Các nguyên tắc cơ bản trong trọng tài quốc tế

Các nguyên tắc cơ bản trong trọng tài quốc tế bao gồm:

1. Nguyên tắc thoả thuận (principle of agreement)

Nguyên tắc này được coi là nguyên tắc nền tảng của trọng tài. Nguyên tắc thoả thuận được ghi nhận với hai nội dung, đầu tiên là các yêu cầu về trọng tài viên. Trong Luật mẫu của UNCITRAL, các bên có quyền tự do thoả thuận về số lượng trọng tài viên cũng như cách thức bổ nhiệm trọng tài viên, khoản 1 Điều 10 quy định:

“Các bên được tự do quyết định số lượng trọng tài viên”’

và khoản 2 Điều 10 quy định thêm:

“Nếu các bên không quyết định, số lượng trọng tài viên sẽ là ba người”.

Các quy tắc tố tụng trọng tài của Viện trọng tài Hà Lan quy định:

“Nếu các bên không thoả thuận về số lượng trọng tài viên, thì số lượng này sẽ được xác định bởi người quản lý…” (Điều 12.1).

“nếu các bên đã thoả thuận về cách thức bổ nhiệm trọng tài viên khác với các thủ tục được quy định tại Điều 14, sự bổ nhiệm này sẽ được thực hiện theo thoả thuận của các bên chiểu theo những quy định của các đoạn sau” (Điều 13.1).

Nguyên tắc thoả thuận không chỉ liên quan tới vấn đề trọng tài viên và lập hội đồng trọng tài mà còn liên quan tới các thủ tục tố tụng điều chỉnh toàn bộ quá trình trọng tài như địa điểm trọng tài được xác định như thế nào, ngôn ngữ sử dụng trong trọng tài là ngôn ngữ gì, phiên toà trọng tài diễn ra theo cách thức nào, cách xác định luật áp dụng điều chỉnh nội dung hanh chấp, thủ tục ra phán quyết …. về điểm này, Luật mẫu của UNCITRAL cho phép các bên tự do thoả thuận về các thủ tục mà hội đồng trọng tài phải thực hiện khi tiến hành tố tụng, mặt khác họ cũng có quyền thoả thuận về nơi tiến hành trọng tài (địa điểm trọng tài), ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài (Điều 19.1; Điều 20.1; Điều 22). Theo Luật trọng tài của Thụy Sỹ, các bên có thể trực tiếp sử dụng hoặc dựa hên những quy tắc trọng tài xác định thủ tục trọng tài. Họ cũng có quyền “đặt quá trình trọng tài vận hành theo những thủ tục được quy định trong Luật tố tụng được xác định bởi họ ” (Điều 182.1).

Nguyên tắc bình đẳng không chỉ được tìm thấy trong các điều ước quốc tế mà còn thấy trong hầu hết pháp luật các nước cũng như các quy tắc trọng tài mẫu. Luật mẫu của UNCITRAL 1985 ghi nhận như sau: “Các bên phải được đổi xử một cách công bằng và mỗi bên phải được trao đầy đủ cơ hội để trình bày về vụ việc của mình” (Điều 18). Tương tự, đạo luật trọng tài Thụy Điển có nêu rõ tại Phần 24: “Trọng tài sẽ trao cho các bên, trong phạm vi cần thiết, một cơ hội để trình bày về vụ việc của họ bằng văn bản hoặc bằng miệng

Trong Luật trọng tài thương mại 2010 của Việt Nam, nguyên tắc bình đẳng được ghi nhận tại khoản 3 Điều 4 như sau:

“Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình”.

2. Nguyên tắc độc lập và vô tư (principle of independence and impartiality)

Nguyên tắc này liên quan trực tiếp tới các trọng tài viên. Một trọng tài viên chỉ được xem là độc lập nếu không có bất kì lợi ích tài chính nào trong kết quả giải quyết vụ việc (chẳng hạn như ông ta là một cổ đông của một công ty đang là một bên tham gia tranh chấp) và cũng không có bất kì mối quan hệ nghề nghiệp nào với bất kì một bên tranh chấp nào. Trong mọi trường hợp, khi nhận ra nhũng yếu tố làm ảnh hưởng tới “tính độc lập” của mình, trọng tài viên có nghĩa vụ thông báo ngay cho các bên. Nếu ông ta không hành động như vậy, các bên khi tìm thấy những yếu tố ảnh hưởng tới sự độc lập của trọng tài viên có thể quyết định thay đổi trọng tài viên. Hơn nữa, để được xem là độc lập, một trọng tài viên cần tránh các cuộc tiếp xúc với duy nhất một bên, chẳng hạn như các cuộc trao đổi miệng trực tiếp giữa trọng tài viên với một bên mà không có mặt bên kia, hoặc trao đổi thông qua văn bản với một bên mà không đồng thời chuyển tới cho bên kia một bản sao. Nguyên tắc này được coi là nguyên tắc trung tâm của trọng tài thương mại quốc tế. Nó được đặc biệt nhấn mạnh trong các quy định mẫu của UNCITRAL, ICC, các quy định là công dân, khả năng có thể tham gia và năng lực của trọng tài viên trước khi chỉ định. Đối với chỉ định trọng tài viên duy nhất hoặc chủ tịch hội đồng trọng tài, trọng tài viên được chỉ định sẽ không có quốc tịch giống các bên trừ các trường hợp đặc biệt khác.

Tưong tự như thế, Quy tắc trọng tài LCIA chỉ rõ:

“Khi các bên có quốc tịch khác nhau, trọng tài viên duy nhất hoặc chủ tịch hội đồng trọng tài sẽ không có cùng quốc tịch với bất kì bên nào trừ khi các bên có thoả thuận khác bằng văn bản ” (Điều 6.1).

Trọng tài viên ngoài sự độc lập còn phải thể hiện rõ sự vô tư của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp. Điều này đòi hỏi trọng tài viên luôn phải hành xử trong sự trung thực, ngay thẳng và công bằng. Một trọng tài viên bị cho là không vô tư nếu ông ta bày tỏ định kiến chống lại một trong số các bên hoặc kết quả xét xử. Một tình huống khá nhạy cảm thường xuyên xuất hiện trong quá trình thành lập hội đồng trọng tài gồm ba người đó là mỗi bên tranh chấp đều có quyền chỉ định một trọng tài viên. Trọng tài viên được chỉ định bởi một bên thường bị cho là có tình cảm với bên đã chỉ định ông ta. Bởi vì trọng tài viên này có thể có cùng những điều kiện kinh tế, quan điểm chính trị, lối sống và văn hoá với bên đã chỉ định ông ta. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những căn cứ này để kết luận về sự vô tư hay không vô tư của trọng tài viên thì sẽ là quá vội vàng và thiếu khách quan. Thực tế, trường hợp này vẫn thường xuyên xảy ra và vẫn được chấp nhận rộng rãi. Miễn là trọng tài viên sẽ không bị chi phối bởi yếu tố tình cảm trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Nguyên tắc độc lập và vô tư cũng được thể hiện tại khoản 2 Điều 4 Luật trọng tài thưong mại 2010 của Việt Nam với nội dung tương tự như trong pháp luật trọng tài các nước:

“Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật”.

Tuy nhiên, hiện không có điều khoản nào trong Luật trọng tài thưong mại 2010 cũng như các vãn bản pháp luật khác có liên quan ở nước ta quy định vấn đề quốc tịch của trọng tài trong trọng tài quốc tế.

Nguyên tắc chung thẩm cũng được quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật trọng tài thưong mại 2010 của Việt Nam như sau:

‘‘Phán quyết trọng tài là chung thẩm”

2.1 Luật áp dụng đối với tố tụng trọng tài

Luật áp dụng đối với tố tụng trọng tài không những quy định các thủ tục nội tại của quá trình trọng tài như, quy tắc trình bày lý lẽ của các bên trong phiên xét xử, triệu tập nhân chứng, thông báo trọng tài tới các bên, ngôn ngữ trọng tài … mà còn chỉ ra các quy tắc thành lập hội đồng trọng tài, thay thế trọng tài viên, trung cầu giám định hay ý kiến chuyên gia, khiếu nại về quyết định của trọng tài ….

Nhìn một cách bao quát, để điều chỉnh tố tụng trọng tài, đại đa số pháp luật các nước đều dựa trên nguyên tắc được ghi nhận trong Luật mẫu của UNCITRAL, đó là: Tôn trọng sự thoả thuận của các bên tranh chấp hay sự tự chủ của các bên tranh chấp (party autonomy). Điều 19.1 Luật mẫu quy định:

“Theo quy định của luật này, các bên được tự do thoả thuận về thủ tục mà hội đồng trọng tài phải thực hiện khi tiến hành tố tụng’’.

và trong trường hợp không có thoả thuận của các bên thì:

“Hội đồng trọng tài có thể, theo quy định của luật này, tiến hành trọng tài theo cách thức mà hội đồng trọng tài cho là thích hợp” (Điều 19.2).

Điều 182.1 Đạo luật tư pháp quốc tế của Thụy Sỹ quy định: “Các bên có thể, trực tiếp hoặc dựa trên các quy tắc trọng tài, xác định thủ tục trọng tài; thủ tục tẻ tụng trọng tài cũng có thể tuân theo một luật tố tụng được xác định bởi các bên Và nếu các bên đã không xác định về thủ tục trọng tài thì hội đồng trọng tài “sẽ xác định nó theo một phạm vi cần thiết, bằng cách hoặc trực tiếp áp dụng hoặc dựa vào một luật tố tụng hay một bộ quy tắc trọng tài” (Điều 182.2). Luật trọng tài của Đức, tại khoản 3 Điều 1042 quy định: “Nếu không phụ thuộc vào những quy định bat buộc của luật này, các bên tự do xác định thủ tục trọng tài hoặc dẫn chiếu tới một bộ quy tắc”, đối với vụ tranh chấp đưa ra giải quyết tại tổ chức trọng tài, tố tụng trọng tài sẽ tuần theo quy tắc của tổ chức đó, còn với trọng tài vụ việc, các bên có quyền tự chủ trong việc quyết định về tố tụng trọng tài. Khoản 4 Điều 55 Luật trọng tài thương mại 2010 cũng quy định:

“Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của trung tâm trọng tài quy định; đối với trọng tài vụ việc do các bên thoả thuận”

Bên cạnh những quy định thể hiện quyền tự chủ của các bên, tương tự với pháp luật nhiều nước, Luật trọng tài thương mại 2010 cũng có những quy định bắt buộc mà các bên phải tuân thủ khi tiến hành tố tụng trọng tài tại Việt Nam như: thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản (khoản 2 Điều 16); thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (Điều 33); các trường hợp đình chỉ giải quyết hanh chấp (Điều 59) ….

2.2 Luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp

Trong trọng tài thương mại quốc tế, bên cạnh vấn đề tố tụng trọng tài, thì vấn đề luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp là rất quan trọng, bởi vì, phán quyết trọng tài ngoài việc dựa trên chính những điều khoản của họp đồng còn phải căn cứ vào những quy định của luật nội dung điều chỉnh các tranh chấp. Luật này không những xác định hiệu lực về nội dung của hợp đồng mà còn bổ sung những quy tắc điều chỉnh hợp đồng mà các điều khoản trong hợp đồng chưa đề cập tới.

Hiện nay, nguyên tắc xác định luật áp dụng cho nội dung tranh chấp được pháp luật hầu hết các nước trên thế giới cũng như pháp luật trọng tài quốc tế thừa nhận đó là nguyên tắc “sự tự chủ của các bên” (party autonomy). Nội dung chính của nguyên tắc này là tôn trọng ý định của các bên và cho phép các bên thoả thuận xác định “trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tẳc tố tụng của trung tâm ưọng tài đỏ và khoản 7 Điều 3:

“Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận ”,

Mặc dù được pháp luật cho phép lựa chọn luật áp dụng cho nội dung của họp đồng, các bên tham gia trọng tài đôi khi đã không sử dụng quyền này. Trong tình huống đó, trọng tài viên sẽ phải đảm nhận việc xác định luật áp dụng cho nội dung tranh chấp. Đối với các thẩm phán toà án, khi họ phải đối mặt với trường hợp tương tự, thì họ phải có nghĩa vụ áp dụng các quy tắc xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế của nước mình để chọn luật áp dụng. Nhung với các trọng tài viên, họ không có nghĩa vụ sử dụng trực tiếp các quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế của nước nơi trọng tài đang xét xử để chọn luật áp dụng bởi họ không đại diện cho một cơ quan tư pháp nhà nước. Khuynh hướng chung trong các văn kiện pháp lý quốc tế về trọng tài, trong các quy tắc trọng tài của các tổ chức trọng tài cũng như trong luật trọng tài các nước là: trao cho trọng tài viên trách nhiệm xác định luật áp dụng khi các bên không có sự lựa chọn luật áp dụng. Điều 7 Công ước châu Âu 1961 về họng tại thương mại quốc tế quy định:

“Nếu không có bất kì sự chỉ dẫn nào của các bên về luật áp dụng, thì các trọng tài viên sẽ áp dụng luật thích hợp theo các quy tắc xung đột mà trọng tài viên cho là có thể áp dụng”.

Tương tự, Điều 28(2) Luật mẫu của UNCITRAL chỉ ra rằng:

“Nếu các bên không chọn luật, hội đồng trọng tài sẽ áp dụng luật được xác định bởi các quy tắc xung đột luật mà hội đồng trọng tài thấy là thích hợp”.

Nguyên tắc xác định luật áp dụng này cũng được tìm thấy trong Quy tắc họng tài UNCITRAL (Điều 33). Ở phương diện quốc gia, Điều 1496 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp 1981 quy định:

“Trọng tài viên sẽ quyết định tranh chấp theo pháp luật nước được các bên lựa chọn, hoặc trong trường hợp các bên không lựa chọn thì theo luật của nước mà trọng tài thấy là phù hợp”.

Luật trọng tài cùa Anh 1996 tại khoản 3 Điều 46 cũng quy định: “Nếu không có sự lựa chọn hoặc thoả thuận về luật áp dụng, hội đồng trọng tài sẽ áp dụng luật được xác định bởi các quy tắc xung đột được cho là có thể được áp dụng”.

Một vấn đề đặt ra tiếp theo là, các trọng tài viên sẽ lựa chọn luật áp dụng theo những phương pháp nào? Hiện nay tồn tại nhiều phương pháp mà các trọng tài viên sử dụng để xác định các quy tắc vào chính câu chữ trong điều khoản trọng tài để xem xét nội dung, hiệu lực, phạm vi, cũng như giải thích thoả thuận trọng tài. Như vậy, khi không thể dựa vào chính nội dung của thoả thuận trọng tài để giải quyết các vấn đề liên quan tới thoả thuận trọng tài thì mới dựa vào luật áp dụng cho thoả thuận trọng tài. Vậy luật nào sẽ là luật áp dụng cho thoả thuận trọng tài? Thực tiễn trọng tài quốc tế cho thấy, xác định luật áp dụng đối với thoả thuận trọng tài được xem xét trong hai trường hợp cơ bản sau đây:

– Trường hợp 1: khi xuất hiện một khiếu nại về thẩm quyền của trọng tài được gửi tới hội đồng trọng tài vào lúc hội đồng đang trong quá trình giải quyết vụ việc nhưng chưa đưa ra phán quyết cuối cùng. Để xác định xem trọng tài có thẩm quyền không, lúc này cần phải căn cứ vào thoả thuận trọng tài. Nhìn chung, trong trường hợp này, các trọng tài viên đều tôn trọng nguyên tắc luật do các bên thoả thuận lựa chọn điều chỉnh thoả thuận trọng tài để xác định tính hợp pháp của thoả thuận trọng tài. Nếu các bên đã không có bất kì sự thoả thuận chọn luật nào như vậy, thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế thường đi theo ba hướng giải quyết chính sau đây:

Thứ nhất, một số trọng tài viên đã đưa ra phán quyết rằng, nếu thiếu vắng sự chọn luật của các bên, thoả thuận trọng tài sẽ được điều chỉnh bởi luật của nước nơi tiến hành trọng tài (Nguyên tắc này được thể hiện trong nhiều phán quyết của Toà án trọng tài thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Bungaria, nó cũng nhận được sự đồng tình của các Trọng tài viên thuộc Hiệp hội Trọng tài Mỹ AAA. Trong vụ Baques Centroamericanos V. Petroleo SA (1988), Hội đồng đã tuyên rằng: Luật Mỹ sẽ được áp dụng để xem xét hiệu lực của thoả thuận họng tài vì trọng tài đã được tiến hành tại New York. Phán quyết ngày 05/9/1977 của Hội đồng Trọng tài thuộc Hiệp hội Buôn bán dầu, chất béo và hạt chứa dầu Hà Lan ghi rõ: “… luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp cũng được áp dụng đối với việc xem xét hiệu lực của điều khoản trọng tài”.

Thứ hai, một số trọng tài lại có quan điểm khác, theo họ, thoả thuận trọng tài được điều chỉnh bởi luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp (Phán quyết ngày 05/9/1977 của Hội đồng Trọng tài thuộc Hiệp hội Buôn bán dầu, chất béo và hạt chứa dầu Hà Lan ghi rõ: “… luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp cũng được áp dụng đối với việc xem xét hiệu lực của điều khoản trọng tài”).

Hệ thống pháp luật thừa nhận nguyên tắc luật của nước nơi phán quyêt trọng tài được tuyên sẽ thay thế. Nguyên tắc này được tìm thấy gián tiếp qua các quy định về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài trong các luật trọng tài trên thế giới. Khoản

Điều 54 Luật trọng tài của Thụy Điển 1999 quy định:

“Phán quyết trọng tài nước ngoài có thể bị từ chối công nhận và thi hành ở Thụy Đỉến nếu bên bị chống lại quyền lợi chứng minh được rằng… thoả thuận trọng tài không hợp pháp theo luật của nước mà các bên đã chọn, nêu họ không đạt được thoả thuận như vậy, theo luật của nước phán quyết trọng tài được tuyên”.

Khoản II Điều 38 Luật trọng tài của Brazil quy định:

“… phán quyết trọng tài nước ngoài có thể bị từ choi công nhận và thỉ hành nếu bị đơn chứng minh được rằng thoả thuận trọng tài không có hiệu lực theo luật của nước mà các bên đã chọn, nếu thiếu điều này, theo luật của nước nơi phán quyết trọng tài được tuyên”.

Nội dung tương tự cũng được ghi nhận tại Điều 103(2)(b) Luật trọng tài của Anh 1996:

“Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài có thể bị từ chối nếu bị đơn chứng minh được rằng thoả thuận trọng tài không hợp pháp theo luật của nước các bên đã chấp thuận nó, nếu không có điều này, theo luật của nước nơi phán quyết trọng tài được tuyên”.

Hoặc, theo Điều 34(2)(a)(i) Luật mẫu của UNCITRAL:

“Một quyết định chỉ có thể bị toà án theo quy định tại Điều 6 huỷ trong trường hợp… thoả thuận nói trên không có giá trị pháp lý theo luật mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo luật của quốc gia nơi quyết định được tuyên trong trường hợp mà các bên không ghi rõ”.

Nội dung tương tự cũng được thể hiện tại Điều V Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *