Chế độ pháp lý chung của khoảng không vũ trụ, kể cả các hành tinh được quy định trước hết dựa trên nguyên tắc tự do nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ.
Điều 1 Hiệp ước về vũ trụ năm 1967 quy định:
“khoảng không vũ trụ, kể cả Mặt Trăng và các hành tinh khác được dành cho tất cả các quốc gia nghiên cứu và sử dụng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, dựa trên cơ sở bình đẳng và phù hợp với luật quốc tế, khi được tự do tiếp cận các vùng của các hành tinh này”.Quy định nêu trên có ý nghĩa, sự tự do của mọi quốc gia phải được thực hiên với những giới hạn cần thiết và giới hạn đó không đồng nhất với sự tuỳ ý, tuỳ tiện trong vũ trụ.
Trước hết, đó là việc tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc và quy phạm cơ bản của luật quốc tế, nghiêm cấm chiếm đoạt khoảng không vũ trụ, kể cả các hành tinh làm vật sở hữu riêng bằng con đường áp đặt chử quyền lên các vùng này hoặc bằng biện pháp sử dụng, xâm chiếm, hay bất kỳ biện pháp nào khác đồng thời không được công nhận tuyên bố của một số quốc gia khu vực đường xích đạo là hợp pháp (như Tuyên bố Bôgôta năm 1976), vì đây là tuyên bố mở rộng chủ quyền quốc gia của các nước này đối với các khu vực của quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh, là bộ phân cấu thành của khoảng không vũ trụ.