Thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án nhân dân

Khái niệm về thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án nhân dân

Thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án nhân dân là phạm vi quyền của tòa án trong việc thụ lý và giải quyết vụ án hành chính. (Phân biệt thẩm quyền với quyền hạn của TA).

Ý nghĩa

  • Cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện: bảo vệ quyền khởi kiện trong thời hiệu khởi kiện do PL quy định
  • Hoạt động tố tụng: TAND xác định được đúng thầm quyền xét xử của mình, tránh trường hợp thụ lý sai dẫn đến bản án bị huỷ, phải xử lý lại.
  • Hoạt động quản lý nhà nước: theo dõi kiểm tra việc thực hiện, phát hiện sai phạm và điều chỉnh, đảm bảo quyền lợi của cá nhân, tố chức khởi kiện và thẩm quyền của TAND thực hiện.

Các loại thẩm quyền xét xử hành chính của TAND:

Theo loại việc bị khiếu kiện

– Giúp xác định có thuộc loại TTHC hay ko

– Thẩm quyền theo loại việc bị khiếu kiện giúp XĐ vụ việc xảy ra có thuộc thẩm quyền giải quyền của TAND theo thủ tục TTHC hay ko

  • (Loại việc= khiếu kiện= đối tượng khởi kiện: đều chỉ đến vụ vc thuộc tq xét xử của TAND. Tuy nhiên lưu ý khiếu kiện có 2 th: 1- danh từ, chỉ vc đó có thuộc tq xử án hay ko; 2- động từ thì ko bằng nghĩa với hai từ còn lại = khiếu nại + khởi kiện.

– Các loại việc thuộc thẩm quyền xét xử của TA: Điều 30 luật TTHC.

⊕ 1- Khiếu kiện quyết định hành chính:

– Khái niệm: khoản 1 điều 3 luật TTHC

– Đặc điểm của QĐHC thuộc thẩm quyền xét xử của TA:

  • Bằng văn bản? (Văn bản quy định rộng: bao gồm cả các loại tập tin điện tử, văn bản thông báo có nội dung quyết định hành chính)
  • Do cơ quan HCNN, cơ quan tổ chức được giao thực hiện chức năng quản lý hoặc người có thẩm quyền trong CQ tổ chức đó ban hành. (không chỉ trong CQNN mà còn các CQTC được giao quyền; không phải chỉ có người có thẩm quyền mà cả CQHCNN- giao thu hồi đất- ký TM).
  • QD hành chính thuộc thẩm quyền xét xử của TA phải là quyết định mang tính cá biệt (mang tính áp dụng pháp luật). Vì sao chỉ áp dụng khi mang tính cá biệt. (“…áp dụng 1 lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”)
  • Nội dung của QĐHC trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. (tuyệt nhiên ko bao gồm hoạt động tư pháp,

⊕ 2- Khiếu kiện hành vi hành chính:

– Khái niệm: quy định tại khoản 3 điều 3 Luật TTHC

– Đặc điểm:

  • Hành vi của CQHC, CQ tổ chức được giao thực hiện quản lý HC hoặc người có thẩm quyền trong CQ đó
  • Thể hiện dưới dạng hành động hoặc ko hành động
  • Hành vi HC phải liên quan đến vc thực hiện nhiệm vụ công vụ (tức nhiệm vụ quyền hạn) được giao
  • Nội dung của hành vi HC phải trong hoạt động quản lý NN, không liên quan bí mật NN trong 3 lĩnh vực QP AN NG, ko lien quan hành vi xử lý VPHC của TA, ko phải là hành vi nội bộ.

⊕ 3- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc

– Khái niệm: Khoản 5 Điều 3 luật

– Đặc điểm

  • Là văn bản dưới dạng quyết định
  • Do người đứng đầu CQNN ban hành
  • Trong các hình thức kỷ luật đối với công chức thì chỉ được khởi kiện đối với hình thức kỷ luật buộc thôi việc
    • (xét mức độ nghiêm trọng của hình thức buộc thôi việc, các hình thức nhẹ hơn mang tính chất nội bộ cơ quan,
  • Chỉ có công chức giữ chức vụ Tổng cục trưởng (ở trên là Bộ, chính phủ) và tương đương- viện trưởng, cục trưởng, đơn vị trực thuộc của Cục) trở xuống mới được quyền khởi kiện. Cán bộ là do bầu cử, viên chức theo HĐ làm việc do Luật LĐ điều chỉnh – giải quyết tranh chấp dân sự)
    • Trưởng CA Xã có thể là công an chính quy hoặc không chính quy (thì bị thôi việc-> khởi kiện). Trưởng CA phường, thị trấn luôn là chính quy nên ko thể khơỉ kiện.

⊕ 4- Quyết định GQKN về QĐXL vụ việc cạnh tranh

– Có hai nhóm hành vi cạnh tranh bị PL cấm: (Khoản 3 điều 1 NQ 02)

  • Cạnh tranh không lành mạnh: khiếu nại lên cục quản lý cạnh tranh thuộc Sở Công thương => ra QĐ giải quyết khiếu nại. Đối với nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì khiếu kiện thuộc thẩm quyền xét xử của Toà Án là quyết định giải quyết khiếu nại về QĐ xử lý vụ việc cạnh tranh => Trong cạnh tranh chỉ khiếu kiện đối với quyết định giải quyết khiếu nại
  • Hạn chế cạnh tranh: thuộc Hội đồng cạnh tranh (CQ thường trực) => HĐ xử lý vụ việc cạnh tranh (CQ lâm thời) cho 1 vụ việc cụ thể. Đối với nhóm hành vi Hạn chế CT, thì khiếu kiện thuộc thẩm quyền xét xử hành chính của TA là QĐ giải quyết khiếu nại về QD xử lý vụ việc cạnh tranh của HĐ cạnh tranh.

⊕ 5- Danh sách cử tri bầu cử:

Bảo vệ quyền lợi được bầu cử của người dân. Đối với loại khiếu kiện này công dân chỉ được quyền kiện về vc không có tên hoặc ghi tên sai trong danh sách cử tri mà ko được quyền kiện về quy trình bầu cử, kết quả bầu cử và tư cách ứng cử viên.

Thẩm quyền theo cấp toà án và theo lãnh thổ

– Thẩm quyền theo cấp TA giúp xác định vụ việc xảy ra thuộc thẩm quyền giải quyết theo TA cấp tỉnh or cấp huyện( Được qui tại Đ31,32………) thẩm quyền theo lãnh thổ giúp xđ vụ việc xảy ra thuộc thẩm quyền giải quyết theo địa giới hành chính nào( Đ31 32).

– Xác định thẩm quyền theo cấp TA:

  • Note: Đv QĐ hành chính, hành vi hành vi của Chủ Tịch UBND và UBND cấp huyện thì kiện ở TAND cấp tỉnh. Ngoài ra, các QĐ hành chính, hành vi hành chính trong CQNN từ cấp huyện trở xuống -> TAND cấp huyện
  • ĐV QĐ hành chính, hành vi hành chính của CQNN, người có thẩm quyền trong CQNN từ cấp tỉnh, TW -> TAND cấp tỉnh.

– Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ:

  • Các QĐHC, HVHC của CQNN, người có thẩm quyền trong CQNN cấp địa phương bao gồm tỉnh, huyện, xã thì kiện tại TA cùng trụ sở với CQ ban hành QĐ đó
  • Các QĐHC, HVHC của CQNN, người có thẩm quyền trong CQNN cấp TW thì 2 trường hợp:
    • Cá nhân khởi kiện: kiện tại TA nơi cá nhân cư trú hoặc làm việc
    • Tổ chức khởi kiện: kiện tại TA nơi tổ chức đặt trụ sở.
    • Quy tắc này chỉ đúng khi đi kèm với các nguyên tắc sau:
      1. Đối với QĐHC, HVHC của CQNN cấp TW mà người khởi kiện ko có nơi cư trú và nơi làm việc tại VN, kiện tại TA cùng trụ sở với CQNN, người có thẩm quyền đã ban hành QĐ.
      2. Đối với QĐHC, HVHC của cq đại diện ngoại giao VN ở nc ngoài (vd đại sứ quán, tổng LSQ) mà người khởi kiện ko có nơi cư trú, nơi làm việc tại VN thì kiện tại TAND TP HN hoặc TAND TP HCM (Khoản 5 điều 32).
      3. Đối với QĐ kỷ luật buộc thôi việc của CQNN cấp tỉnh và cấp TW thì kiện tại TA nơi công chức làm việc trước khi bị buộc thôi việc. (khoản 6 điều 32)
      4. Có những vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp Huyện nhưng TA cấp tỉnh lấy lên để xét xử, đó là các trường hợp quy định tại điều 4 của NQ 02.

Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *