Sự phát triển chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các bản Hiến pháp

Cùng với sự phát hiển của các chế định khác như chế định nguyên thủ quốc gia, chế định về Chính phủ, Quốc hội, tòa án nhân dân … Chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng phát triển và ngày càng hoàn thiện, phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước.

1. Hiến pháp năm 1946

Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp coi trọng chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Bằng chứng là trong số bảy chương của Hiến pháp thì Chương về quyền lợi và nghĩa vụ công dân được xếp thứ hai. Một trong ba nguyên tắc xây dựng Hiến pháp là nguyên tắc đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân. Với Hiến pháp năm 1946, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, nhân dân Việt Nam được đảm bảo các quyền tự do, dân chủ. Điều 10 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Công dân Việt Nam có quyên tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tin ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Và cũng lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, phụ nữ được ngang quyền với nam giới về mọi phương diện. Với bản Hiến pháp đầu tiên, công dân Việt Nam được hưởng quyền bầu cử, ứng cử, nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra khi họ tỏ ra không xứng đáng với danh hiệu đó.

Hiến pháp đầu tiên của nước ta khác với Hiến pháp đầu tiên của nước Nga Xô viết năm 1918 ở vấn đề bảo vệ quyền tư hữu tài sản của mọi công dân Việt Nam. Chính điều này đã đáp ứng được nguyện vọng của các tầng lớp nông dân, thợ thủ công, thương nhân, tư sản dân tộc, địa chủ kháng chiến, thực hiện chính sách đoàn kết rộng rãi toàn dân, thêm bạn, bớt thù trong điều kiện Nhà nước cách mạng còn non trẻ đang gặp nhiều khó khăn. Từ những điều đã phân tích trên, có thể nói rằng chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp năm 1946 là một chế định quy định chế độ dân chủ rộng rãi.

2. Hiến pháp năm 1959

Hiến pháp năm 1959 mở rộng quyền của công dân đồng thời quy định cơ chế đảm bảo việc thực hiện các quyền đó. Ngoài những quyền và tự do đã được ghi nhận frong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 ghi nhận những thành tựu mới của Nhà nước dân chủ nhân dân trong việc hình thành và phát triển quan hệ lao động mới. Đạo luật cơ bản của Nhà nước không những quy định lao động là cơ sở phát triển kinh tế của đất nước, cơ sở nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân mà còn quy định đó là nghĩa vụ và danh dự của công dân (Điều 21 và Điều 32). Bằng quy định đó, Hiến pháp năm 1959 đã xác định một quan điểm mới về lao động, với quan điểm này nhân dân Việt Nam vốn dĩ cần cù, sáng tạo, phát triển thêm tư chất đạo đức tốt đẹp của mình, coi lao động không những là nguồn gốc của cải xã hội, mà còn là nhu cầu của đời sống tinh thần của nhân dân. Điều 30 Hiến pháp năm 1959 quy định: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền làm việc. Nhà nước dựa vào sự phát trỉến có kế hoạch của nền kinh tế quốc dân, dần dần mở rộng công việc làm, cải thiện điều kiện lao động và lương bống, đế bảo đảm cho Công dân được hưởng quyền đó”.

Đưa vào Hiến pháp quyền làm việc và đảm bảo cho công dân thực hiện quyền đó là một thành tựu lớn của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Cùng với quyền làm việc, Hiến pháp còn quy định quyền nghỉ ngơi. Điều 31 Hiến pháp năm 1959 ghi nhận: “Người lao động có quyền nghỉ ngơi. Nhà nước quy định thời gian làm việc và chế độ nghỉ ngơi của công nhân và viên chức, mở rộng dần những điều kiện vật chất về nghỉ ngơi và an dưỡng, để bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền đó”.

Ngoài những quyền mà Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận, Hiến pháp năm 1959 quy định thêm nhiều quyền mới. Ví dụ: Quyền của người lao động được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật, hoặc mất sức lao động (Điều 32); quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn hóa khác (Điều 34); quyền khiếu nại, tố cáo với bất cứ cơ quan nhà nước nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước (Điều 29). về quyền bình đẳng của phụ nữ đối với nam giới, Hiến pháp năm 1959 đã phát triển thêm một bước mới. Hiến pháp năm 1959 quy định rõ ràng, cụ thể hơn. Điều 24 Hiến pháp năm 1959 quy định: “… Cùng làm việc như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triến các nhà đõ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ”.

Cùng với việc quy định những quyền mới, Hiến pháp năm 1959 cũng quy định những nghĩa vụ mới mà trong Hiến pháp năm 1946 chưa được ghi nhận. Lần đầu tiên trong Hiến pháp quy định công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng (Điều 40).

3. Hiến pháp năm 1980

Kế tục và phát triển Hiến pháp năm 1946 và 1959, Hiến pháp năm 1980 một mặt ghi nhận lại quyền và nghĩa vụ công dân đã quy định trong hai Hiến pháp trước, mặt khác quy định thêm một số quyền và nghĩa vụ mới phù hợp với tình hình mới, giai đoạn mới của nền dân chủ Xã hội Chủ nghĩa. So với Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 đã quy định thêm một số quyền mới của công dân như quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và của xã hội (Điều 56), quyền được khám và chữa bệnh không phải trả tiền (Điều 61), quyền có nhà ở (Điều 62), quyền được học tập không phải trả tiền (Điều 60), quyền của các xã viên hợp tác xã được hưởng phụ cấp sinh đẻ (Điều 63). Hiến pháp cũng xác định thêm một số nghĩa vụ mới của công dân: Công dân phải trung thành với Tổ quốc (Điều 76), ngoài bổn phận làm nghĩa vụ quân sự, công dân phải tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân; ngoài nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỉ luật lao động, tôn trọng những quy tắc sinh hoạt xã hội, công dân còn phải bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật nhà nước; ngoài nghĩa vụ đóng thuế công dân còn phải tham gia lao động công ích theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một số quyền mới quy định trong Hiến pháp năm 1980 không phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước. Như đã phân tích ở phần nguyên tắc hiến pháp của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, việc quy định “chế độ học không phải trả tiền” (Điều 60) không phù họp với điều kiện kinh tế – xã hội của nước ta. Nhà nước ta còn nghèo, việc thực hiện: “chế độ học không phải trả tiền” là thiếu cơ sở thực tiễn. Cũng như quy định ở Điều 60, việc quy định “chế độ khám bệnh và chữa bệnh không phải mất tiền” (Điều 61)

Mang tính chủ quan duy ý chí, không phù họp với điều kiện kinh tế nước nhà, gây nhiều hậu quả tiêu cực trong xã hội. Quyền có nhà ở, trên thực tế, chưa có điều kiện để thực hiện một cách đầy đủ. Vì vậy Điều 62 Hiến pháp năm 1980 nói về quyền có nhà ở của công dân cũng chỉ mang tính chất cương lĩnh.

Nhìn nhận khách quan, chúng ta phải thấy rằng có một số quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 1946 nhưng về sau do hoàn cảnh lịch sử và quan điểm chính trị mà chúng ta phải hạn chế, không quy định trong Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980. Ví dụ: Quyền tự do xuất bản, quyền tự do đi ra nước ngoài (Điều 10 Hiến pháp năm 1946), quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam theo Hiến pháp năm 1946 được Nhà nước bảo đảm (Điều 12 Hiến pháp năm 1946), còn trong Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980 các quyền đó không được ghi nhận.

Mặc dù có những hạn chế đã nói trên nhưng so với Hiến pháp năm 1946 và 1959, chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 1980 vẫn là một bước phát triển mới, phong phú hơn, nhiều quyền mới đã được ghi nhận trong Hiến pháp.

4. Hiến pháp năm 1992

Cũng như các chế định khác như: chế độ chính trị, chê độ kinh tế, các chế định về bộ máy nhà nước… chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992 đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử lập hiến Việt Nam. Bên cạnh việc Hiến pháp mở rộng quyền và nghĩa vụ công dân còn tính đến khả năng thực thi của các quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp năm 1992 đã khắc phục một số hạn chế về tư tưởng chủ quan duy ý chí trong Hiến pháp năm 1980 bằng các quy định phù hợp hơn với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam. Việc quy định quyền có việc làm của công dân trong Hiến pháp năm 1980 không hoàn toàn phù họp với điều kiện thực tiễn. Thực tế cho thấy rằng việc đảm bảo cho mọi công dân có việc làm không phải là vấn đề đơn giản. Ngay ở các nước có nền kinh tế phát triển và có thể chế dân chủ thì “quyền có việc làm” cho mọi người vẫn là một vấn đề nan giải. Vì vậy, Điều 55 Hiến pháp năm 1992 xác định: “Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động” là quy định đúng đắn nhất. Nó phù hợp với đường lối kinh tế của Nhà nước ta là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, phù họp với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất; phù hợp với mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước ta là làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân hên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế.

Như đã phân tích ở phần những nguyên tắc hiến pháp của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, việc quy định “chế độ giáo dục phổ thông bắt buộc” và “chế độ học không phải trả tiền” trong Hiến pháp năm 1980 là không phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội. Nhà nước ta còn nghèo, việc thực hiện chế độ giáo dục phổ thông bắt buộc không thể thực hiện được. Và nếu thực hiện chế độ học không trả tiền cho tất cả các cấp bậc, trình độ thì Nhà nước không đủ khả năng trả lương cho đội ngũ giáo viên. Chế độ lương bổng thấp khiến cho những người làm công tác giáo dục chưa bảo đảm cuộc sống là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho nền giáo dục của chúng ta xuống cấp nhanh chóng. Khắc phục tình trạng nói hên, Hiến pháp năm 1992 đã sửa đổi Hiến pháp năm 1980 bằng những quy định phù hợp với những điều kiện kinh tế nước nhà. Hiến pháp năm 1992 đã xác định chỉ “cấp tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí” và “công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức”. Ngoài việc học nghề và học văn hóa ở các trường công lập, công dân có thể học văn hóa, học nghề ở các trường dân lập.

Một trong những quyền chính trị quan trọng mà Hiến pháp xác lập cho công dân Việt Nam là quyền khiếu nại, tố cáo. Điều 74 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tổ cảo với cơ quan nhà nước có thâm quyên về những việc làm trải pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tố chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thế và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Nghiêm cẩm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tổ cáo để vu khổng, vu cảo làm hại người khác”.

Về cơ bản Điều 74 Hiến pháp năm 1992 là sự ghi nhận lại Điều 73 Hiến pháp năm 1980, bằng quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, đảm bảo cho các công dân được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và buộc các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách phải xem xét và giải quyết kịp thời. Hiến pháp không những nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo mà đồng thời còn nghiêm cấm việc lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. Đây là một điểm phát triển mới của Hiến pháp năm 1992. Thực tế cho thấy rằng việc vu khống, vu cáo người khác là một hành vĩ nguy hiểm cho xã hội, làm tổn thất danh dự, nhân phẩm và cuộc sống bình thường của công dân.

So với Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 1992 ghi nhận thêm một số quyền tự do mới của công dân. Một trong những quyền mới đó là quyền được thông tin. Quyền được thông tin được hiểu là quyền được nhận tin và truyền tin theo quy định của pháp luật. Ngày nay khi mà thông tin đã trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thì quyền được thông tin trở thành một quyền quan trọng và không thể thiếu được trong các quyền cơ bản của công dân.

Quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 68) cũng có những điểm mới so với Hiến pháp năm 1959 và năm 1980. Theo quy định của Hiến pháp năm 1992, công dân Việt Nam có quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật. Như vậy, cũng như các Hiến pháp trước đây, Hiến pháp mới cho phép công dân Việt Nam có quyền tự do đi lại và lựa chọn chỗ ở cho bản thân và gia đình ở mọi nơi trên đất Việt Nam. So với Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980, quyền tự do đi ra nước ngoài ữong Hiến pháp năm 1992 được quy định rõ ràng hơn. Hiến pháp năm 1959 chỉ quy định: “công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền tự do cư trú và đi lại’’, Hiến pháp năm 1980 cũng quy định chung chung “quyền tự do đi lại và cư trú được tôn trọng, theo quy định của pháp luật.

