Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Quy định về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Thứ nhất: Quyền sở hữu công nghiệp là gì ?

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của cá nhân, tổ chức đối với nhãn hiệu, tên thương mại, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, chỉ dẫn địa lý và bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Thứ hai: Các kiểu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp:

Có 2 kiểu chuyển giao gồm: chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Cụ thể:

– Đối với chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: Là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho cá nhân hay tổ chức khác (Căn cứ Khoản 1 Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

– Đối với chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp: Là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình (Căn cứ khoản 1 Điều 141 Luật SHTT 2005).

Hợp đồng đăng ký chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Thứ nhất: Những lưu ý về hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền

– Hiệu lực của hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ theo thỏa thuận giữa các bên đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cở sở theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005 gồm:

+ Đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ theo quy định.

+ Đối với nhãn hiệu nối tiếng thì quyền sở hữu sẽ được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

– Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được nêu ở trên, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

– Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

– Nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt thì hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cũng bị chấm dứt hiệu lực.

Thứ hai: Về hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu và sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau:

– Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển giao theo mẫu;

– Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

– Bản gốc Văn bằng bảo hộ (trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu);

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu nếu có từ 2 chủ sở hữu trở lên;

– Văn bản giải trình lý do không đồng ý chuyển giao quyền sở hữu của bất kì đồng chủ sở hữu nào nếu thuộc sở hữu chung (nếu có);

– Chứng từ nộp phí, lệ phí chuyển giao;

– Giấy ủy quyền(nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện).


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *