1. Khái niệm quyền con người trong luật quốc tế

Trong luật quốc tế, quyền con người có các đặc trưng là một thể thống nhất, được xác định bằng những quyền năng, chuẩn mực cụ thể, mang tính phổ cập và có sự thống nhất biện chứng giữa đặc tính dân tộc với đặc tính nhân loại, giữa quyền cá nhân và quyền tâp thể, giữa quyền con người và quyền công dân. Mang bản chất là những quyền tự nhiên, vốn có, quyền con người là giá trị chung, phổ biến đối với mọi xã hội, quốc gia, dân tộc và gắn vói các điều kiện của quan hệ quốc tế. Còn bản chất xã hội làm cho quyền con người phù hợp với đặc thù về lịch sử, chế độ chính tri, đặc trưng văn hoá, truyền thống dân tộc và gắn với điều kiện, sự phát triển của kinh tế, văn hoá, xã hội tại mỗi quốc gia.

Việc phân loại quyền con người trong luật quốc tế có thể căn cứ vào một số tiêu chí nhất định như tiêu chí chủ thể quyền (cá nhân, nhóm, tập thể); tính chất quyền (quyền tự do, bình đẳng, dân chủ, quyền phát triển); nội dung quyền (quyền dân sự, chính tri, kinh tế, xã hội, văn hoá). Việc phân loại quyền cơ bản của con người theo các tiêu chí nêu trên có ý nghĩa tương đôì, vì bản chất của quyền con người là thống nhất, không thể bị chia cắt. Trong các văn kiện pháp lý quốc tế, việc hình thành khái niệm các nhóm quyển dân sự, chính tri hay kinh tế, xã hội, văn hoá phản ánh chung nhất sự nhận thức cũng như cuộc đấu tranh giải phóng con người qua các thời đại và thời kỳ phát triển của nhân loại nói chung và ở từng quốc gia dân tộc nói riêng.

Ở góc độ pháp lý, quyền con người được bắt đầu từ môi trường quốc gia, trước khi cộng đồng quốc tế có thể thống nhất với nhau về những giá trị, chuẩn mực, quy định hay nguyên tắc chung để điều chỉnh cách thức ứng xử của các quốc gia đối vói công dân của nước đó và cả công dân của các nước khác. Các chuẩn mực về quyền con người nhìn từ góc độ quốc gia hay quốc tế đều nhằm hạn chế sự tự do xâm phạm quyền con người của nhà nước trong cả hai lĩnh vực các quan hệ trong nội bộ quốc gia và các quan hệ quốc tế. Còn sự phân loại các nhóm quyền theo chủ thể, tính chất hay nội dung quyền có tính chất để xác định hay nhận diện quyền con người, với ý nghĩa là những quyền năng cụ thể, theo các tiêu chí hay chuẩn mực nhất định, để có cơ chế điệu chỉnh, giám sát, điều phối các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ, phát triển quyền con người ở những quy mô và cấp độ khác nhau.

2. Các thế hệ quyền con người

Trong lý luận quyền con người hiện đại, khái niêm “Thế hệ quyền con người” được thừa nhận với ý nghĩa, khái quát những nội dung và đặc trưng cơ bản của quyền con người ở tất cả các lĩnh vực, trong những điều kiện tồn tại khác nhau của sự phát triển xã hội và quyền con người.

2.1 Thế hệ quyền con người thứ nhất

Quyền con người thế hệ thứ nhất gắn với cách mạng tư sản ở châu Âu thế kỷ xvn – xvin, là sự khẳng định mạnh mẽ các quyền tự do cá nhân với tính chất là các quyền dân sự-chính trị như quyền sống, quyền tự do, quyền được xét xử công bằng trước pháp luật. Thế hệ quyền con người thứ nhất đã xác lập cách thức bảo vệ các quyền của cá nhân con người trước quyền lực nhà nước, qua đó xác định nghĩa vụ của nhà nước trong việc thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản của con người. Về phương diện khoa học, quyền con người thế hệ thứ nhất thể hiện ở Học thuyết nhân quyền tự nhiên còn về phương diện pháp lý, quyền con người thế hệ thứ nhất được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc gia (như Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Tuyên ngôn ddân quyền và nhân quyền của Pháp 1789) và các văn kiện pháp lý quốc tế như các công ước quốc tế về quyền con người phổ cập, khu vực, song phương hay đa phương.

2.2 Thế hệ quyền con người thứ hai

Quyền con người thế hệ thứ hai gắn với Cách mạng tháng Mười Nga và Chiến tranh thế giới lần thứ n. về phương diện xã hội, quyền con người thế hệ thứ hai là thời kỳ phát triển các cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới cho các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá, quyền dân tộc tự quyết, về phương diện khoa học, quyền con người thế hệ thứ hai chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa Mác- Lênin và các lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.

2.3 Thế hệ quyền con người thứ ba

Đây là thế hệ quyền con người phát triển trong điều kiện diễn ra xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá các mặt của đời sống quốc gia cũng như đời sống quốc tế. Trong điều kiện phát triển như hiện nay, con người ngày càng ý thức rõ hơn những lợi ích và giá trị của quyền con người, do đó những đòi hỏi triển khai các hoạt động trên phạm vi toàn cầu nhằm mục tiêu giữ gìn các thành quả mà nhân loại đã đạt được về các mặt càng trở lên cấp bách. Cho nên, đặc trưng của quyền con người thế hệ thứ ba xác định trách nhiệm của các quốc gia và các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực quyền con người về những nghĩa vụ sống còn đối với việc giải quyết có hiệu quả vấn đề quyền con người có tính thời đại như vấn đề môi trường và sự phát triển bền vững của các quốc gia dân tộc.

3. Các quyền dân sự, chính trị

Đây là quyền con người cơ bản, được thực hiện trong lĩnh vực dân sự-chính trị. Các quyền dân sự-chứih trị có một số đặc điểm để phân biệt với các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá.

– Về nguồn gốc, với tư cách là quyền chủ thể của cá nhân con người, khái niệm quyền dân sự-chính trị ra đời sớm hơn các quyền kinh tế-xã hội-văn hoá.

– Là những quyền có tính chất gắn chặt với nhân thân của cá nhân con người, được hiểu là giá tri vốn có, không thể bị tước đoạt hay chuyển nhượng của cá nhân.

– Là những quyền mà sự thực hiên ít bị phụ thuộc vào trình độ phát triển của quốc gia.

Trong các văn bản pháp lý quốc tế, nội dung của quyền dân sự-chính trị thể hiện ra ở giá trị cá nhân và giá trị tập thể. Sự thống nhất giữa hai giá trị này được giải thích từ bản chất xã hội của quyền con người, vì con người là một bộ phân quan trọng hợp thành xã hội nên xét từ khía cạnh này, quyền của cá nhân gắn liền với quyền của tập thể. Suy đến cùng, các quyền của cá nhân không thể có ý nghĩa nếu không được đặt trong môi trường chính trị-xã hội mà họ đang sống.

Quyền dân sự-chính trị cơ bản của cá nhân bao gồm những nhóm sau:

– Quyền sống được xác định dưới nhiều góc độ như không bị tước đoạt tính mạng một cách vô cớ, không bị ra tấn, đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo, không bị áp dụng nhục hình, không bị dùng làm vật thí nghiêm, không bị bắt làm nô lệ…

– Quyền tự do cá nhân như quyền tự do và an ninh cá nhân (không bị can thiệp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự…), quyền tự do tín ngưỡng, tư tưởng và nhiều quyền tự do có tính chất dân sự khác (như quyền có quốc tịch, quyền được khai sinh, quyền được bảo vệ tính mạng, nhân phẩm…). So với nhiều quyền dân sự, chính trị khầc như quyền sống thì quyền tự do cá nhân có tính chất tương đối.

– Quyền bình đẳng như quyền bình đẳng của cá nhân trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ.

– Quyền tham gia quản lý các công việc của nhà nước và xã hội như quyền bầu cử, ứng cử, quyền được hưởng các chức vụ công cộng tại đất nước mình…

Quyền dân sự-chính trị với ý nghĩa là quyền tập thể, bao gồm các nhóm quyền như quyền độc lập, chủ quyền của dân » tộc, quyền bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc trong quan hệ quốc tế, chủ quyền vĩnh viễn đối với tài nguyên thiên nhiên, quyền phát triển bền vững…

Như vậy, quyền dân sự-chính trị được thể hiện ở mối quan hệ chặt chẽ một cách trực tiếp với con người như quan hê giữa các cá nhân với nhau hay quan hê giữa cá nhân với nhà nước. Cùng với các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá, các quyền dân sự, chính trị chính là một bộ phận cấu thành hệ thống nhu cầu và-lợi ích của con người, được luật quốc tế, luật quốc gia ghi nhận và bảo vệ. Cho nên, khi xem xét khía cạnh pháp lý quốc tế của quyền dân sự-chính trị cần thiết phải xem xét mối quan hệ giữa quyền dân sự, chính trị với quyền kinh tế, xã hội, văn hoá. Cụ thể, cơ sở vật chất và các điều kiên chính trị, kinh tế, xã hội đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện quyền dân sự-chính trị vì mức độ và phạm vi bảo đảm của quyền dân sự-chính trị phụ thuộc vào sự ổn định hay tiến bộ của nền chính trị, kinh tế, xã hội.

4. Các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá

Hiện nay, quan điểm cho rằng không nên xem sự thụ hưởng các giá trị kinh tế và phát triển văn hoá, xã hội là quyền con người đã bị loại bỏ khỏi đời sôhg cộng đồng quốc tế. Luật quốc tế về quyền con người đã ghi nhận đầy đủ các quyền cơ bản của con người trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá. Cũng như nhóm quyền dân sự, chính trị, quyền kinh tế, xã hộị, văn hoá mang giá tri là các quyền cá nhân và tập thể.

Với tư cách là quyền tập thể, quyền con người trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá đề cập trước tiên khái niệm quyền tự quyết của các dân tộc. Quyền tự quyết về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội thể hiện ở một số nội dung cơ bản là quyền tự do lựa chọn trong phát triển và quyền bình đẳng về kinh tê’ giữa các dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị hay trình độ phát triển.

Giá trị cá nhân của quyền kinh tế, xã hội, vãn hoá liên quan đến hai vấn đề lớn. Một là sự bình đẳng giữa các cá nhân trong thực hiện quyền và hưởng thụ các giá trị phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá và hai là hình thành các tiêu chí pháp lý cụ thể để hiện thực hoá các quyền này vào đòi sống xã hội. Cả hai vấh đề này đều chịu tác động của cơ chế và các đảm bảo cụ thể tại từng quốc gia. Đối với các quốc gia đang phát triển, các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá có ý nghĩa hết sức quan trọiig, thậm chí có thể trở thành tiền đề cho việc thực hiện các quyền dân sự, chính trị.

Trong các công ước phổ cập, nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hoá của cá nhân được ghi nhân theo các nội dung chủ yếu như những quyền về việc làm (có việc làm, hưởng điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi, thành lập và gia nhập công đoàn…), quyền được hưởng an toàn và phúc lợi xã hội (bao gồm cả quyền được giáo dục, đào tạo và hưởng lợi ích do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mà thực tiễn đem lại), quyền kinh tế, xã hội, văn hoá trong các quan hệ gia đình.

Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, việc đảm bảo các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá của con người không chỉ tùy thuộc vào chính sách, pháp luật quốc gia mà còn có sự tác động đa chiều của các tổ chức quốc tế. Đó chính là một trong những đặc điểm cần chú ý đối với quyền con người trong kỷ nguyên toàn cầu hoá.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.