Xung đột pháp luật về quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ sở hữu phát sinh khi đó có thể sẽ xảy ra các kết quả không giống nhau, phụ thuộc vào việc hệ thống luật pháp nào được áp dụng.
Hiện tượng xung đột pháp luật về quyền sở hữu nói trên có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
- Trên thực tế, mỗi nước có điều kiện cơ sở hạ tầng khác nhau, bởi vậy pháp luật của các nước được xây dựng trên các nền tảng đó cũng có sự khác nhau.
- Các điều kiện khác nhau về chính trị, kinh tế – xã hội phong tục tập quán, truyền thống lịch sử thậm chí là sự khác nhau về đặc điểm thể chất, tâm lý của công dân cũng dẫn đến sự khác nhau trong các quy định pháp luật cùng điều chỉnh một vấn đề.
- Căn cứ theo Điều 679 về Quyền sở hữu trí tuệ Bộ Luật Dân sự 2015, quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ. Đây được xem là một quy phạm xung đột điều chỉnh vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ trong đó có quyền tác giả.
Tuy nhiên, đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ nói chung trong đó có cả quyền sở hữu công nghiệp là mang tính lãnh thổ. Do đó, sự tồn tại của quy phạm xung đột không phải là bằng chứng cho việc có xung đột pháp luật trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chỉ xem là sự ghi nhận một cách nhất quán về việc sẽ áp dụng pháp luật của nước nơi có yêu cầu bảo hộ được tiến hành.
Như vậy, trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì chỉ có duy nhất một hệ thống pháp luật được áp dụng mà không thể có hai hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh vấn đề này nên không tồn tại xung đột pháp luật.