Vai trò của Toà án nhân dân đối với xã hội

1. Bảo đảm trật tự, ổn định, bình yên

Từ cổ chí kim, trên lãnh thổ của bất kì quốc gia nào, khi con người sống quây tụ với nhau thành cộng đồng thì có thể phát sinh xung đột. Dân số càng tập trung thì sự va chạm lợi ích càng nhiều và do đó xung đột cũng càng nhiều và gay gắt. Nói cách khác, xung đột giữa người với người, giữa người dân với cơ quan nhà nước là hiện tượng khách quan, ở đâu cũng có và bất kì thời kì nào cũng có. Xã hội không có xung đột chỉ là xã hội lý tưởng hóa. Tất nhiên, con người ai cũng có nhu cầu cơ bản nhất là được sinh sống trong một môi trường hòa bình, một xã hội có trật tự và yên bình. Xã hội cũng không thể tồn tại và phát triển được nếu không duy trì được trật tự, ổn định, đặc biệt là sự yên bình trong xã hội. Như vậy, câu hỏi lớn luôn đặt ra đối với bất kì xã hội nào là làm thế nào để duy trì trật tự, ổn định và sự yên bình trong điều kiện sự va chạm, xung đột lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội lúc nào cũng có thể xảy ra?

Câu trả lời nằm ở hai yếu tố: Pháp luật và công lý, trong đó công lý đóng vai trò quan trọng hơn.

Từ thời Cổ đại, Aristotle đã đưa ra nhận định mà cho tới ngày nay vẫn đúng: “Con người, khi hoàn hảo, là loài động vật tuyệt vời nhất, nhưng, khi rời xa pháp luật và công lý, đó lại là loài động vật tồi tệ nhất… Bởi vậy, con người không có phẩm hạnh sẽ là loài động vật báng bổ và tàn bạo nhất, luôn đói khát và thèm thuồng nhất. Nhưng công lý chính là thứ ràng buộc mọi người trong quốc gia, vì sự thi hành công lý, tức là quyết định cái gì là công bằng, chính là nguyên tắc duy trì trật tự trong một xã hội có nhà nước (xã hội chính trị)”. Thế kỉ IV sau công nguyên, Augustine, nhà triết học Thiên chúa giáo được phong Thánh, cũng khẳng định: “Nếu công lý bị tước đoạt thì các vương quốc sẽ chỉ còn đầy rẫy cướp bóc khủng khiếp”.1 Đến cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, Wilhelm Joseph, triết gia nổi tiếng người Đức, tiếp tục khẳng định:“Sự thất bại trong duy trì công lý dân sự sẽ ngay lập tức dẫn tới tình trạng gia tăng tội phạm gây bẩt ổn xã hội. Càng nhiều người cảm thay sự bất công thì sự bẩt công càng trở thành một phần trong tâm lý hành xử của họ ”.

Như vậy, yếu tố mấu chốt để bảo đảm trật tự, ổn định và bình yên trong xã hội chính là bảo vệ và duy tri được công lý. Như Francis Bacon, nhà triết học, luật gia, tác gia lỗi lạc thời kì khai sáng của Anh Quốc đầu thế kỉ XVII viết: “Nếu chúng ta không bảo vệ, duy trì Công lý, thì Công lý không bảo vệ, duy trì chúng ta”. Nếu người dân thấy trong xã hội có công lý thì mọi xung đột, mâu thuẫn hay va chạm đều có thể được hóa giải. Ngược lại, sẽ càng làm tình trạng xung đột ngày càng nhiều và trầm trọng.

Nhìn vào hoạt động của tòa án, chúng ta thấy những nhận định trên đây càng được khẳng định.

Thứ nhất, tòa án đại diện cho cơ chế mà nhà nước cung cấp để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong xã hội một cách hòa bình và theo cách thức văn minh. Nếu người dân tự xử các tranh chấp của mình thì sẽ gây tình trạng “luật rừng”, kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu, kẻ côn đồ làm người hiền lành run sợ. Tranh chấp sẽ được giải quyết bằng vũ lực, bằng sự hành hung thậm chí giết chóc lẫn nhau. Từ đó dẫn tới tình trạng bất ổn và rối loạn. Trong xã hội “luật rừng” thì thế lực tội phạm sẽ lộng hành và không người dân nào cảm thấy yên ổn. Người dân tự xử tranh chấp của mình thi không bao giờ bảó đảm được công lý vì không bên nào chịu bên nào. Chính vì vậy mà nhà nước hình thành cơ chế tòa án để giải quyết mọi tranh chấp trong xã hội. Bằng cơ chế tòa án, nhà nước buộc mọi tranh chấp, cho dù trong đó các bên có bức xúc tới đâu, uất ức tới đâu, cũng phải được giải quyết một cách hòa bình chứ không được dẫn tới xung đột, không dẫn tới tình trạng người chịu thua phải “ngậm đắng, nuốt cay” trước kẻ mạnh để rồi lại tìm cơ hội trả thù. Người dân không bao giờ khuất phục trước cưỡng lực cho dù cưỡng lực đó có lớn như thế nào, người dân chỉ bị thuyết phục trước công lý. Tòa án xét xử các tranh chấp trên cơ sở lẽ phải, lẽ công bằng chứ không căn cứ sức mạnh các bên. Trước tòa án, các bên binh đẳng và có quyền đưa ra lý lẽ của mình để bảo vệ quyền lợi của mình. Như vậy, cách bảo vệ quyền lợi bằng lý lẽ chứ không phải bằng vũ lực. Bên cạnh đó, tòa án có quyền triệu tập bất kì ai về vấn đề của vụ án. Người được triệu tập phải trình diện và trả lời trước tòa án, cho dù đó là cơ quan nhà nước. Với cơ chế này, công lý, lẽ phải, lẽ công bằng được làm rõ và tranh chấp được giải quyết. Cơ chế giải quyết tranh chấp tại tòa án như vậy là cơ chế giải quyết văn minh mà qua đó tòa án đem lại công lý cho từng tranh chấp cụ thể. Người dân cảm thấy thuyết phục vì tranh chấp được giải quyết dựa trên lẽ công bằng, lẽ phải, pháp luật chứ không dựa frên quy luật “cá lớn nuốt cá bé” hay “người có tài sản giá trị cao luôn phải bồi thường cho người có tài sản giá trị thấp”.

Cách thức tìm ra lẽ phải, lẽ công bằng là sử dụng lý lẽ chứ không phải là vũ lực. Người chủ trì quá trình tìm ra lẽ phải, lẽ công bằng là công chức nhà nước chuyên nghiệp, là chuyên gia pháp luật và không thiên vị bên nào. Kết quả xét xử như vậy hoàn toàn thể hiện công lý và các bên sẽ cảm thấy vụ việc được giải quyết thỏa đáng mà không có xung đột hay trả thù. Từ đó dù có tranh chấp, bức xúc, thậm chí uất ức thì vụ tranh chấp cũng được giải quyết ổn thỏa và trong hòa bình.

Thứ hai, không những giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong hòa bình, đem lại công lý cho từng vụ việc cụ thể, Tòa án còn đem lại công lý chung cho xã hội. Từ mỗi vụ việc được giải quyết một cách hòa bình, tòa án cho người dân nói chung thấy trong xã hội có công lý và mỗi khi họ có tranh chấp hay bị bất công, bắt nạt thì nhà nước có một cơ chế mạnh mẽ để bảo vệ họ. Những kẻ xâm hại thân thể, lợi ích của người khác bị trừng trị thích đáng. Người yếu thế không phải sợ kẻ mạnh hơn vì đã có công lý bảo vệ họ. Kẻ mạnh hơn cũng không dám bắt nạt người yếu thế hơn bởi công lý sẵn sàng trừng trị họ. Từ đó công lý được duy trì trong xã hội và công lý bảo vệ mọi người trong xã hội. Qua hoạt động xét xử của tòa án, người dân cũng thấy được pháp luật gần gũi với cuộc sống, có hiệu lực trong đời sống, từ đó ý thức tuân thủ pháp luật được nâng cao. Ồn định, trật tự và bình yên nhờ đó được duy trì trong xã hội.

Như vặy, Tòa án chứ không phải bất kì cơ quan nhà nước nào khác đóng vai trò chủ chốt trong việc bảo đảm ổn định, trật tự và bình yên trong xã hội, bởi vì khi tòa án thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ công lý của mình thì công lý sẽ ngự trị và người dân được bảo vệ trong một xã hội ổn định, trật tự và yên bình.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, vai trò này là một trách nhiệm chứ không phải là đặc ân dành cho tòa án. Như trcn đã đề cập, chỉ có tòa án mới là cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ công lý. Neu tòa án không hoàn thành được nhiệm vụ này, tức là không cho thấy công lý hiện diện qua từng phán quyết của mình, công lý sẽ không hiện diện trong xã hội. Hậu quả là người dân không tin vào công lý. Họ sẽ tự giải quyết các tranh chấp của mình và xã hội sẽ đầy rẫy bạo lực, đúng như hình ảnh mà Augustine đã mô tả.

2. Bảo đảm kiểm soát quyền Lực, xây dựng nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật

Như trình bày tại Chương X, triết lý cốt lõi của nhà nước pháp quyền là mọi chủ thể trên lãnh thổ quốc gia, từ người dân tới tổ chức và cơ quan nhà nước, đều phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật. Điều này có nghĩa là mọi vi phạm pháp luật, vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp đều phải bị chế tài. Hoạt động của tòa án trực tiếp hiện thực hóa triết lý đó. Khi thực hiện các nhiệm vụ như phân tích trên đây, tòa án đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật. Hơn thê, tòa án bảo vệ pháp luật nhân danh công lý, tức là nhân danh giá trị thuyết phục nhất trong xã hội. Như vậy, tỏa án có vai trò trực tiếp bảo đảm xây dựng nhà nước pháp quyền.

Các hoạt động của tòa án cũng góp phần quan trọng kiểm soát quyền lực nhà nước. Vai trò của tòa án trong vấn đề này thể hiện rõ nét nhất ở hai phương diện:

Thứ nhất, khi xét xử các vụ án hành chính, tòa án thể hiện vai trò giám sát quyền lực của cơ quan hành chính nhà nước. Điều này có ý nghĩa vô cùng lớn. Các cơ quan hành chính nhà nước tạo thành hệ thống cơ quan lớn nhất trong bộ máy nhà nước với nhiều công chức và đầu mối cơ quan từ trung ương tới địa phương. Hoạt động của hệ thống này tác động trực tiếp, hàng ngày và mọi mặt tới đời sống người dân. Với tính chất như vậy, cơ quan hành chính thường gây nhiều khúc mắc, khiếu kiện nhất với người dân. Khi vụ kiện hành chính xảy ra, tức là đã có người dân cho rằng quyền lợi của minh bị xâm phạm bởi hoạt động của một cơ quan hành chính nhà nước nào đó và muốn tòa án bảo vệ. Tòa án, trong trường hợp này sẽ không thể làm thay cơ quan hành chính mà chỉ phân xử liệu hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước có trong khuôn khổ pháp luật cho phép hay không, tức là có hợp pháp hay không. Như vậy, cho dù phán quyết của tòa án như thế nào thì cơ quan này cũng đã thực hiện công việc kiểm soát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước không được vượt ra ngoài khôn khổ pháp luật. Người dân, nhờ thế, cũng được bảo vệ trước sự lạm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước.

Thứ hai, khi tòa án thực hiện quyền “đình chỉ hiệu lực” của văn bản quy phạm pháp luật như đề cập trên đây. Văn bản quy phạm pháp luật trái với vãn bản của cấp trên là những văn bản không có hiệu lực áp dụng. Khi tòa án phát hiện và đề nghị cơ quan ban hành sửa đổi, bổ sung tức là đã nêu vấn đề trong văn bản có mâu thuẫn để cơ quan ban hành xem xét. Trong quá trình đó, văn bản quy phạm pháp luật có vấn đề sẽ chưa được áp dụng. Qua hoạt động này, về thực chất tòa án góp phần kiểm soát hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan lập quy. Tuy nhiên, hiện nay vai trò kiểm soát của tòa án trong lĩnh vực này mới đang giới hạn trong phạm vi bảo đảm sự tuân thủ các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều cần lưu ý là vai trò trên đây của tòa án hiện nay đang gặp những rào cản tương đối lớn. Tòa án hiện nay chưa được quy định quyền hủy bỏ hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật trái với các văn bản cấp trên. Cũng chưa văn bản pháp luật nào quy định chính thức rằng tòa án có thẩm quyền xem xét tính hợp hiến đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước. Do vậy, những vấn đề quan trọng nhất ttong lĩnh vực kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm pháp quyền vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của tòa án.

