1. Định nghĩa cơ quan tài phán quốc tế

Cơ quan tài phán quốc tế là những cơ quan hình thành trên cơ sở sự thoả thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể luật quốc tế nhằm thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự, thủ tục tư pháp các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể thực thi, tuân thủ luật quốc tế.

Trong lịch sử hoạt động, hình thức tài phán quốc tế đầu tiên tồn tại dưới dạng trọng tài quốc tế. Trước thế kỷ XX, hình thái của cơ quan tài phán quốc tế là các trọng tài ad hoc. Công ước Lahaye năm 1899 lần đầu tiên đã trù định việc thành lập một cơ quan tài phán quốc tế thường trực, theo đó Toà án trọng tài thường trực được thành lập năm 1900 và đi vào hoạt động từ năm 1902. Tuy nhiên, đây thực tế chỉ là một danh sách các trọng tài viên thường trực, có thể được các quốc gia

lựa chọn khi giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng việc sử dụng biện pháp này. Còn cơ quan tài phán quốc tế thường trực đầu tiên trong lịch sừ hình thành và phát triển các loại hình tài phán quốc tế là Pháp viện thường trực quốc tế, được thành lập và hoạt động trong khuôn khổ Hội quốc liên. Quy chế của Pháp viện này được Đại hội đồng Hội quốc liên thông qua ngày 16/12/1920.

Khác với các cơ quan tài phán quốc gia, các cơ quan tài phán quốc tế có đặc thù của cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể là quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế. Là loại hình tài phán do các chủ thể luật quốc tế thành lập và lựa chọn sử dụng với tính chất công cụ pháp lý khi nhu cầu bảo vệ lợi ích được đặt ra, vai trò của các cơ quan tài phán quốc tế trong các hoạt động thực tế thường bị tác động bởi ý chí chủ quan của chủ thể tranh chấp trong việc viện dẫn đến thẩm quyền của thiết chế cụ thể nào đó. Một cơ quan tài phán không có thẩm quyền đương nhiên theo quy chế hoạt động mà trước hết phụ thuộc vào sự thoả thuận của chủ thể có liên quan đến tranh chấp xảy ra. Sự thoả thuận này có thể xuất hiện trước khi có tranh chấp và cũng có thể đặt ra khi tranh chấp phát sinh. Hoạt động xét xử của thiết chế cụ thể thể hiện ở các kết quả cùa quá trình vận dụng các quy định pháp luật quốc tế, sự công bằng, công lý để xác định tính chất và phân xử vụ việc, với ý nghĩa để chủ thể tranh chấp tự nguyên chấp nhận sự phán quyết của cơ quan tài phán. Giá trị pháp lý của phán quyết tại toà án hoặc tại các thiết chế tài phán khác được chủ thể tranh chấp thừa nhận và bảo đảm thi hành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mà không thông qua trình tự cưỡng chế do cơ quan tài phán quốc tế đã giải quyết tranh chấp thực hiện. Vì vậy, hình thức thực hiên các bản án cùa cơ quan tài phán quốc tế gần với cơ chế thực thi, tuân thủ luật quốc tế và không có tính chất của việc thực hiện bản án được đưa ra bởi cơ chế tài phán theo cách thông thường tại cơ quan tài phán trong từng quốc gia.

2. Phân loại các cơ quan tài phán quốc tế

Nhìn chung, các cơ quan tài phán quốc tế tổn tại chủ yếu dưới hai dạng là toà án và trọng tài quốc tế. Tính chất của mỗi loại hình tài phán phụ thuộc vào quy chế, điều lệ và chức năng đặc thù của từng loại, theo sự xác định và lựa chọn của chù thể luật quốc tế. Hiện nay, ngoài Toà án quốc tế của Liên hợp quốc, còn có một số cơ quan toà án quốc tế được hình thành và hoạt động trong khuôn khổ một điều ước cụ thể hoặc tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, không phải mọi toà án quốc tế đều có thẩm quyền xét sử những vụ việc giữa các chủ thể luật quốc tế. Các loại toà án quốc tế như Toà án Niu-rem-be, Toà án Tô- ki-ô xét sử tội phạm chiến tranh trong Đại chiến thế giới thứ n, hay gần đây Toà án hình sự quốc tế (ICC) được thành lập, có trụ sở tại Lahaye là loại hình toà án xét sử những cá nhân có hành vi là tôi phạm quốc tế (không thuộc phạm vi nghiên cứu của chương này).

Trong lịch sử quan hệ quốc tế, toà trọng tài là phương thức được sử dụng từ rất sóm để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế. Một trong những toà trọng tài được thành lập sớm nhất là Toà họng tài được thành lập trên Cơ sở Hiệp định về hữu nghị, thương mại và hàng hải giữa Anh và Mỹ năm 1794 (hay còn gọi là Hiệp định Jay) nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến hai quốc gia sau cuộc chiến tranh giành độc lập của Mỹ. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phương thức giải quyết ưanh chấp thông qua toà trọng tài đã được sử dụng khá phổ biến trong mối quan hệ giữa các quốc gia ở châu Âu và châu Mỹ Latinh. Nếu như trước đây, toà trọng tài thường được sử dụng để giải quyết các tranh chấp frong quan hệ thương mại thì ngày nay, cùng với sự phát triển của quan hệ quốc tế, toà trọng tài đã được sử dụng tương đối rộng rãi để giải quyết các ttanh chấp trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt, đối với các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng điêu ước quốc tế thì toà trọng tài được đánh giá là biện pháp hữu hiệu, công bằng và hợp lý nhất trong trường hợp các biện pháp ngoại giao được áp dụng không thành công. Chính vì vây, nhiều điều ước quốc tế song phương cũng như đa phương đã ghi nhân việc giải quyết tranh chấp thông qua toà trọng tài như Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Viên năm 1969 và 1986 về Luật điều ước quốc tế, Công ước Chicagô năm 1944 về hàng không dân dụng, Công ước Luật biển năm 1982…


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.