1. Khoảng không vũ trụ và các hành tinh là gì ?

Khái niệm trên chưa xác định rõ ràng phạm vi cụ thể của khoảng không vũ trụ từ phương diện biên giới của khoảng không này. Thực tế cho thấy, biên giới bên ngoài của khoảng không vũ trụ hoàn toàn được xác định theo khả năng khoa học-kỹ thuật của nhân loại, và trình độ khoa học của loài người vươn xa được tói đâu trong việc khám phá và chinh phục vũ trụ thì biên giới bên ngoài của khoảng không vũ trụ sẽ vươn xa tới đó. Biên giới bên trong của khoảng không vũ trụ được quan niệm là đường biên giói giữa khoảng không gian và khoảng không vũ trụ vẫn chưa có sự xác định rõ ràng. Nhưng việc xác định được đường biên giới bên trong này lại có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì chế độ pháp lý của khoảng không gian-môi trường hoạt động của phương tiện bay hàng không và khoảng khồng vũ trụ-môi trường hoạt động của phương tiên bay vũ trụ là hoàn toàn khác biệt nhau. Cho đến nay, trong luật hàng không quốc tế cũng như luật vũ trụ quốc tế chưa có quy định cụ thể về đường biên giới này.

Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn hoạt động vũ trụ, có quốc gia đề xuất quan điểm cho rằng đường biên giới nêu ưên nằm ở độ cao các điểm bay thấp nhất của quỹ đạo bay nhân tạo cùa trái đất. Độ cao này là 100 km ± 10 km. Đây không được xem là quan điểm thống nhất của tất cả các quốc gia đối với đường ranh giới trong của khoảng không vũ trụ.

2. Chế độ pháp lý về khoảng không vũ trụ và các hành tinh

Chế độ pháp lý chung của khoảng không vũ trụ, kể cả các hành tinh được quy định trước hết dựa trên nguyên tắc tự do nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ. Điều 1 Hiệp ước về vũ trụ năm 1967 quy định:

“khoảng không vũ trụ, kể cả Mặt Trăng và các hành tinh khác được dành cho tất cả các quốc gia nghiên cứu và sử dụng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, dựa trên cơ sở bình đẳng và phù hợp với luật quốc tế, khi được tự do tiếp cận các vùng của các hành tinh này”.

Quy định nêu trên có ý nghĩa, sự tự do của mọi quốc gia phải được thực hiên với những giới hạn cần thiết và giới hạn đó không đồng nhất với sự tuỳ ý, tuỳ tiện trong vũ trụ. Trước hết, đó là việc tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc và quy phạm cơ bản của luật quốc tế, nghiêm cấm chiếm đoạt khoảng không vũ trụ, kể cả các hành tinh làm vật sở hữu riêng bằng con đường áp đặt chử quyền lên các vùng này hoặc bằng biện pháp sử dụng, xâm chiếm, hay bất kỳ biện pháp nào khác đồng thời không được công nhận tuyên bố của một số quốc gia khu vực đường xích đạo là hợp pháp (như Tuyên bố Bôgôta năm 1976), vì đây là tuyên bố mở rộng chủ quyền quốc gia của các nước này đối với các khu vực của quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh, là bộ phân cấu thành của khoảng không vũ trụ.

Hiệp ước về vũ trụ năm 1967 còn quy định nghĩa vụ của quốc gia khi hoạt động trong khoảng không vũ trụ và trên các hành tinh phải lứu ý đến quyền lợi tương ứng cửa các nước khác và không được tạo ra các trở ngại gây thiệt hại tiềm tàng cho các hoạt động của nước khác. Các xung đột phát sinh giữa các quốc gia về vấn đề này cần được giải quyết theo kênh ngoại giao hay theo cơ chế tham vấn quốc tế. Trong Hiệp ước cũng quy định nghĩa vụ của quốc gia không được gây ô nhiễm môi trường vũ trụ và làm thay đổi theo hướng bất lợi cho môi trường Trái Đất do việc vận chuyển các vật thể ngoài Trái Đất.

Ngoài Hiệp ước 1967 về vũ trụ, Hiệp định 1979 về hoạt động của quốc gia trên các hành tinh đã có sự cụ thể hoá chế độ pháp lý của vệ tinh tự nhiên của trái đất, các hành tinh khác thuộc hệ Mặt Trời và có chú ý đến tiến bộ đạt được trong nghiên cứu, sử dụng vũ trụ, chẳng hạn, việc Hiệp định 1979 quy định rõ hơn việc nghiêm cấm chiếm đoạt Mặt Trăng và các hành tinh khác, được mở rộng hiệu lực đối với bất kỳ khu vực nào trên bề mặt hoặc dưới lòng đất của chúng và đối với bất kỳ tổ chức quốc tế hoặc tổ chức quốc gia nào hay thể nhân hoặc pháp nhân bất kỳ. Đồng thời cho phép thu thập và chuyển về Trái Đất các mẫu khoáng chất và vật chất khác, cho phép sử dụng các mẫu vật thể này để duy trì cuộc thám hiểm. Bên cạnh việc cho phép tự do nghiên cứu khoa học trên Mặt Trăng và các hành tinh, Hiệp định còn quy định chi tiết trình tự thủ tục thực hiên các nghiên cứu này. Lần đầu tiên trong luật quốc tế, các hành tinh và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng được tuyên bố là “di sản chung của nhân loại”.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.