25 tỉ dân, nước thưa dân nhất là Tumaru với số dân là 10 nghìn người. Thành phố đông dân nhất là Tokyo vói 27 triệu dân. Ở Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh có số dân đông nhất là 4 triệu dân, trong khi đó Kon Tum – tỉnh ít dân nhất chỉ có khoảng 255 nghìn dân.
Cơ cấu dân số là sự phân loại dân số căn cứ vào các đặc tính như độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, tình trạng gia đình, trong đó cơ cấu dân số được xác định theo giới tính và độ tuổi được coi là cơ cấu dân số nền tảng. Đồng thời, nó cũng chính là tiêu chí quan trọng để các quốc gia căn cứ vào đó đưa ra các quyết sách dân số. Ví dụ, khi xác định cơ cấu dân số theo độ tuổi ta sẽ biết được lượng dân cư ở đó già hay trẻ để xác định độ tuổi lao động là bao nhiêu… Trong số các nước đang phát triển, Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ. Tương tự như vậy, nếu cơ cấu dân số được xác định theo giới tính thì qua tỉ số về giới tính ta biết được phần trăm nam và nữ. Để xác định cơ cấu dân số theo độ tuổi hoặc theo giới tính, người ta sử dụng tháp dân số. Ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay đã có 3 cuộc tổng điều tra dân số được tiến hành vào các năm 1979,1989,1999.
Tóm lại, quy mô và cơ cấu dân số được hiểu là lượng dân cư của quốc gia trên cơ sở số dân hiện cố và được đánh giá theo tiêu chí căn cứ vào các đặc tính cụ thể như độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo…
dân số hàng năm ở Việt Nam trước năm 1976 là 3%, đến năm 1979 là 2,1% và hiện nay gần bằng 2%. Với tốc độ như hiên nay, hàng năm dân số nước ta vẫn tăng từ 1,2 đến 1,3 triệu người. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây ở Việt Nam lĩnh vực dân số đã có nhiều thành tựu đáng khích lệ như giảm tỉ lệ tăng tự nhiên từ 1,86% năm 1991 xuống còn 1,33% năm 2005. SỐ DÂN VÀ TỈ LỆ TĂNG DÂN số HÀNG NĂM Ở VỆT NAM GIAI ĐOẠN 1960 – 1995
Năm | Số dân (triệu người) | Tỉ lệ tăng dân số (%) |
1960 | 30.172 | 3,93 |
1970 | 41.063 | 3,24 |
1979 | 52.742 | 2,16 |
1989 | 64.142 | 2,10 |
1991 | 67.774 | 2,30 |
1992 | 69.405 | 2,40 |
1993 | 70.982 | 2,27 |
1994 | 72.509 | 2,00 |
1995 | 73.959 | 2,00 |
Mặt khác, như trên đã nêu, cơ cấu dân số Việt Nam có nét đặc thù tác động nhất định đến quy mô dân số. Nếu xét cơ cấu dân số theo độ tuổi thì Việt Nam là một trong những nước có dân số trẻ trên thế giới, do vây đã tác động tích cực đến lực lượng lao động hiện nay (lực lượng trẻ gia tăng trong vòng 20 năm tới). Cũng theo dự báo thì dân số Việt Nam đến năm 2010 là khoảng 110 triệu người. Nếu xét cơ cấu dân số Việt Nam theo giới tính thì tỉ lê giới tính (nam/nữ) thấp hơn các nước trong khu vực cũng như một số nước trên thế giới. Yếu tố này đã gây ảnh hưởng nhất định đến tốc độ tăng dân số ở Việt Nam.
Vấn đề dân số luôn đi liền với việc kế hoạch hoá gia đình. Khoản 2 Điều 58 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hoá gia đình”. Luật tổ chức Chính phủ cũng quy định tại khoản 5 Điều 12 về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ: “Tổ chức và thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, giảm tỉ lệ tăng dân số”. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân quy định: “Nhà nước có chính sách, biện pháp khuyến khích và tạo điều kiện cần thiết cho mọi người thực hiện kế hoạch hoá gia đình… Các cơ quan y tế, văn hoá, giáo dục, thông tin đại chúng và các tổ chức xã hội có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục kiến thức về dân số và kế hoạch hoá gia đình cho nhân dân, nâng cao chất lượng dân số…”. Điều 13 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân cũng quy định: “Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương, biện pháp bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo vệ, chăm sóc người già, bà mẹ, trẻ em, thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình ”.
Nội dung Quản lý nhà nước về dân số bao gồm:
1. Xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương ttình và các biện pháp thực hiện công tác dân số;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số;
3. Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số;
4. Quản lý hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và cán bô Quản lý nhà nước về dân số;
5. Tổ chức, Quản lý công tác thu thập, xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin về dân số.
Qua các thời kì, chức năng Quản lý nhà nước về dân số được giao cho những cơ quan khác nhau, đó là:
– Năm 1963 -1970: Bộ y tế;
– Năm 1971 -1974: uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em;
– Năm 1975 – 1984: Bộ y tế;
– Năm 1984 đến 2007: uỷ ban quốc gia dân số và kế hoạch hoá gia đình nay là Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em.
– Từ ngày 8/8/2007: Bộ y tế (Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ số 1001/QĐ-TTg ngày 8/8/2007).
Bộ máy làm công tác dân số, gia đình và trẻ em ở các cấp được tổ chức như sau:
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội có nhiều hoạt động liên quan đến công tác dân số, gia đình và trẻ em thành lập ban chỉ đạo công tác dân số, gia đình và trẻ em có bộ phận làm tham mưu cho lãnh đạo trong công tác này;
– Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thành lập uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em do chủ tịch uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định theo hưởng dẫn của Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em. Chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do uỷ ban nhân dân cùng cấp quy định theo hướng dẫn của Ưỷ ban dân số, gia đình và trẻ em và Bộ nội vụ.
– Các xã, phường và tương đương thành lập ban dân số, gia đình và trẻ em, Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã, phường trực tiếp làm trưởng ban, thành viên là các ngành, đoàn thể có đóng góp tích cực với hoạt động dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Ở Việt Nam, tỉ lệ phần trăm dân số trong độ tuổi dưới 15 có chiều hướng giảm, trong khi đó tỉ lệ dân số từ 15 đến 59 tuổi đang tăng. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động ở Việt Nam cao hơn tốc độ tăng trưởng dân số. Thực tế cho thấy vào những năm 1980 – 1985, tốc đô tăng dân số là 2,3% trong khi tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động là 3,6%. Từ những năm 1985 – 1990, dân số tăng 2,05%, lực lượng lao động tăng 3,35%. Vối tốc độ như hiện nay, dự tính nước ta sẽ có khoảng trên 50 triệu người trong lực lượng lao động. Như vậy, trong thời gian qua, dân số trong độ tuổi lao động ở nước ta tăng và nước ta là một nước có dân số trẻ trên thế giới.
Sức lao động là yếu tố hàng đầu trọng quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Nguồn lao động có quan hệ chặt chẽ với sự tăng trưởng về dân số, do vậy mà nguồn lao động ở Việt Nam rất dồi dào, mỗi năm có thêm khoảng 1 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động, đặc biệt lực lượng này chủ yếu ở các vùng nông thôn (72%). Trong khi đó, khả năng thu hút các nguồn lao động vào sản xuất còn quá thấp dẫn đến tình trạng dư thừa lực lượng lao động. Thực tế cho thấy trên thị trường hàng hoá sức lao động ở Việt Nam cung luôn lớn hơn cầu. Vì vây, Chính phủ phải đưa ra các giải pháp nhằm từng bước khắc phục tình trạng trên.
Dân số và lực lượng lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó đòi hỏi các quốc gia phải xem xét xác định và có chiến lược về vấn đề việc làm. Việt Nam đã xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Nhìn chung, lực lượng lao động ở Việt Nam không đủ việc làm. Với đặc điểm là một nước mà lực lượng lao động có việc làm thường xuyên ở nông thôn chiếm tỉ lệ trên 72% song tỉ lê này có chiều hướng giảm dần hàng năm do tác động của nhiều yếu tố trong đó có ảnh
Theo báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), trên thế giới hiện có khoảng 1 tỉ người đang trong tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm (chiếm 30% tổng số lực lượng lao động). Tỉ lệ thất nghiệp 10% cũng diễn ra ở nhiều nước. Vì vậy, vừa qua hoạt động dịch vụ việc làm cũng đã được tổ chức ở nhiều nước (năm 1949 ILO đã phê chuẩn công ước về dịch vụ việc làm và cho đến nay, hầu hết các quốc gia trên thế giói là thành viên của ILO đều có cơ quan dịch vụ việc làm để chống nạn thất nghiệp). Hiện nay, Thái Lan có 200 cơ quan dịch vụ việc làm, Nhật Bản có 600, Hàn Quốc có 1500, cộng đồng châu Âu có 5000 cơ quan…
Năm 1988, tại Giơnèvơ đã ra đời Hiệp hội thế giới về dịch vụ việc làm công cộng. Mục tiêu của Hiệp hội này là:
– Khuyến khích sự cộng tác của các Cơ quan dịch vụ việc làm toàn cầu;
– Trao đổi kinh nghiệm, thông tin, chuyên gia;
– Cung cấp các trợ giúp kĩ thuật trong điều tra, nghiên cứu, Quản lý.
Đứng trước thực trạng như vậy, Chính phủ của các quốc gia trên thế giới nói chung, Chính phủ Việt Nam nói riêng phải thể hiện rõ vai trò của mình trong việc hoạch định, xây dựng các chiến lược cũng như các biện pháp hữu hiệu nhằm từng bước giải quyết mối quan hệ dân số-lao động-việc làm hiện nay.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.