Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia

Vùng tiếp giáp lãnh hải

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng nằm ngoài lãnh hải, tiếp liền với lãnh. Theo khoản 2, điều 33 Công ước Luật biển 1982: “ vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều của lãnh hải:”. Tại đây, quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính chất riêng biệt và hạn đối với tàu thuyền nước ngoài. Đây là vùng biển mang tính chất đệm giữa vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển và vùng thuộc quyền chủ quyền của quốc gia đó.

Ảnh hưởng của nguyên tắc tự do biển cả đối với vùng tiếp giáp lãnh hải thể hiện ở chỗ, các quốc gia khác và tà thuyền nước ngoài được hưởng các quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm tại đây. Tuy nhiên trong trường hợp tàu thuyền nước ngoài chỉ đi qua vùng tiếp giáp mà không vào các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia hoặc không phải từ các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia đi thì không phải chịu sự kiểm tra, giám sát của quốc ven biển. Điều này giống như một quyền tự do hàng hải nhưng cũng có sự hạn chế.

Vùng đặc quyền kinh tế

 Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp giáp với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của công ước điều hành ( điều 55 công ước). Vùng đặc quyền kinh tế không phải là bộ phận của lãnh thổ quốc gia nhưng cũng không phải là bộ phận của biển quốc tế. Xét về quy chế pháp lý, đây là vùng biển đặc thù thể hiện sự dung hòa về lợi ích giữa quốc gia ven biển với các quốc gia khác. Một mặt bảo đảm cho quốc gia ven biển có thẩm quyền riêng biệt trong việc khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế, mặt khác công nhận quốc gia khác có một số quyền tự do biển cả. Điều này cho phép giải quyết hai vấn đề đặt ra trong quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế , đó là mở rộng quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển một cách có giới hạn và bảo đảm tính ổn định tương đối của biển cả là nơi mà lợi ích chung của cộng đồng cần được tôn trọng.

 Dưới sự ảnh hưởng của nguyên tắc tự do biển cả thì trong vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia khác, dù có biển hay không có biển đều có thể được hưởng các quyền ( theo quy định tại điều 58 công ước 1982). Bao gồm quyền tự do hàng hải, tự do hàng không và quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.

Tự do sử dụng biển vào những mục đích khác bất hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của công ước 1982, nhất là trong khuôn khổ việc khai thác các tàu thuyền phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm. Các quốc gia khác muốn nghiên cứu khoa học trong vùng này phải được sự đồng ý của các quốc gia ven biển. Đồng thời khi hoạt động trong vùng này phải được sự đồng ý của quốc gia ven biển. Đồng thời khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế các quốc gia khác phải tôn trọng pháp luật của quốc gia ven biển và những quy định của pháp luật quốc tế.  Quốc gia ven biển không được phép viện dẫn bất kỳ lý do gì để cản trở việc thực hiện những quyền này, đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng và đảm bảo cho tàu thuyền nước ngoài thực hiện những quyền tự do trên.

Đặc biệt công ước 1982 đã dành cho các quốc gia có biển hay không có biển hoặc bất lợi về địa lý được quyền tham gia vào việc khai thác số cá dư thừa trong các vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển cùng phân khu vực hoặc khu vực. Tuy nhiên quyền này chỉ có thể được thực hiện khi quốc gia ven biển không có khả năng khái thác sản lượng cá và cho phép quốc gia khác được đánh  bắt số cá dư thừa theo những điều kiện được các bên hữu quan thực hiện.

Như vậy, trong vùng đặc quyền kinh tế cũng tồn tại quyền khai thác tài nguyên sinh vật của các quốc gia khác ( là một quyền trong nguyên tắc tự do biển cả), nhưng quyền này chỉ mang tính chất hạn chế vì nó phụ thuộc vào việc nước ven biển có công bố tồn tại một lượng dư tài nguyên sinh vật hay không và không phụ thuộc vào việc giữa nước ven biển với nước hữu quan có sự thỏa thuận về chia sẻ nguồn tài nguyên hay không.

Thẩm quyền tài phán của quốc gia đối với tàu thuyền mang quốc tịch nước mình khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ven biển tuân theo nguyên tắc “luật nước treo quốc kỳ”, loại trừ quyền tài phán của quốc gia ven biển.

Vùng thềm lục địa

Thềm lục địa được xác định là vùng đáy biển và lòng đât dưới đáy biển, trên cơ sở phần kéo dài tự nhiên lãnh thổ đất liền ngập dưới mực nước biển.68

Cũng như vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa tồn tại song song quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển và quốc gia khác. Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến mép ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải 200 hải lý, khi mép ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó có khoảng cách gần hơn ( khoản 1, điều 76 công ước).

Ảnh hưởng của nguyên tắc đất thống trị biển đối với thềm lục địa là rất lớn nên nguyên tắc tự do biển cả chỉ có một phần ảnh hưởng , thể hiện ở việc quốc gia khác trên thềm lục địa có các quyền tự do về hàng hải, tự do bay, tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm song phải có sự thông báo trước với quốc gia ven biển.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *