Các vùng biển thuộc thủ quyền quốc gia của Việt Nam

1. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia ?

Tính từ bờ biển của quốc gia trở ra ngoài khơi, Luật biển quốc tế xác định có các vùng biển: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, biển quốc tế và vùng. Chế độ pháp lý cũng như chiều rộng của mỗi vùng biển được xác lập hoàn toàn phù hợp với tính chất của vùng biển đó. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia là các vùng biển nằm phía trong đường biên giới quốc gia trên biển và là một bộ phận cấu thành lãnh thổ của quốc gia ven biển. Như vậy, trong số các vùng biển nói trên, chỉ có nội thủy và lãnh hải là lãnh thổ biển của quốc gia ven biển. Trên cơ sở chủ quyền quốc gia và phù hợp với các quy định của Luật biển quốc tế, các quốc gia có biển trong đó có Việt Nam đã ban hành các quy định có liên quan nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, khai thác hiệu quả các lợi ích ở nội thủy và lãnh hải của mình.

Khác với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa – vốn thuộc về biển cả và có chiều rộng khá lớn, chủ quyền của quốc gia ven biển đối với vùng biển gần bờ (nhất là nội thủy) mặc nhiên được thừa nhận nhằm đảm bảo an ninh và sự tiếp cận của quốc gia ven biển với các nguồn tài nguyên tiếp giáp với vùng đất. Chính vì vậy, mặc dù không thành công, nhưng Hội nghị Lahay năm 1930 đã đưa ra định nghĩa:

“Lãnh thổ của quốc gia bao gồm một vùng biển được gọi trong Công ước này dưới cái tên là lãnh hải. Chủ quyền trên vùng này được thực hiện theo những quy định của Công ước và bởi các quy tắc khác của luật quốc tế”.

Tương tự, Công ước Giơnevơ 1958 về Lãnh hải và vùng tiếp giáp cũng như UNCLOS 1982 đều quy định:

“Chủ quyền của một quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài phạm vi lãnh thổ đất liền và nội thủy đến một vùng… ”.

Có thể thấy các công ước này không đưa ra định nghĩa lãnh hải mà khẳng định vùng đó thuộc chủ quyền quốc gia ven biển.

Nghiên cứu quá trình hình thành vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia cho thấy, không có các tranh luận, quan điểm, học thuyết về nguyên nhân dẫn đến sự hình thành vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia. Các tranh luận chỉ tập trung vào việc xác định phạm vi/ranh giới của.các vùng biển thuộc chủ quyền. Như vậy, căn cứ vị trí địa lý, có thể thấy cơ sở của sự hình thành và thừa nhận các vùng biển thuộc chủ quyền gắn liền với nguyên tắc đất thống trị biển và sự ra đời của các phương pháp xác định đường cơ sở. Rõ ràng điều này bắt nguồn một cách tự động từ việc thực hiện chù quyền đối với lãnh thổ đất, nên mọi quốc gia ven biển đều có một lãnh hải – lãnh thổ biển (Quan niệm về lãnh hải ban đầu rất đơn giản. Ngay cả vào đầu thế ki XX, Gidel vẫn còn định nghĩa “lãnh hải là vùng nước nằm ở giữa, một bên là vùng nước nội địa, một bên là biển cả”. Tuy nhiên, trong thực tế, các quốc gia hữu quan cần đưa ra tuyên bố bằng những hình thức khác nhau để xác định phạm vi của vùng biển đó.

2. Các vùng biển thuộc thủ quyền quốc gia của Việt Nam

Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có vị trí địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng. Bờ biển Việt Nam dài hơn 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nãm với nhiều vịnh, đảo và quần đảo, các vùng biển rộng và nguồn tài nguyên thủy hải sản dồi dào. Trong số 63 tỉnh, thành phổ của Việt Nam thì có đến 28 tỉnh, thành phố có biển. Biển đảo gắn liền với quá trình xây dựng, phát triển đất nước và con người Việt Nam. Phù hợp với quá trình phát triển của Luật biển quổc tế, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định chế độ pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, trong đó phải kể đến Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/5/1977 về các vùng biển của Việt Nam, Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/11/1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam (Tuyên bố năm 1982), Luật biển giới Quốc gia năm 2003, Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 và năm 2015, Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải, Nghị định số 109/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về Quy chế bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải, Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải…

Đặc biệt là Luật Biển Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa xin, kì họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013). Các văn bản này tạo thành một hệ thống đồng bộ điều chỉnh các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước trên các vùng biển Việt Nam nói chung và nội thủy, lãnh hải của Việt Nam nói riêng. Cùng với UNCLOS 1982, hệ thống pháp luật hiện hành về biển của Việt Nam là cơ sở pháp lý quan trọng bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và các lợi ích chính đáng của Việt Nam trên biển.

2.1 Nội thủy thuộc chủ quyền của Việt Nam

Luật Biển Việt Nam năm 2012, tại Chương II Điều 9 quy định: “Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam”. So với quy định về nội thủy của Việt Nam trước đây (Xem thêm Tuyên bố năm 1982), Luật biển Vĩệt Nam năm 2012 đã khẳng định rõ hơn bản chất của nội thủy – là bộ phận lãnh thổ Việt Nam.

Với cấu trúc lãnh thổ của Việt Nam, nội thủy không chi là vùng nước biển nằm phía trong đường cơ sở – đã được xác định và công bố trong Tuyên bố năm 1982 (và tiếp tục được khẳng định trong Luật Biển Việt Nam năm 2012) của Chính phủ Việt Nam mà còn bao gồm cả vùng nước biển giáp với các đảo hoặc nhóm đảo là lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, hiện chúng ta mới chỉ xác định và công bố đường cơ sở vcn bờ lục địa Việt Nam nên Điều 8 Luật Biển Việt Nam năm 2012 cũng khẳng định: “Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở… Khi đường cơ sở của những khu vực nói trên được xác định và công bố, thì đương nhiên, vùng nước biển ở phía trong của đường cơ sở này cũng là nội thủy của Việt Nam.

Đối chiếu với các quy định liên quan của UNCLOS 1982, quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nội thủy của Việt Nam được cấu thành bởi các vùng nước biển, vùng nước cảng biển, vùng nước cửa sông, vùng nước lịch sử (theo Hiệp định về vùng nước lịch sử được ký kết giữa Việt Nam và Campuchia năm 1982).

Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đày đủ đối với nội thủy như trên đất liền. Chế độ pháp lý của nội thủy Việt Nam được quy định tại’ Luật Biển Việt Nam năm 2012, Luật biển giới quốc gia năm 2003…

a) Hoạt động của tàu thuyền nước ngoài

về nguyên tắc, khi hoạt động trong vùng biển Việt Narri nói chung và nội thủy nói riêng, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan. Hoạt động thông tin liên lạc của tàu thuyền nước ngoài khi ở trong cảng, bến hay trú đậu trong nội thủy… chỉ được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.

Hầu hết cảng biển nằm trong vùng nội thủy và vì vậy quốc gia ven biển có toàn quyền quyết định về tính chất cảng biển của mình và cho phép hay không cho phép sử dụng cho hàng hải quốc tế. Pháp luật Việt Nam trao cho giám đốc cảng vụ quyền “Cấp phép, giám sát tàu thuyền đến, rời và hoạt động tại cảng biển; không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng khi không có đủ điều kiện cần thiết về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường” cũng như quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải theo thẩm quyền (Khoản 3 Điềụ 92 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 và Khoản 11 Điều 92 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015).

Các loại tàu thuyền vào hoạt động tại vùng biển Việt Nam (không thuộc vùng nước cảng biển) phải tiến hành thủ tục tàu thuyền đến và rời cảng tại Cảng vụ hàng hải quản lý khu vực đó. Mọi hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ… trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam thuộc đặc quyền của Nhà nước Việt Nam.

Tàu thuyền thương mại muốn vào nội thủy phải xin phép trước Bộ Giao thông vận tải ít nhất 07 ngày và trước khi đi vào nội thủy phải thông báo trước cho Bộ Giao thông vận tải 24 giờ. Riêng tàu quân sự và tàu công vụ nước ngoài chỉ được vào nội thủy, neo đậu tại cảng, bến… trong nội thủy khi được Chính phủ Việt Nam mời hoặc trên cơ sở thỏa thuận giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và quốc gia mà tàu mang quốc tịch. Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài phải hoạt động ở trạng thái nổi và phải treo cờ quốc tịch.

b) Quyền tài phản trong nội thủy

Khi tàu quân sự và tàu công vụ nước ngoài đang hoạt động trong các vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có quyền yêu cầu tàu đó chấm dứt ngay hành vi vi phạm, lập tức rời khỏi nội thủy, lãnh hải Việt Nam. Quốc gia mà tàu công vụ vi phạm mang quốc tịch phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do tàu đó gây ra cho Việt Nam.

Trên cơ sở chủ quyền quốc gia ở nội thủy, phụ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện quyền tài phán về hình sự, dân sự và hành chính đối với tàu thuyền nước ngoài vi phạm trong vùng nội thủy như phạt hành chính, bắt giữ, điều tra đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài.

2.2 Lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam

Theo Điều 11 Luật Biển Việt Nam năm 2012:

“Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam”.

Với cấu trúc lãnh thổ Việt Nam, lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của lục địa, lãnh hải của đảo, lãnh hải của nhóm đảo. Đường cơ sở – ranh giới bên trong của lãnh hải của lục địa Việt Nam đã được xác định và công bố trong Tuyên bố năm 1982. Ở một số khu vực hiện chưa xác định đường cơ sở, lãnh hải của Việt Nam tại những khu vực này cũng đương nhiên có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở khi đường cơ sở của những khu vực này được Chính phủ Việt Nam xác định và công bố.

Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với UNCLOS 1982.

a) Hoạt động của tàu thuyền nước ngoài

Tàu thuyền nước ngoài được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự, khi thực hiện quyền đi qua không gây hại, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (Xem thêm Điều 20, 21 Luật Biển Việt Nam năm 2012, Xem thêm Điều 12 Luật Biển Việt Nam năm 2012). Pháp luật Việt Nam đã nội luật hóa hầu hết các quy định về đi qua không gây hại được ghi nhận tại Điều 18, Điều 19, Điều 20 Mục 3 UNCLOS 1982. Đồng thời cũng xác lập nghĩa vụ cho các cá nhân, tổ chức và tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại phải tuân thủ các quy định về an toàn hàng hải; bảo vệ thiết bị, công trình và hệ thống đảm bảo hàng hải; bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; bảo vệ đường dây cáp và ống dẫn ngầm; hải quan, y tế, xuất nhập cảnh…

Đối với tàu thuyền chạy bằng năng lượng hạt nhân, chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại…, ngoài việc phải tuân thủ các nghĩa vụ cung cấp tài liệu kĩ thuật liên quan, thực hiện các biện pháp phòng ngừa… kể cả cấm không được đi qua; buộc phải đi theo tuyến hàng hải quy định hoặc buộc phải rời khỏi lãnh hải Việt Nam trong một số trường hợp nhất định.

b) Quyền tài phán trong lãnh hải

Về hình sự, cơ quan chức năng cùa Việt Nam thực hiện quyền tài phán hình sự (bắt người, điều tra…) trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài ngay sau khi rời khỏi nội thủy và đang đi trong lãnh hải.

Thứ hai, đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải nếu:

– Hậu quả của việc phạm tội ảnh hưởng đến Việt Nam;

– Việc phạm tội có tính chất phá hoại hòa bình của Việt Nam hay trật tự trong lãnh hải Việt Nam;

– Thuyền trưởng hoặc viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

– Để ngăn chặn hành vi mua bán người, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy.

Thứ ba, cần để ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường biển hoặc để thực hiện quyền tài phán quốc gia về việc lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ưên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ, giữ gìn môi trường biển.

Ngoài các trường hợp trên đây, các lực lượng có thẩm quyền của Việt Nam không thực hiện bất cứ biện pháp nào trên tàu thuyền nước ngoài khi tàu đó chỉ đi qua lãnh hải Việt Nam.

Về dân sự, căn cứ quy định của Điều 31 Luật Biển Việt Nam năm 2012, quyền tài phán dân sự của Việt Nam trong lãnh hải có thể được thực thi nếu việc thi hành các biện pháp như bắt giữ, xử lý về mặt dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải nếu có liên quan đến nghĩa vụ đã cam kết hay trách nhiệm dân sự mà tàu thuyền nước ngoài phải thực hiện trong khi đi qua hoặc để được đi qua lãnh hải. Các biện pháp bắt giữ, xử lý về mặt dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài nhằm mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự cũng có thể được tiến hành nếu tàu thuyền đó đang neo đậu trong lãnh hải hoặc đi qua lãnh hải sau khi rời nội thủy Việt Nam.

Cùng với Luật biển quốc tế, pháp luật về biển của Việt Nam nói chung và các quy định về nội thủy và lãnh hải Việt Nam nói riêng là cơ sở pháp lý rất quan trọng để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *