Thứ nhất, đàm phán trực tiếp
– Đàm phán trực tiếp là biện pháp cổ điển nhất nhưng cũng phổ biến nhất trong giải quyết các tranh chấp quốc tế
– Ưu điểm của biện pháp này
+ Thông qua đàm phán, các quan điểm, lập trường cũng như yêu sách cụ thể của mỗi bên được thể hiện rõ nhất trực tiếp nhất.
+ Hạn chế được ảnh hưởng, tác động của bên thứ 3 vào quan hệ tranh chấp
– Để có thể sử dụng các biện phấp tranh chấp khác, chẳng hạn như biện pháp xét xử, thì đàm phán có thể coi là giai đoạn bắt buộc. Trong giai đoạn đàm phán bắt buộc này, nghĩa vụ đàm phán không đồng nghĩa với nghĩa vụ phải đạt đến một kết quả nhất định, tiêu chí quyết định chính là thái độ thiện chí của mỗi bên
– Sau khi được cơ quan có thẩm quyền của mỗi bên xác nhận, chấp nhận, kết quả của đàm phán sẽ có giá trị pháp lí ràng buộc đối với các bên
Thứ hai, trung gian
– Trung gian là một biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế một cách hào bình với sự tham gia của bên thứ 3-bên không tham gai tranh chấp (có thể là cá nhân, quốc gia, nhóm quốc gia). Bên thứ 3 không chỉ vận động, thuyết phục các bên tranh chấp mà còn có thể đứng ra tổ chức đàm phán, tham gia đàm phán trực tiếp cung các bên tranh chấp. Đề xuất của bên thứ ba không có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp
– Trong quá trình đóng vai trò trung gian, bên trung gian có nghĩa vụ hành xử trên nguyên tắc trung thực. trung lập. Mặt khác, bên trung gian cũng có nghĩa vụ bảo mật các thông tin có được khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên tranh chấp
Thứ ba, Ủy ban điều tra
– Ủy ban điều tra cũng là một hình thức tham gia của bên thứ 3 vào quá trình giải quyết một tranh chấp quốc tế
– Ủy ban điều tra không có vai trò trực tiếp trong việc tìm kiếm các giải pháp cho cuộc tranh chấp, mà chỉ giới hạn ở việc tìm kiếm, xác định những sự kiện, tình huống khách quan là nguyên nhân hay bối cảnh của tranh chấp.
– Các kết quả làm việc của Ủy ban điều tra được thể hiện trong một báo cáo gửi cho các bên tranh chấp và không có giá trị rang buộc đối với các bên.
Thứ tư, Ủy ban hòa giải
– Việc sử dụng ủy ban hòa giải để giải quyết tranh chấp quốc tế là một thực tiễn lâu đời trong quan hệ quốc tế. Ủy ban hòa giải quốc tế là một trong số các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua con đường ngoại giao có sự tham gia của bên thứ 3
– Nhiệm vụ của ủy ban hòa giải là xem xét toàn bộ các khía cạnh của vụ tranh chấp, trên cơ sở đó, đưa ra giải pháp có tính khuyến nghị đới với các vụ tranh chấp cho các bên. Việc sử dụng ủy ban hòa giải để giải quyết tranh chấp không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên tranh chấp
– Về cơ chế hoạt động, ủy ban hòa giải có những điểm tương đồng với một cơ quan xét xử, tuy nhiên, đặc điểm đặc trưng cơ bản để ủy ban hòa giải không phải cơ quan xét xử là tính chất không ràng buộc của kết luận của nó. Giải pháp mà ủy ban này kiến nghị đối với vụ tranh chấp không có giá trị bắt buộc đối với các bên