Chủ thể của quyền liên quan

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, chủ thể của quyền liên quan bao gồm những đối tượng sau:

1. Người biểu diễn

Người biểu diễn là người sử dụng tác phẩm của người khác một cách sáng tạo trong sự thể hiện các tác phẩm văn học nghệ thuật, bao gồm diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật. Trong đó, nếu người biểu diễn tự mình đầu tư tài chính và cơ sở vật chất kĩ thuật để thực hiện cuộc biểu diễn thì họ là người biểu diễn đồng thời là chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn đó. Nếu do người khác đầu tư tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật để thực hiện cuộc biểu diễn đó thì chủ sở hữu quyền liên quan là tổ chức, cá nhân đầu tư.

2. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

Khái niệm “sản xuất bản ghi âm, ghi hình” được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau: Thứ nhất, đó là các tổ chức, cá nhân sản xuất ra các băng, đĩa hoặc các dụng cụ khác là phương tiện kĩ thuật dùng cho việc ghi âm, ghi hình, ở nghĩa này thì nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình chỉ đơn thuần là người sản xuất các vật mang tin đối với tác phẩm; Thứ hai,“sản xuất bản ghi âm, ghi hình” là việc các tổ chức, cá nhân dùng băng đĩa ghi âm, ghi hình hoặc các vật dụng kĩ thuật khác để ghi lại âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoăc âm thanh, hình ảnh của một tác phẩm nhất định. Nhà sản xuất bản ghi ám, ghi hình với lư cách là chủ thể quvền liên quan được hiểu theo nghĩa thứ hai: Đó là tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác. Trong đó, nếu bản ghi âm, ghi hình được tổ chức, cá nhân sản xuất bằng chính thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kĩ thuật của mình thì họ là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó.

3. Tổ chức phát sóng

Tổ chức phát sóng theo nghĩa chung nhất là tổ chức thực hiện việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận được. Hiểu theo nghĩa chung này thì tổ chức phát sóng bao gồm: Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng, tổ chức tái phát sóng, tổ chức tiếp sóng. Trong đó, tổ chức phát sóng được coi là chủ thể quyền liên quan là các tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng bao gồm các tổ chức phát thanh, tổ chức truyền hình, phát tín hiệu vệ tinh.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *