Việc làm là gì ? Quản lý nhà nước về lao động và việc làm

1. Quy định chung về việc làm

Trong khuôn khổ của luật lao động, việc làm được đề cập đến ở các phương diện đảm bảo quyền tự do việc làm, không phân biệt đối xử trong việc làm và các biện pháp khuyến khích giải quyết việc làm cho người lao động. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng có Công ước 111 (năm 1958) và Công ước 122 (1964) về các vấn đề đó. Ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước có các chính sách, chương trình, quỹ quốc gia về việc làm; thực hiện các biện pháp hỗ trợ giải quyết, đảm bảo việc làm cho người lao động; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự tạo việc làm, thu hút sử dụng nhiều lao động, dạy nghề cho người lao động… Các đơn vị sử dụng lao động có nghĩa vụ đảm bảo việc làm cho người lao động theo thoả thuận, có trách nhiệm sắp xếp việc làm hoặc bổi thường khi người lao động bị mất việc làm do đơn vị thay đổi cơ cấu, công nghệ, sáp nhập, chia tách, chuyển đổi… Người lao động có trách nhiệm tự tạo việc làm, có quyền trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ việc làm để tham gia quan hệ lao động.

2. Khái niệm quản lý nhà nước về lao động

Dưới góc độ pháp luật lao động, quản lý nhà nước về lao động là một chế định của luật lao động. Nó bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ quản lý lao động giữa nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội.

Các hành vi quản lý lao động, các hoạt động sử dụng lao động, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động… Thuộc phạm vi của quản lý nhà nước về lao động và vì vậy được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật lao động.

Quản lý nhà nước về lao động là hình thức quản lý đặc biệt và có hiệu quả to lớn trong thực tiễn. Điều này có được là nhờ ở chức năng của nhà nước cũng như từ sức mạnh vốn có của bản thân nhà nước. Quyền lực, tính bắt buộc chính là những yếu tố không thể thiếu được và có tính đặc thù trong quản lý về lao động

Đây là một trong những lĩnh vực quản lý của Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gồm các nội dung quản lý nhất định. Việc quản lý lao động của nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định thị trường lao động, đảm bảo cân bằng quyền và lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ lao động.

Đặc điểm về chủ thể quản lý, tính chất quản lý và mục tiêu quản lý chính là lý do căn bản tạo nên sự khác biệt giữa quản lý nhà nước về lao động so với các dạng quản lý khác được sử dụng trong các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nhà nước.

3. Nội dung Quản lý nhà nước về lao động, việc làm

Nội dung Quản lý nhà nước về lao động và việc làm bao gồm:

– Nắm cung cầu và sự biến động cung cầu về lao động làm cơ sở quyết định chính sách quốc gia, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bổ và sử dụng lao động toàn xã hội;

– Ban hành và hưởng dẫn thi hành các văn bản pháp luật về lao động;

Quản lý nhà nước về lao động là một trong những lĩnh vực quản lý của Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào nội dung quản lý, sử dụng các biện pháp quản lý nhằm tác động vào đối tượng quản lý, bảo đảm và thúc đẩy quan hệ lao động, thị trường lao động phát triển theo những định hướng mà Nhà nước đã đặt ra.

Quy định về các nội dung quản lý nhà nước về lao động, bao gồm:

Căn cứ Điều 212 Bộ luật Lao động 2019 quy định các nội dung quản lý nhà nước về lao động như sau:

– Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động.

Nội dung quản lý này nhằm bảo đảm về xây dựng thế chế phục vụ quản lý, tạo công cụ quản lý, công cụ pháp luật là quan trọng nhất của quản lý nhà nước về lao động.

– Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và biến động cung, cầu lao động; quyết định chính sách tiền lương đối với người lao động; quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội, giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề; xây dựng khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp. Quy định danh mục nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Đây là các nội dung nhằm phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực.

– Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động; thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, tiền lương và thu nhập của người lao động; quản lý lao động về số lượng, chất lượng và biến động lao động.

Nội dung nhằm đảm bảo duy trì, ổn định và làm lành mạnh môi trường lao động và quan hệ lao động.

– Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; thúc đẩy việc áp dụng quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động; thực hiện việc đăng ký và quản lý hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

– Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.

Quan hệ lao động hiện nay đang trong bối cảnh toàn cầu hóa, hợp tác về lao động là lĩnh vực quan trọng hiện nay nhiều quốc gia phải quan tâm. Do đó, Nhà nước phải thực hiện chính sách họp tác quốc tế nhằm mở rộng quan hệ quốc tế, mở rộng thị trường lao động để bảo đảm công ăn, việc làm, nâng cao kỹ năng, tay nghề, cung cách làm ăn để người lao động có nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cho người lao động.

– Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lao động. Đây là nội dung quản lý nhằm bảo đảm về xây dựng thế chế phục vụ quản lý, nói cách khác là tạo công cụ quản lý, trong đó công cụ pháp luật là quan trọng nhất của quản lý nhà nước về lao động.

– Các nội dung phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, như: Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và sự biến động cung cầu lao động; quyết định chính sách, quy hoạch, kể hoạch về nguồn nhân lực, dạy nghề, phát triển kỹ năng nghề, xây dựng khung trình độ nghề quốc gia, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội. Quy định danh mục những nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

– Các nội dung nhằm đảm bảo duy trì, ổn định và làm lành mạnh môi trường lao động và quan hệ lao động, như: Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, thu nhập của người lao động; Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về lao động; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.

– Hoạt động hợp tác quốc tế về lao động. Quan hệ lao động đang đứng trước bối cảnh toàn cầu hóa, họp tác nói chung và hợp tác về lao động là lĩnh vực quan trọng hiện nay nhiều quốc gia phải quan tâm. Do đó, Nhà nước phải thực hiện chính sách họp tác quốc tế nhằm mở rộng quan hệ quốc tế, mở rộng thị trường lao động để bảo đảm công ăn, việc làm, nâng cao kỹ năng, tay nghề, cung cách làm ăn để người lao động có nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cho người lao động.

4. Cơ quan Quản lý nhà nước về lao động, việc làm

Quản lý nhà nước về lao động là lĩnh vực đặc biệt và phức tạp bởi lẽ muốn làm tốt công tác này, Chính phủ phải có các giải pháp đồng bộ ở nhiều lĩnh vực khác nhau, xây dựng hành lang pháp lí cũng như các điều kiện vật chất, cộng vói sự hợp tác của các nước trong khu vực và trên thế giới; đặc biệt là việc thiết lập hệ thống các cơ quan Quản lý nhà nước về lao động. Theo quy định của Bộ luật lao động thì Chính phủ thống nhất Quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước.

Bộ lao động-thương binh và xã hội là cơ quan có chức năng Quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội trong phạm vi cả nước, uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện Quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình. Cơ quan lao động địa phương giúp uỷ ban nhân dân cùng cấp Quản lý nhà nước về lao động theo sự phân cấp của Bộ lao động – thương binh và xã hội.

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và công đoàn các cấp tham gia giám sát việc Quản lý nhà nước vể lao động theo quy định của pháp luật.

Để thực hiện Quản lý nhà nước về lao động, Bộ lao động thương binh và xã hôi có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

– Nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách quy định về quan hệ lao động như tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, điều kiện lao động, tranh chấp lao động và các quan hệ lao động khác, về giải quyết việc làm, dạy nghề xã hội gắn với tạo việc lậm;

– Quản lý chỉ đạo công tác dạy nghề xã hội gắn vói tạo việc làm và giới thiệu việc làm cho người lao động;

– Chủ trì việc phối hợp với các bộ để Quản lý dự án vùng kinh tế mới và nguồn vốn của Nhà nước đầu tư cho di dân xây dựng vùng kinh tế mới;

5. Các biện pháp quản lý nhà nước về lao động

Để thực hiện quản lý về lao động có hiệu quả, nhà nước không chỉ dựa vào hệ thống các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, có trách nhiệm mà còn phải biết đề ra và sử dụng các biện pháp quản lý thích hợp. Theo quy định của pháp luật các biện pháp chủ yếu được sử dụng nhằm thực hiện công tác về lao động bao gồm: Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động, các luật, pháp lệnh về lao độg; Ban hành các chính sách, các quy định nhằm tổ chức tốt các hoạt động chức năng của hệ thống các cơ quan quản lí về lao động; Xây dựng chính sách phục vụ cho sự vận hành của thị trường lao động.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *