Bảo hộ quyền tác giả trong tư pháp quốc tế?

Quyền tác giả là một nhóm của quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm những quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với các tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật và các quyền đó được nhà nước bảo hộ cho một thời hạn nhất định.Bảo hộ quyền tác giả là những cách thức, biện pháp được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng với mục đích tạo ra hành lang pháp lí nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, xác lập quyền của chủ thể đối với đối tượng và quyền tác giả tương ứng và bảo vệ quyền đó chống lại bất kì sự vi phạm nào của bên thứ 3.

Việc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài được chia làm hai trường hợp : Trường hợp có điều ước quốc tế điều chỉnh: Công ước Bécnơ; Hiệp định TRIMs, Hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ; Hiệp định giữa Việt Nam – Thụy Sỹ; Hiệp định khung Việt Nam – ASEAN; Trường hợp không có các điều ước quốc tế điều chỉnh thì quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài sẽ được bảo hộ tại Việt Nam theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quyền tác giả trong tư pháp quốc tế là quyền nhân thân và quyền tài sản phát sinh từ các quan hệ về quyền tác giải có yếu tố nước ngoài.
Yêu tố nước ngoài ở đây được thể hiện bới 1 trong 3 yếu tố:
+ Chủ thể: tác giả là người nước ngoài hoặc chủ sở hữu tác phẩm là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài.

+ Sự kiện: sự kiện pháp lý xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền tác giả xảy ra ở nước ngoài.
+ Tài sản: tác phẩm được sử dụng ở nước ngoài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *