1. Cơ chế quốc tế về bảo vệ quyền con người

Trên bình diện chung, cơ chế quốc tế bảo đảm quyền con người có một số đặc trưng sau:

– Là cơ chế giám sát, đánh giá, điều tra việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực quyền con người của các quốc gia.

– Có tính chất cưỡng chế đối với các quốc gia vi phạm các nghĩa vụ về bảo vệ và phát triển quyền con người.

– Có chức năng chủ yếu là đẩy mạnh việc giáo dục, hợp tác khu vực, quốc tế trong lĩnh vực quyền con người.

1.1 Cơ chế quốc tế về thúc đẩy, phát triển và bảo vệ quyền con người trong khuôn khổ của Liên hợp quốc

+ Đại hội đồng Liên hợp quốc:

Là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc, Đại hội đồng đã trở thành và có chức năng là trung tâm của sự phối hợp và tổ chức các hoạt động duy trì, phát triển mọi vấn đề về quyền con người giữa các thành viên của Liên hợp quốc.

Từ khi Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được thông qua năm 1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã có những thành tựu to lớn trong lĩnh vực xây dựng luật quốc tế về quyền con người, đó là việc Đại hội đồng thông qua nhiều tuyên bố và công ước về quyền con người ở nhiều lĩnh vực như lĩnh vực về quốc tịch, các quyền của trẻ em, quyền của phụ nữ, của người bị tàn tật, lĩnh vực phát triển và tiến bộ xã hội… Ngoài thành tựu và chức năng lập pháp, Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng giải quyết vấn đề quyền con người thuộc các phạm trù chính trị, kinh tế, an ninh quốc tế và giải trừ quân bị. Để thực hiện các chức năng này, Đại hội đồng có một số cơ quan trực thuộc là các ủy ban liên quan đến các quyền và tự do cơ bản của con người.

+ Hội đồng kình tế-xã hội và các ủy ban trực thuộc:

Hoạt động của Hội đồng kinh tế-xã hội trong lĩnh vực quyền con người chủ yếu là đưa ra các khuyến nghị nhằm mục đích thúc đẩy việc tôn trọng và tuân thủ các quyền và tự do cơ bản của con người cho tất cả mọi người. Hôi đồng còn có thể soạn thảo và triệu tập các hội nghị quốc tế về vấh đề quyền con người. Hoạt động của Hội đồng kinh tế-xã hội có sự trợ giúp của các uỷ ban trực thuộc do Hội đồng thành lập là ủy ban quyền con người và ủy ban về vị thế của phụ nữ.

+ Hội đồng nhân quyền:

Hội đồng nhân quyền (HRC) là cơ quan được thành lập theo Nghị quyết số 60/251 (A/RES/60/251) ngày 03/4/2006 của Đại hội đồng Liên hợp quốc để thay thế cho Ưỷ ban nhân quyền (CHR) – một cơ quan được thành lập từ năm 1946 nhằm giám sát việc thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người của các quốc gia.

Hội đồng nhân quyền có trách nhiệm chính là thúc đẩy sự tôn trộng toàn cầu đối với việc bảo vệ các quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không có sự phân biệt và theo một cách công bằng và bình đẳng; giải quyết các tình huống vi phạm quyền con người và đưa ra các đề xuất. Sự xuất hiện của Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) là một trong những điểm khác biệt trong quy trình làm việc của Hội đồng nhân quyền so với Uỷ ban nhân quyền trước đây. Cơ chế UPR của Hội đồng nhân quyền sẽ xem xét việc thực hiện nghĩa vụ thành viên của quốc gia đối với tất cả các điều ước quốc tế về quyền con người mà quốc gia đã tham gia.

Hội đồng nhân quyền bao gồm 47 thành viên được bầu trực tiếp bằng cách bỏ phiếu kín. Các thành viên sẽ được phân bổ công bằng theo các khu vực địa lý (số ghế được phân phối như sau giữa các nhóm khu vực: nhóm các nước châu Phi: 13; nhóm các nước châu Á: 13; nhóm các nước Đông Ẩu: 6; nhóm các nước Mỹ Latinh và Caribe: 8; và nhóm các nước Tây Âu và các quốc gia khác: 7) với nhiêm kỳ là 3 năm và không được tái bầu ngay lập tức sau 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Hội đồng họp định kỳ trong năm và tối thiểu là 3 kỳ mỗi năm theo nhiêm kỳ Hội đồng. Ngoài ra, Hội đồng có thể tổ chức phiên họp đặc biệt khi cần thiết theo yếu cầu của một thành viên của Hội đồng nếu được sự ủng hộ của 1/3 thành viên còn lại. Phương thức làm việc của HRC là minh bạch, công bằng, khách quan, cho phép đối thoại thực chất và cũng cho phép tương tác về nội dung với các thủ tục và cơ chế đặc biệt.

– Ủy ban về vị thế của phụ nữ được thành lập và bắt đầu hoạt động vào năm 1946, với sự tham gia của đại diện ba mươi hai quốc gia. Cách thức và quy chế hoạt động của ủy ban này về cơ bản cũng giống như ủy ban quyền con người.

– Trung tâm quyền con người (thuộc Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người). Những chức năng chính của trung tâm này là cơ quan đầu mối của Liên hợp quốc trong lĩnh vực quyền con người, với các hoạt động cung cấp dịch vụ vãn phòng và những trợ giúp khác cho các cơ quan cọ chức năng giải quyết các vấn đề về nhân quyền của Liên hợp quốc; tiến hành các nghiên cứu về quyền con người theo yêu cầu của các cơ quan hữu quan. Đặc biệt, thiết chế này có sự điều phối quan hệ với các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức ngoài khuôn khổ Liên hợp quốc để tiến hành các hoạt động mang tính chất tư vấn hoặc dịch vụ về nhân quyền.

– Liên hợp quốc cũng có những cơ chế giải quyết vấn đề quyền con người theo mô hình và các phương thức của những cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc như thông qua cơ quan Cao ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn (ƯNHCR), Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Tổ chức nông lương thế giới (FAO). Mỗi tổ chức giải quyết vâh đề nhân quyền từ góc độ chức năng và lĩnh vực chuyên môn của mình.

1.2 Cơ chế quốc tế giải quyết các vấn đề quyền con người khác trong các công ước quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc

Đến nay, đã có hai mươi tư công ước quốc tế về quyền con người. Đa số các công ước quốc tế về quyền con người đều quy định có các cuộc họp định kỳ nhằm kiểm điểm, đánh giá chung việc thực hiện các quy định của công ước. Trong số đó, có năm công ước đã thành lập ra các ủy ban riêng để theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ thành viên, tạo thành một cơ chế theo dõi và giám sát việc thực hiên từng công ước nói riêng, đồng thời có chức năng phối hợp với các cơ chế khác nói chung, ví dụ, ủy ban công ước về loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử thành lập năm 1970 theo Điều 8 Công ước này, ủy ban công ước về các quyền dân sự-chính trị thành lập năm 1977 theo Điều 28 Công ước, ủy ban về chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ thành lập năm 1982 theo Điều 17 Công ước, ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá thành lập năm 1985, ủy ban chống tra tấn thành lập năm 1987.

2. Các thiết chế quốc gia bảo đảm việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Về pháp lý, khi là thành viên của một điều ước quốc tế về quyền con người, quốc gia thành viên của điều ước đó phải có nghĩa vụ hiện thực hoá các quyền và tự do cơ bản của con người trên lãnh thổ quốc gia của mình nhưng việc hiện thực hoá đó không thể chỉ diễn ra thông qua hoạt động lập pháp mà còn cần phải có những thiết chế quốc gia hiệu quả để đảm bảo thực hiện các tiêu chí quốc tế về quyền con người quy định trong công ước. Các thiết chế quốc gia như đã nêu rất đa dạng và nhằm mục tiêu chung là bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người. Nhìn tổng thể, thiết chế quốc gia về quyền con người bao gồm loại thiết chế hoạt động với tư cách các cơ quan của chính phủ và loại thiết chế là cơ quan quốc gia về quyền con người đóng vai trò là cơ quan tư vấn trong việc tôn trọng các quyền con người ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Cơ quan quốc gia về quyền con người ở nhiều quốc gia thường bao gồm các ủy ban về quyền con nguôi, thanh tra quốc hội và các cơ quan đặc biệt.

2.1 Các ủy ban về quyền con người của quốc gia

Do tính chất tư vấn của mình nên các ủy ban này chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như tiếp nhận và điều tra khiếu nại của công dân về những hành vi vi phạm quyền con người; xem xét một cách có hệ thống các chính sách nhân quyền của chính phủ; giám sát việc tuân thủ các quy định luật quốc gia và luật quốc tế đối với các vấn đề về quyền con người. Đặc biệt, các cơ quan quốc gia về quyền con người đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về các quyền con người thông qua các hoạt động tư vấh và xã hội như tổ chức dịch vụ tư vấn, hội thảo, phát hành các ẩh phẩm có tính chất giáo dục cộng đồng. Đối với cơ chế quốc gia về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người thì các cơ quan quốc gia là một trong số phương thức thực thi công ước về quyền con người có khả năng kết hợp giữa hoạt động mang tính chất của chính phủ với các hoạt động có tính chất xã hội hoá chức năng về nhân quyền của nhà nước.

2.2 Các cơ quan thanh tra của quốc hội

Hiên loại cơ quan nói trên đã được thành lập ở nhiều quốc gia, có chức năng như cầu nối giữa các cá nhân và các chính phủ trong lĩnh vực quyền con người. Nhìn ở nhiều phương diện thì thanh tra quốc hội có những quyền lực trong lĩnh vực này tương tự như các cơ quan quốc gia về quyền con người nhưng khác cơ quan quốc gia về nhân quyền, thanh toa quốc hội có chức năng bảo đảm sự công bằng và tính pháp lý trong các hoạt động hành chính công.

2.3 Cơ quan đặc biệt

Loại cơ quan này được thiết lập để thúc đẩy các chính phủ có những cơ chế thiết thực đối với hoạt động bảo vệ các nhóm thiểu số và dễ bị tổn thương để chống sự phân biệt đối xử. Nhưng tóm lại thì thường không có mô hình cơ chế duy nhất nào về các cơ quan này, tức là mỗi quốc gia có cơ chế riêng phù hợp với điều kiện của quốc gia đó để thực thi các nghĩa vụ quốc gia về nhân quyền.

Một thực tế khác đang khá phổ biến ở nhiều quốc gia hiện nay là không phải đối với mọi quốc gia, hoạt động thiết lập các cơ quan quốc gia về quyền con người đều được quan tâm một cách thích đáng để tạo hiệu quả hoạt động của các cơ quan đó. Chính vì vậy, đối với lĩnh vực thực thi các nghĩa vụ quốc gia từ các điều ước quốc tế về quyền con người, các quốc gia thành viên muốn thực thi một cách hiệu quả những nghĩa vụ của mình thì phải có sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực quyền con người, kể cả hoạt động của các cơ chế của Liên hợp quốc về quyền con người.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.