Chính những quy định chưa thật rõ ràng đó đã tạo điều kiện cho bệnh quan liêu, cửa quyền, hách dịch gây không ít phiền nhiễu cho những người Việt Nam muốn đi ra nước ngoài với những lý do chính đáng mà pháp luật cho phép. Việc quy định trong đạo luật cơ bản của Nhà nước quyền của công dân được “tự do đi ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về theo quy định của pháp luật” đáp ứng nguyện vọng chính đáng của mọi người, phù hợp với đường lối đối ngoại của Nhà nước ta là mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau. Đó cũng là sự ghi nhận lại Điều 10 Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta, trong đó đã tuyên bố: “Công dân Việt Nam có quyền tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”.

Với mục đích đề cao hơn nữa việc bảo vệ các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân cho công dân, các nhà lập pháp đã đưa vào trong đạo luật cơ bản của Nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất quyền: “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đẵ cỏ hiệu lực pháp luật. Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tổ, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bẳt, giam giữ, truy tổ, xét xử gãy thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh” (Điều 72).

Đây là một bước phát triển mới của Hiến pháp năm 1992. Trước đây, vấn đề trên chỉ được thể chế hóa trong Bộ luật hình sự do Quốc hội thông qua ngày 28/12/1989. Tình hình thực tế của đất nước cho thấy rằng việc buộc tội, bắt và giam giữ công dân trái pháp luật vẫn còn tồn tại. Vì vậy, chúng ta không chỉ thể chế hóa những quy định trên trong Bộ luật hình sự mà nhất thiết phải thể chế hóa trong đạo luật cơ bản của Nhà nước.

Với Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên các quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp. Tuy nhiên, như đã phân tích, việc quy định các quyền con người thể hiện nong các quyền công dân cho thấy Hiến pháp năm 1992 chưa phân biệt rõ ràng sự khác biệt giữa quyền con người và quyền công dân. Điểm hạn chế này đã được Hiến pháp năm 2013 khắc phục một cách triệt để.

5. Hiến pháp năm 2013

Với phần phân tích ở mục 4, chúng ta thấy lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đã dành hẳn 21 điều quy định trực tiếp về quyền con người và cũng lần đầu tiên Hiến pháp có chế định về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” (các Hiến pháp trước đây chỉ có chế định “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”). Với Hiến pháp năm 2013, hầu hết các quyền trước đây chỉ quy định cho công dân Việt Nam nay được quy định cho mọi người được hưởng. Cùng với sự ghi nhận lại các quyền và nghĩa vụ trong các Hiến pháp trước, lần đầu tiên một số quyền và nghĩa vụ con người và công dân được ghi nhận trong Hiến pháp mới như quyền được sống trong môi trường trong lành và nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43), quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34), quyền được hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41). Ngoài các điểm mới trên đây, Hiến pháp năm 2013 còn quy định quyền của mọi người được hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kì hình thức thử nghiệm nào khác hên cơ thể người đều phải được sự đồng ý của người thử nghiệm (khoản 3 Điều 20). Điểm mới cũng được nhiều chuyên gia pháp luật về Hiến pháp đánh giá cao về chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp năm 2013 là nguyên tắc: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (khoản 2 Điều 14).

Hơn thế nữa, vị trí thứ hai trong Hiến pháp được dành cho chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã thể hiện sự đề cao quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp.

Tóm lại, 05 bản Hiến pháp nước ta đánh dấu 05 giai đoạn phát triển của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 là sự kế thừa và phát triển của các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992. Với sự ra đời của Hiến pháp năm 2013, chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam đã tiến một bước dài trên con đường phát triển và hoàn thiện.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *