1. Nguyên tắc cơ bản của luật tư pháp quốc tế
1.1 Nguyên tắc quyền miễn trừ của quốc gia
Nội dung cơ bản của nguyên tắc quyền miễn trừ của quốc gia là, trong quan hệ tư pháp quốc tế, nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không một cơ quan nhà nước nào được phép xét xử, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo cho vụ kiện, thi hành án đối với quốc gia cũng như áp dụng các biện pháp như tịch thu, sai áp, bắt giữ … các tài sản thuộc sở hữu của quốc gia.
Như vậy, nguyên tắc quyền miễn trừ của quốc gia đảm bảo cho quốc gia khi tham gia vào quan hệ tư pháp quốc tế được hưởng quyền miễn trừ về tư pháp và miễn trừ đối với tất cả tài sản thuộc sở hữu của quốc gia. Nguyên tắc này cũng giống như nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu của các quốc gia khác nhau xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại, đó là bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.
Quyền miễn trừ của quốc gia trong lĩnh vực tư pháp quốc tế được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia, chẳng hạn như: Công ước Brussels 1926 về thống nhất các quy định về miễn trừ tàu thuyền nhà nước, Công ước Vienna 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Vienna 1963 về quan hệ lãnh sự, Công ước của Liên hợp quốc năm 2004 về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia, Luật về quyền miễn trừ nhà nước dành cho quốc gia nước ngoài của Hoa Kỳ năm 1976, Luật về quyền xét xử dân sự của nước Nhật với nước ngoài năm 2009 ….
1.2 Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là, khi tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế, về cơ bản, người nước ngoài được đối xử bình đẳng với nhau và với công dân Việt Nam, không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị …. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực liên quan đến chính trị, an ninh quốc gia, người nước ngoài phải chịu những hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam, ví dụ như: người nước ngoài không được tham gia bầu cử, ứng cử các chức danh nhà nước, không được làm việc trong một số ngành nghề liên quan tới an ninh quốc gia, không được sở hữu nhà với thời hạn không xác định ….
Đây cũng là nguyên tắc xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại, đó là nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác.
Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam được thể hiện rõ nét trong tư pháp quốc tế Việt Nam. Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật;
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sổng chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoả, xã hội”;
và Điều 48 quy định thêm:
‘‘Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam”.
Cụ thể hoá Hiến pháp 2013, khoản 2 Điều 673 Bộ luật dân sự năm 2015 nêu rõ:
‘‘Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác”’.
Khoản 2 Điều 465 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng có quy định tương tự:
‘‘Khi tham gia tố tụng dân sự, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thoả thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đổi với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thoả thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng”.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.