3. Bảo đảm an toàn pháp lý cho môi trường kinh doanh

An toàn pháp lý là khái niệm rất quan trọng đối với môi trường kinh doanh. Khái niệm này được hiểu là điều kiện có được trong môi trường kinh doanh ở mỗi quốc gia khi thương nhân kinh doanh ở quốc gia đó tin tưởng rằng quyền lợi của mình được pháp luật bảo vệ và khi quyền lợi của mình bị xâm phạm thì sẽ có cơ chế hữu hiệu và kịp thời ở quốc gia đó bảo vệ quyền lợi cho mình và bảo đảm những thiệt hại được bồi thường thỏa đáng.

An toàn pháp lý là yếu tố cực kì quan trọng cho sự ổn định, tính lành mạnh của môi trường kinh doanh. An toàn pháp lý cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Có an toàn pháp lý thì các doanh nghiệp không lo bị chèn ép, không mất thời gian và chi phí cho các công việc phi kinh doanh, không sợ tiêu cực, từ đó tập trung phát triển hoạt động kinh doanh. Có an toàn pháp lý, nhà đầu tư nước ngoài và trong nước mới yên tâm đầu tư. Thực tế cho thấy an toàn pháp lý, cùng với ổn định chính trị là những yếu tố vô cùng quan trọng tạo ra tính cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trong thu hút nguồn vốn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Đó là chưa kể một số quốc gia có độ an toàn pháp lý cao còn có thể phát triển, cung cấp dịch vụ tư pháp cho cả khu vực, ví dụ như: Singapore.

Có thể thấy, an toàn pháp lý có phạm trù tương tự như bảo vệ công lý trong kinh doanh. Và như vậy, tòa án đóng vai trò quan trọng nhất, với tư cách là cơ quan phân xử tranh chấp giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tòa án cũng phân xử các tranh chấp hành chính khi doanh nghiệp kiện cơ quan hành chính nhà nước. Thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ công lý trong lĩnh vực này, tòa án sẽ tỏ cho các doanh nghiệp thấy rằng hoạt động kinh doanh của họ được pháp luật bảo vệ, quyền và lợi ích hợp pháp của họ được công lý bảo vệ. Tòa án, như vậy, trực tiếp bảo đảm an toàn pháp lý cho môi trường kinh doanh.

Cũng cần lưu ý rằng, không chỉ có tòa án là cơ quan phân xử các tranh chấp thương mại mà còn có sự tham gia của các thiết chế tài phán phi nhà nước như Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), các trung tâm trọng tài thương mại, thậm chí trọng tài nước ngoài. Các thiết chế này đóng vai trò thường xuyên và khá hiệu quả trong giải quyết tranh chấp thương mại bởi tính chất của chúng phù hợp với tính chất của các tranh chấp thương mại. Tuy nhiên, tòa án vẫn đóng vai trò quan trọng hơn trong bảo đảm an toàn pháp lý cho môi trường kinh doanh. Nếu tòa án thực sự khách quan và bảo vệ công lý thì thiết chế đó hiệu quả và đỡ tốn kém hơn nhiều so với các thiết chế tài phán phi nhà nước. Mặt khác, phán quyết của các thiết chế giải quyết tranh chấp thương mại phi nhà nước phải được tòa án công nhận và cho thi hành thì mới có hiệu lực thi hành ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tranh chấp giữa doanh nghiệp và cơ quan hành chính nhà nước vẫn chỉ thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án.

4. Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân

Hệ thống tòa án nhân dân gồm có các toà án sau đây:

– Toà án nhân dân tối cao.

– Toà án nhân dân cấp cao.

– Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– Toà án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

– Toà án quân sự

Toà án nhân dân xét xử theo các nguyên tắc của tố tụng. Các toà án nhân dân địa phương và các toà án quân sự chịu sự hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao về đường lối xét xử, áp dụng thống nhất pháp luật. Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu ữách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội, trong trường hợp Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm báo cáo trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Chánh án toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân cùng cấp ở địa phương.

5. Chức năng và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân tối cao

Theo Điều 2 Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014: Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền tư pháp. Toà án có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân tối cao:

1. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

2. Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.

3. Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

4. Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.

5. Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.

6. Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *