Các loại lãnh thổ trong luật quốc tế?
Lãnh thổ quốc gia: Lãnh thổ quốc gia là các bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối hay riêng biệt của một quốc gia, tại đó, quốc gia duy trì giới hạn quyền lực nhà nước đối với cộng đổng dân cư nhất định. Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm dựa trên quy chế pháp lý về lãnh thổ quốc gia do quốc gia tự xác định, phù hợp với luật quốc tế.
Lãnh thổ quốc tế: Lãnh thổ quốc tế là những bộ phận lãnh thổ được sử dụng chung cho cả cộng đồng quốc tế như biển quốc tế, vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế, vùng ttời quốc tế, vùng đáy biển quốc tế, khoảng không vũ trụ (kể cả Mặt Trăng và các hành tinh) và châu Nam cực. Lãnh thổ quốc tế là những bộ phận lãnh thổ được sử dụng chung cho cả cộng đồng quốc tế như biển quốc tế, vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế, vùng ttời quốc tế, vùng đáy biển quốc tế, khoảng không vũ trụ (kể cả Mặt Trăng và các hành tinh) và châu Nam cực.
Lãnh thổ có quy chế hỗn hợp: Lãnh thổ cố quy chế hỗn hợp là loại lãnh thổ mà tại đố các quốc gia không có chù quyền lãnh thổ riêng biệt nhưng có các quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán như đối vói vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Lãnh thổ có quy chế hỗn hợp không phải là lãnh thổ quốc tế và cũng không phải là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia nhưng do sự tiếp liền về lãnh thổ mà luật quốc tế quy định cho quốc gia tiếp liền có các quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán đối vói các vũng lãnh thổ này. Bên cạnh đó, quyền của các chủ thể khác cũng được thừa nhận và duy ĩrì. Quy chế pháp lý của loại lãnh thổ này được xác định hỗn hợp theo cả luật quốc tế (Luật biển quốc tế) và luật quốc gia.
Lãnh thổ quốc gia sử dụng quốc tế: Lãnh thổ quốc gia sử dụng quốc tế là những bộ phận của lãnh thổ quốc gia nhưng do sự đặc thù về vị trí địa lý, chính trị, kinh tế… của những vùng lãnh thổ này mà quy chế pháp lý của chúng được quốc tế hoá một phần nhằm phục vụ cho lợi ích của toàn thể cộng đồng quốc tế, bao gồm kênh quốc tế, sông quốc tế, eo biển quốc tế.