Có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản trong Tư pháp quốc tế Việt Nam?  Đó là những nguyên tắc nào?

Có năm nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc có đi có lại: nội dung của nguyên tắc này là quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam được xây dựng và đảm bảo thực thi trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ mà công dân, pháp nhân Việt Nam được quy định và đảm bảo thực thi ở nước ngoài tương ứng.

Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên: pháp luật cho phép các bên trong quan hệ thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng đối với quan hệ đó. Tuy nhiên không phải mọi lĩnh vực mà tư pháp quốc tế điều chỉnh các bên đều được phép lựa chọn luật áp dụng.

Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam: Khi tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế, về cơ bản, người nước ngoài được đối xử bình đẳng với nhau và với công dân Việt Nam, không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc, tôn giáo,… Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực liên quan đến chính trị, an ninh quốc gia, người nước ngoài phải chịu những hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam.

Nguyên tắc quyền miễn trừ của quốc gia: Trong quan hệ TPQT, nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không một cơ quan nhà nước nào được phép xét xử, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo cho vụ kiện, thi hành án đối với quốc gia cũng như áp dụng các biện pháp như tịch thu, sai áp, bắt giữa,… các tài sản thuộc sở hữu quốc gia.

Nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu của các quốc gia khác nhau: Nhà nước Việt Nam không phân biệt đối xử giữa các chế độ sở hữu của các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *