Ví dụ, Điều 22 Công ước về quyền trẻ em năm 1989 quy định:

“Bất cứ tranh chấp nào, giữa hai hay nhiều nước thành viên có liên quan đến việc hiểu và áp dụng Công ước này mà không được giải quyết bằng con đường đàm phán hoặc bằng các thủ tục được quy định tại Công ước này sẽ được chuyển đến Toà án quốc tế để giải quyết theo yêu cầu của bất cứ bên tranh chấp nào, trừ khi các bên đồng ý phương thức giải quyết khác”.

Rõ ràng, việc trù liệu trước những biện pháp được áp dụng để giải quyết tranh chấp khi nó xảy ra sẽ tạo thuận lợi và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả các tranh chấp quốc tế.

Xuất phát từ nhũng đặc trưng cơ bản của luật quốc tế, như đặc trưng về chủ thể, về đối tượng điều chỉnh nên thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế cũng có những điểm rất khác biệt so với luật quốc gia. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế suy đến cùng, đều do chính các chù thể quyết định.

Chính việc thoả thuận lựa chọn các phương thức thích hợp để giải quyết vấn đề tranh chấp là một trong những cơ sở xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế từ trước tới nay cho thấy có các phương thức giải quyết ưanh chấp cơ bản sau đây:

– Giải quyết trực tiếp tranh chấp;

– Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba;

– Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế và các hiệp định khu vực;

– Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán.

1. Phương thức giải quyết trực tiếp

Phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện thông qua việc đàm phán trực tiếp giữa các bên tranh chấp.

Đàm phán đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Trong số các biên pháp giải quyết tranh chấp, đàm phán được áp dụng rất phổ biến và được biết đến từ rất sớm trong lịch sử quan hệ quốc tế và luôn chiếm vị trí hàng đầu trong số danh mục các biện pháp mà các chủ thể luật quốc tế áp dụng.

Đàm phán trực tiếp thường được hiểu là sự trao đổi có tính chất đề xuất, thương lượng, bàn bạc, theo hình thức song phương, đa phương về các vấn đề nảy sinh tranh chấp diễn ra giữa các bên liên quan, trong khuôn khổ một hội nghị hoặc các cuộc gặp song phương.

Trên thực tế, đàm phán trực tiếp không chỉ được sử dụng để giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể luật quốc tế mà còn là phương tiện được sử dụng để trao đổi thông tin, ý kiến về các vấn đề khác nhau, thống nhất quan điểm, đường lối, ký kết các điều ước quốc tế. Đàm phán có thể được tiến hành bởi đại diên chính thức của các bên hữu quan ở các cấp độ khác nhau, chẳng hạn như ở cấp cao nhất – Nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phù hoặc không chính thức. Một trong những ưu điểm lớn nhất của đàm phán là bên thứ ba (thâm chí cả cộng đồng quốc tế) cũng khó gây áp lực và can thiệp vào quá trình giải quyết tranh chấp.

Đàm phán có mối quan hệ mật thiết với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác, chẳng hạn, đàm phán có thể chỉ là giai đoạn khởi đầu của một phương thức giải quyết tranh chấp khác hoặc đàm phán có thể là hệ quả của việc áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác. So với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác, đàm phán có rất nhiều ưu thế. Ví dụ, đàm phán có thể được xúc tiến bất cứ lúc nào, không bị khống chế thời gian, đàm phán không chỉ giải quyết được loại bỏ sự nghi ngờ, sự bất đồng về ý chí. Tính chất đó làm cho đàm phán thường được các bên lựa chọn để giải quyết hầu hết các loại tranh chấp.

2. Phương thức thông qua bên thứ ba

2.1 Trung gian

Giải pháp trung gian được quy định trong các Công ước Lahaye 1899 và 1907 như là một trong các biện pháp hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Nhiệm vụ của bên trung gian là khuyến khích, đông viên các quốc gia có liên quan đến tranh chấp giải quyết vụ tranh chấp bằng biện pháp hoà bình nào đó, cụ thể là việc tác động để các bên tiếp xúc ngoại giao vằ tiến hành các cuộc đàm phán chính thức. Bên trung gian không tham gia vào đàm phán và không đưa ra các điều kiện giải quyết tranh chấp. Giải quyết tranh chấp thông qua trung gian thực chất là các bên chấp nhận sự tham gia của bên thứ ba. Bên thứ ba có thể là một hoặc một số quốc gia; một hoặc một số cá nhân có uy tín và cũng có thể là thông qua cơ quan của tổ chức quốc tế.

Việc đề nghị trung gian dù dưới bất kỳ hình thức nào cũng không có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh chấp và họ có thể từ chối sử dụng biện pháp trung gian qua bên thứ ba. Sự lựa chọn cơ quan đóng vai trò trung gian có ý nghĩa rất quan trọng. Trên nguyên tắc, cơ quan trung gian phải tôn trọng ý chí tự quyết của các bên tranh chấp. Các đê nghị, khuyến cáo của cơ quan trung gian liên quan đến vụ tranh chấp chỉ có thể là cơ sở cho các cuộc đàm phán và thoả thuận giữa các bên tranh chấp mà không thể có giá trị pháp lý ràng buộc. Nhưng trong thực tế, cơ quan trung gian, nhất là khi các cường quốc giữ vai trò này, không chỉ tạo cơ hội cho các bên tranh chấp tiếp xúc gặp gỡ, khuyến nghị một số vấn đề mà còn dùng ảnh hưởng của mình gây tác động mạnh mẽ đối vớỉ các bên nhằm mục đích để họ chấp nhận giải pháp nào đó. Song cũng không loại trừ sự trung gian trong một số trường hợp rất dễ biến thành sự can thiệp.

Giải quyết tranh chấp qua trung gian thường kết thúc khi các bên tranh chấp ký được điều ước quốc tế vê giải quyết tranh chấp. Bên đóng vai trò trung gian cũng có thể tham gia ký kết điều ước loại này.

2.2 Hoà giải

Biện pháp hoà giải cũng được tiến hành bởi sự tham gia của bên thứ ba. Tuy nhiên, trong thực tế, khác với bên trung gian, vai trò của bên hoà giải thể hiện qua việc tham gia tích cực trong các cuộc đàm phán giữa các bên tranh chấp. Hơn nữa, người hoà giải có thể đưa ra các kiến nghị cùng cách giải quyết của mình và soạn các dự thảo để các bên thảo luận.

Với tư cách tham gia tích cực vào đàm phán giữa các bên tranh chấp, bên hoà giải có phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ rộng lớn hơn, thể hiện ở việc tham gia vào đàm phán từ đầu cho đến khi kết thúc, thậm chí có thể điều khiển cả cuộc đàm phán, đưa ra kiến nghị hoặc đưa ra đề nghị thay đổi yêu sách của các bên tranh chấp nhằm làm cho các bên tranh chấp xích lại gần nhau hơn. Nhiệm vụ của bên hoà giải là dung hoà các yêu sách của các bên franh chấp và hoà giải giữa các bên nhưng kiến nghị cùa họ không có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Hoạt động hoà giải được tiến hành theo đề nghị của các bên tranh chấp hoặc theo sáng kiến của bên thứ ba. Bên thứ ba có thể là một hoặc một số quốc gia, cá nhân hoặc tổ chức quốc tế, không tham gia vào vụ tranh chấp. Nhiều điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương cũng quy định hoà giải là một trong các biên pháp mà các thành viên kết ước có thể sử dụng khi có tranh chấp nảy sinh trong quá trình giải thích hoặc thực hiện điều ước quốc tế đó, như cách quy định của Công ước Viên năm 1969 về Luật điêu ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia, Công ước Luật biển năm 1982… Hoà giải được coi là kết thúc trong các trường hợp sau:

– Vụ tranh chấp đã kết thúc;

– Các bên tranh chấp chấp nhận các kết luận, khuyến nghị… của bên hoà giải;

– Các bên hoặc một bên tranh chấp bác bỏ các kết luận hoặc khuyến nghị đó.

2.3 Thông qua uỷ ban điều tra

Điều tra thực chất không giải quyết được tranh chấp mà chỉ giúp cho việc hiểu một cách rõ ràng, khách quan về các sự kiên đã làm nảy sinh tranh chấp. Điều tra sẽ tạo điều kiện cho các bên tranh chấp xác nhận lại một sự kiên hoặc một hành động dẫn đến sự bất đồng, từ đó có thể dẫn đến việc thương 1- ượng nhằm chẩm dứt tranh chấp.

Cơ sở pháp lý cùa biện pháp điều fra được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế, như Công ước Lahaye 1907 về giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế, Hiến chương Bogota năm 1948, các Công ước Giơnevơ về bảo hộ nạn nhân chiến tranh năm 1949. Cơ quan điều tra là một ủy ban gồm một số thành viên nhất định, trong đố thường có cả công dân các bên tranh chấp nhưng họ không đại diện cho quốc gia mình. Chính điều này làm cho cơ quan điều tra giống vóỉ ủy ban hoà giải và cơ quan trọng tài.

Ủy ban điều tra có 2 loại, ủy ban đặc biệt (Ad hoc) và uỷ ban thường trực. Nhiệm vụ chủ yếu của uỷ ban điều tra không phải là trực tiếp giải quyết vụ tranh chấp. Báo cáo của uỷ ban điều tra chỉ xác nhận một cách khách quan những tình hình, sự kiên đã xảy ra chứ không có tính chất như quyết định của trọng tài hay phán quyết của toà án. Các bên ttanh chấp có toàn quyền trong việc chấp nhân hay bác bỏ báo cáo của uỷ ban điều tra.

Tuy nhiên, trong thực tế, hoạt động cùa uỷ ban điều tra nhiều khi vượt quá nhiêm vụ của họ. Cụ thể, uỷ ban điều tra không chỉ “nhân xét” các sự kiên mà còn đề cập cả đến nguyên nhân, hâu quả của tranh chấp, bình luận về yêu sách đòi hỏi của các bên…

2.4 Uỷ ban hoà giải

Các quy định chi tiết về trình tự thành lập và hoạt động của uỷ ban hoà giải được ghi nhận trong trong nhiều vãn bản pháp lý quốc tế quan trọng, như văn kiện chung về giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế năm 1928 có ghi nhận việc thành lập uỷ ban hoà giải thường trực hoặc uỷ ban hoà giải đặc biệt. Trong thời hạn 6 tháng, sau khi có đề nghị của một bên tranh chấp, sẽ thành lập ụỷ ban hoà giải thường trực hoặc uỷ ban hoà giải đặc biệt gồm 5 thành viên, mỗi bên tranh chấp chĩ định một thành viên (có thể là công dân của nước mình), 3 thành viên còn lại được lựa chọn dựa trên sự thoả thuận chung của các bên. Các bên sẽ thoả thuận chỉ định chủ tịch uỷ ban trong số 5 thành viên. Vụ tranh chấp được đưa ra uỷ ban bằng tuyên bố của các bên tranh chấp hoặc bằng tuyên bố của một bên. Nói cách khác, văn kiện này quy định thủ tục hoà giải bắt buộc và thẩm quyền hoà giải bắt buộc. Vì vây nó chỉ được một số quốc gia phê chuẩn nên vẫn chưa có hiệu lực.

Thông thường, thành phần của cơ quan hoà giải gồm một số lẻ các thành viên, được lựa chọn với tư cách cá nhân, trong đó thường có thành viên là công dân của các bên tranh chấp và thành viên là công dân của một nước thứ ba, do cả hai bên tranh chấp cùng thoả thuận lựa chọn. Những người được chọn thường là các nhà ngoại giao, những luật gia có kinh nghiêm trên chính trường quốc tế. Đối với những điều ước quốc tế quy định hoà giải như một phương thức thường trực thì thường có sẵn một danh sách các nhà hoà giải để các bên lựa chọn.

Uỷ quan hoà giải tự quy định thủ tục làm việc. Các kết luân hoặc khuyến nghị của uỷ quan hoà giải được thông qua với đa số phiếu. Trong quá trình làm việc, uỷ quan hoà giải thu thập các tin tức, tài liệu cần thiết nhằm làm sáng tỏ vụ tranh chấp, trình bày những giải pháp mà cơ quan này cho là hợp lý, lấy ý kiến các bên, xem xét các yêu cầu và phản đối… Báo cáo do uỷ ban hoà giải soạn thảo không có giá trị ràng buộc các bên tranh chấp mà chỉ là những khuyến cáo, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp.

3. Phương thức giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế

Các tổ chức quốc tế hiện nay không chỉ là trung tâm phối hợp hành động của các quốc gia nhằm hướng tới những lợi ích chung mà còn có vai trò rất to lớn trong việc giải quyết những tranh chấp quốc tế, trước hết là tranh chấp giữa các quốc gia thành viên. Căn cứ vào các điều ước quốc tế thành lập các tổ chức quốc tế, có thể khẳng định, việc giải quyết tranh chấp quốc tế không chỉ là quyền hạn mà còn là chức năng của chính các tổ chức đó. Tuy nhiên, khi các quốc gia thành viên của một tổ chức quốc tế và đồng thời cũng là một bên trong một tranh chấp quốc tế thì họ không chỉ có thể tìm đến những cơ chế giải quyết trong khuôn khổ của tổ chức quốc tế đó mà còn hoàn toàn có quyền tự do thoả thuận lựa chọn những cơ chế giải quyết phù hợp khác.

Chính việc nâng cao vai trò cùa tổ chức quốc tế trong quan hệ quốc tế và việc gia tăng số lượng các tổ chức quốc tế đã mang lại sự thay đổi nhất định trong hê thống các biện pháp hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia. Mỗi tổ chức quốc tế đều có đặc trưng riêng trong cơ chế giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của mình.

* Liên hợp quốc

Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế phổ cập có vai trò rất quan trọng trong quan hệ quốc tế. Theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, các cơ quan chính, ở các mức độ khác nhau, đều có thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế, trong đó, vai trò chính thuộc về Hội đổng bảo an và Toà án quốc tế.

Hội đồng bảo an là cơ quan có trách nhiệm chính trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế và có chức năng rộng lớn nhất trong giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế. Nói chung, thẩm quyền của Hội đồng bảo an được xác định đối với các loại hình tranh chấp quốc tế mà khả năng kéo dài có thể đe dọa hoặc đe dọa hoà bình, an ninh quốc tế. Với những loại tranh chấp đó, Hội đồng bảo an có quyền:

– Yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp giữa họ bằng các biện pháp nêu ở Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc;

– Điều tra mọi tranh chấp hoặc tình thế nếu xét thấy diễn biến có thể gây bất hoà giữa các nước hoặc đe dọa hoà bình an ninh quốc tế;

– Kiến nghị các bên những thủ tục hoặc phương thức giải quyết thoả đáng.

Mặt khác, nếu Hội đồng bảo an xét thấy có sự đe dọa hoặc phá hoại hoà bình, có hành vi xâm lược thì cơ quan này có quyền:

– Yêu cầu các bên tuân thủ những biện pháp tạm thời;

– Quyết định áp dụng những biện pháp phi quân sự

– Áp dụng những biên pháp quân sự.

Như vây, trên cơ sở của chương VI Hiến chương Liên hợp quốc thì Hội đồng bảo an có toàn quyền thực hiên chức năng giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp trung gian (Điều 36), hoà giải (Điều 37), uỷ ban điều tra (Điều 34), uỷ ban hoà giải (Điều 38).

Ngoài Hội đồng bảo an, các cơ quan chính khác của Liên hợp quốc như Đại hội đồng cũng có thể thực hiện các chức năng hoà giải nếu tranh chấp không được chuyển giao cho Hội đồng bảo an xem xét và giải quyết (Điều 11, 12, 14 và 35 Hiến chương Liên hợp quốc).

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tổng thư ký có vai trò quan trọng. Tổng thư ký có quyền thông báo cho Hội đồng bảo an về các vấn đề bất kỳ mà theo nhận định của Tổng thư ký có thể đe doạ việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế (Điều 99). Tổng thư ký có thể đưa vấn đề tranh chấp ra trước Hội đồng bảo an xem xét mặc dù Tổng thư ký không có tiếng nói quyết định. Trong thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc, Tổng thư ký theo theo yêu cầu của Đại hội đồng và Hội đồng bảo an có thể đóng vai ttò trung gian, hoà giải. Vaị trò quan trọng của Tổng thư ký được thể hiện rõ trong tiến trình giải quyết cuộc khủng hoảng ở vùng Caribê, hoặc trong việc ký thoả ước quốc tế về điều chỉnh tình hình chính trị xung quanh vấn đề Apganixtan…

* Tổ chức quốc tế khu vực

Văn bản pháp lý của một số tổ chức quốc tế khu vực có quy định về trình tự, thủ tục và hộ thống các biện pháp hoà bình giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên của mình. Việc sử dụng tổ chức quốc tế khu vực để giải quyết tranh chấp quốc tế có thể được thực hiện theo sáng kiến của các quốc gia tranh chấp, thành viên cùa các tổ chức quốc tế này; theo sáng kiến của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hoặc theo quy định của tổ chức quốc tế khu vực.

Theo Hiến chương của Liên đoàn các nước Ả Rập, Hội đồng Liên đoàn có thể đóng vai trò, hoà giải, trung gian, thậm chí thực có thể thực hiên cả chức năng trọng tài. Giữ vai trò quan nhất trong việc giải quyết các vấn đề của thế giới Ả rập thuộc về Hội nghị thường kỳ các nhà đứng đầu nhà nước các quốc gia Ả rập.

Trong Hiến chương của Tổ chức thôhg nhất châu Phi (nay là Liên minh châu Phi – AU) đã quy định, việc giải quyết hoà bình các tranh chấp cần phải được thực hiện bằng biện pháp đàm phán, trung gian, hoà giải và ưọng tài (Điều 3). Hội nghị các nhà đứng đầu nhà nước và chính phủ, cơ quan cao nhất của AU có quyền thông qua các quyết định về các vấn đề quan trọng của châu Phi, trong đó có các tranh chấp về lãnh thổ và các xung đột về biên giới. Cơ quan này cùng với Hội đồng bộ trưởng các nước châu Phi đã thông qua các nghị quyết về việc điều chỉnh các tranh chấp biên giới như giữa Xômali và Kênia, Êtiôpia và Xômali, Angiêri và Marôc trong đó khuyến nghị các quốc gia đàm phán trực tiếp nhằm mục đích giải quyết các tranh chấp và kiến nghị cách giải quyết cụ thể. Trong số các cơ quan chính của AU còn có Uỷ ban thường trực về trung gian, hoà giải và trọng tài (Điều 7 và 19 Hiến chương cùa Tổ chức thống nhất châu phi). Thành phần và chức năng cùa Uỷ ban này được quy định trong Nghị định thư – một phần của Hiến chương AU. Nếu các bên tranh chấp đồng ý chuyển giao vụ tranh chấp cho Uỷ ban giải quyết theo thủ tục trọng tài thì phán quyết trọng tài có hiệu lực bắt buộc đối với các bên trong vụ tranh chấp (Điều 28 Nghị định thư).

Hiến chương Tổ chức các nước châu Mỹ và Hiệp ước Bôgôta năm 1948 quy định thủ tục chi tiết tiến hành hoà giải, trung gian, điều tra… Các văn bản pháp lý quốc tế này dành cho các cơ quan chính của Tổ chức các nước châu Mỹ như Hội đồng thường trực, Hội nghị tham vấn các bộ trưởng ngoại giao một phạm vi thẩm quyền rộng lớn trong quá trình giải quyết hoà bình các tranh chấp như cho phép Hội đồng thường trực quyền được thành lập toà trọng tài không có sự tham gia của bên tranh chấp.

4. Các đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế

Để việc giải quyết tranh chấp được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả, các chủ thể luật quốc tế, đặc biệt là các quốc gia, với tư cách là các bên của hầu hết các vụ tranh chấp cần tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật quốc tế. Việc thực hiện luật quốc tế không chỉ là một đảm bảo quan trọng cho tiến trình giải quyết tranh chấp mà còn góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa, hạn chế tranh chấp nảy sinh.

Nội dung cùa các cam kết, thoả thuận giữa các chủ thể luật quốc tế đều phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa các quyền và nghĩa vụ của các bên. Vì vậy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc phát sinh các tranh chấp, các xung đột chính là sự vi phạm các cam kết quốc tế. Khi tranh chấp phát sinh, các bên phải triệt để tuân thủ pháp luật quốc tế nói chung, đặc biệt là nguyên tắc giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế và các điều ước quốc tế có hên quan nói riêng.

Ngoài ra, việc tăng cường ký kết các điều ước quốc tế cũng là một đảm bảo quan trọng cho việc giải quyết hiệu quả các tranh chấp quốc tế. Các bên kết ước có thể thoả thuận đa vào nội dung của điều ước nhiều điều khoản liên quan đêh vấn đề giải quyết tranh chấp như:

– Thành lập cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;

– Thừa nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Toà án quốc tế;

– Xác lập nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng một số biện pháp hoà bình cụ thể.

Khi tranh chấp nảy sinh trong thực tiễn, các điều khoản nói trên được áp dụng sẽ làm cho tiến trình giải quyết tranh chấp được rút ngắn, hạn chế đáng kể những căng thẳng có thể ảnh hưởng bất lợi tới quan hệ hợp tác giữa các bên.

Việc giải quyết tranh chấp sẽ trở nên vô nghĩa nếu các quyết định giải quyết tranh chấp không được các bên thi hành. Vì vậy, các quyết định giải quyết tranh chấp phải được thực hiện nghiêm túc, nhất là đối với bên thua kiện.

Để đảm bảo lợi ích hợp pháp của bên thắng kiện, cơ chế giải quyết tranh chấp của một số tổ chức liên chính phủ có quy định về việc áp dụng các biện pháp chế tài đối với bên thua kiện khi họ không chịu thực hiện các quyết định giải quyết ttanh chấp. Ví dụ: Điều 94 Hiến chương Liên hợp quốc quy định:

“1. Mỗi thành viên Liên hợp quốc cam kết tuân theo phán quyết của Toà án quốc tế trong mọi vụ tranh chấp mà thành viên ấy là đương sự.

2. Nếu một bên đương sự trong một vụ tranh chấp không thi hành những nghĩa vụ mà họ phải chấp hành theo phán quyết của toà án thì bên kia có thể khiếu nại với Hội đồng bảo an. Hội đồng bảo an nếu thấy cần thiết có thể kiến nghị hoặc quyết định những biện pháp để làm cho phán quyết này được chấp hành ”.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.