Các trường hợp làm hạn chế quy phạm xung đột pháp luật bao gồm:
– Bảo lưu trật tự công cộng: Khi cơ quan có thẩm quyền sử dụng quy phạm xung đột của quốc gia dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài nhưng không áo dụng hệ thống pháp luật nước ngoài đó(mà trên thực tế lẽ ra phải áp dụng) hoặc không thừa nhận hiệu lực phán quyết của Tòa án nước ngoài do phán quyết đó phát sinh hoặc xét thấy việc áp dụng pháp luật trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật nhà nước mình nhằm bảo vệ trật tự công quốc gia.
-Hệ quả pháp lý: là cơ quan có thẩm quyền khi viện dẫn bảo lưu trật tự công sẽ từ chối không áp dụng pháp luật nước ngoài theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột mà sẽ áp dụng luật Tòa án để giải quyết
– Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến nước thứ ba: -Theo tư pháp quốc tế Việt Nam dẫn chiếu ngược là dẫn chiếu toàn bộ hệ thống pháp luật nước đó kể cả luật thực chất và luật xung đột thì có nghĩa là chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại cũng như dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba. Trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam
– Vấn đề có đi có lại trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài: -Được ghi nhận trong đại đa số các nước trên thế giới cũng như được thể hiện trong nhiều điều ước quốc tế. Trong tư pháp quốc tế các nước thì phần lớn đều thừa nhận việc thi hành các quy phạm xung đột không bị hạn chế bởi các quy định của nguyên tắc có đi có lại. Có nghĩa là cơ quan tư pháp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào đó vận dụng luật nước ngoài để giải quyết vụ việc sẽ không cần thiết phải xem xét là ở nước ngoài đó có áp dụng luật pháp của nước kia không.