Bồi thường thiệt hại có yếu có nước ngoài

[VPLUDVN] Tuy bộ luật dân sự có quy định điều chỉnh về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nhưng những vấn đề về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc phạm vi pháp luật về tư pháp quốc tế. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự 2015:

“2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài”

Như vậy, bồi thường thiệt hại có yếu có nước ngoài là:

– Có ít nhất một bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại (người bồi thường, người được bồi thường) là cá nhân pháp nhân nước ngoài

– Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

– Tài sản bồi thường ở nước ngoài

Vậy pháp luật nào được áp dụng đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

Quy định pháp luật Việt Nam (Điều 687 Bộ luật dân sự 2015)

“Điều 687. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1. Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.

2. Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng.”

Cụ thể:

– Trường hợp có thỏa thuận: Pháp luật áp dụng là pháp luật do các bên thỏa thuận

– Trường hợp không thỏa thuận thì pháp luật nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng

– Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước nơi  bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, nơi thành lập

Quy định của Hiệp định tương trợ Việt – Nga (Điều 37)

“Điều 37. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (do hành vi vi phạm pháp luật)

Nếu nguyên đơn và bị đơn đều là công dân của một Bên ký kết hoặc đều được thành lập hoặc có trụ sở ở một Bên ký kết, thì áp dụng pháp luật của Bên ký kết đó.

2. Các vấn đề quy định tại khoản 1 Điều này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án của Bên ký kết nơi xảy ra hoàn cảnh làm căn cứ để yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, hoặc nơi bị đơn thường trú hoặc có trụ sở. Tòa án của Bên ký kết nơi nguyên đơn thường trú hoặc có trụ sở cũng có thẩm quyền giải quyết, nếu trên lãnh thổ của nước này có tài sản của bị đơn.” 

Cụ thể:

– Pháp luật của nước ký kết xảy ra hoàn cảnh căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại

– Pháp luật bên ký kết nơi nguyên đơn bị đơn đều là công dân, thành lập

Như vậy, khi phát sinh vấn đề bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài ta xem xét xong giữa các nước có điều ước, hiệp ước chung hay không, nếu có áp dụng văn bản chung để xác định pháp luật áp dụng. Trường hợp giữa các bên không ký kết văn bản chung thì áp dụng quy định trong Bộ luật dân sự Việt Nam để xác định pháp luật áp dụng.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *