Công nhận quốc tế

[VPLUDVN] Trong quan hệ quốc tế, việc tồn tại hành vi và thực tiễn công nhận quốc tế là tất yếu khách quan, do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vì lý do các quốc gia thường không cùng xuất hiện và không hoàn toàn đồng nhất về thể chế nhà nước. Sự xuất hiện chủ thể mới trong quan hệ quốc tế ít nhiều đều có tác động nhất định đến tương quan của các mối quan hệ và liên kết quốc tế, dẫn đến những phản ứng khác nhau trong dư luận và sinh hoạt quốc tế. Những phản ứng quốc tế như vậy thường đưa đến những quan hệ pháp lý xác định, làm thay đổi hoặc củng cố thêm các mối quan hệ quốc tế đa dạng giữa các quốc gia.

1. Khái niệm công nhận quốc tế

Công nhận quốc tế là hành vi chính trị pháp lý của quốc gia dựa trên những động cơ nhất định nhằm xác định sự tồn tại của thành viên mới trong quan hệ cộng đồng quốc tế và khẳng định quan hệ trong quốc gia công nhận với các chế độ chính sách của quốc gia được công nhận và thể hiện ý chí của các quốc gia muốn thiết lập lại quan hệ bình thường và ổn định với bên được công nhận.

2. Các thể loại công nhận quốc tế

Trong thực tiễn quan hệ công nhận quốc tế, có những thể loại khác nhau như công nhân dấn tộc đang đấu tranh, công nhận “các chính phủ lưu vong”, công nhận các bên tham gia tham chiến, công nhân các bên khởi nghĩa. Song công nhận quốc gia mới và công nhận chính phủ mới là những thể loại cơ bản của sự công nhận quốc tế và thường gặp trong đời sống quốc tế.

Một là, công nhận quốc gia mới thành lập, các trường hợp được công nhận quốc gia mới thành lập:

– Các quốc gia có thể thành lập theo con đường cổ điển là một tập thể con người có thể thành lập quốc gia mới bằng cách hòa bình do sự định cư của họ trên một lãnh thổ vô chủ hoặc trên lãnh thổ chưa có một tổ chức chính trị phù hợp. Trường hợp này hiện nay hầu như không còn gặp nữa.

– Quốc gia có thể được thành lập do kết quả của các cuộc cách mạng xã hội. Trường hợp này khá phổ biến ở Châu A, châu Phi, Mỹ Latinh trong thời gian sau Đại chiến thế giới thứ hai.

– Quốc gia có thể được thành lập do kết quả hoạt động của các quốc gia đã hoặc đang tồn tại vào thời điểm thành lập đó. Trong trường hợp này, quốc gia mới có thể được thành lập theo nhiều phương thức khác nhau, chẳng hạn, sự phân chia một quốc gia đang tồn tại thành hai hoặc nhiều quốc gia độc lập, hay là sự hợp nhất hai hay nhiều quốc gia độc lập thành một quốc gia mới…

Các quốc gia mới  được thành lập theo các trường hợp nói trên, không phụ thuộc và thời gian, địa điểm, các đặc điểm dân cư, lãnh thổ, hình thức nhà nước,… là những chủ thể mói của luật quốc tế ngay tại thời điểm mới được thành lập. Sự công nhận quốc gia ở đâu chỉ đóng vai trò tuyên bố sự tồn tại trên trường quốc tế của một quốc gia mới mà thôi.

Khi công nhận một quốc gia mới thành lập, các quốc gia công nhận chỉ ra rằng thành viên mới đó của công đồng quốc tế là một thực thể có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản theo luật quốc tế.

Hai là, công nhân chính phủ mới thành lập

Khi một quốc gia mới thành lập theo một trong những trường hợp nói trên thì sự công nhận quốc gia mới được thành lập thường đồng thời với công nhận chính phủ của quốc gia mới. Trong trường hợp này trùng hợp tất yếu của hai thể loại công nhận,- công nhận quốc gia và công nhận chính phủ. Ngoài trường hợp đặc biệt này thì hai thể loại công nhận đó là hi thể loại công nhận khác nhau và  độc lập với nhau.

Công nhận chính phủ mói có nghĩa là công nhận người đại điện hợp pháp cho một quốc gia có chủ quyền trong sinh hoạt quốc tế chứ không phải công nhận chủ thể mới của luật quốc tế. Công nhận chính phủ mới có ý nghĩa quan trọng như công nhận quốc gia mới thành lập. Sự công nhận chính phủ mới thường được đặt ra đối với loại chính phủ de facto. Xét về phạm vi hoạt động và quyền lực, chính phủ de facto được phân ra làm hai loại, chính phủ de facto chung cho toàn quốc và chính phủ de facto địa phương.

Luật quốc tế không điều chỉnh và không thể điều chỉnh những quan hệ nội bộ của quốc gia. chính vì vậy, chỉ những chính phủ đang thực hiện hiệu quả và độc lập quyền lực của mình trên toàn lãnh thổ hoặc trên một phần lớn lãnh thổ quốc gia được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ mới là đối tượng công nhận quốc tế.

Các nguyên tắc hữu hiệu là cơ sở để công nhân các chính phủ mới thành lập:

+ Chính phủ mới phải được đông đảo quần chúng nhân dân tự nguyện, tự giác ủng hộ

+ Chính phủ mới phải có đủ năng lực để duy trì và thực hiện quyền lực quốc gia trong một thời gian dài

+ Chính phủ mới có khả năng kiểm soát toàn bộ hoặc phần lớn lãnh thổ quốc gia một cách độc lập và tự chủ, tự quản lý và điều hành mọi công việc của đất nước

3. Các vấn đề pháp lý về công nhân quốc tế

3.1 Các hình thức công nhận quốc tế

Không tồn tại một hình thức công nhận thống nhất cho mọi trường hợp. trong thực tiễn quốc tế, các chủ thể thường sử dụng một trong các hình thức sau khi thực hiện, hành vi công nhận quốc.

Các hình thức công nhận quốc tế có thể kể đến bao gồm:

– Công nhận de jure:  là công nhận chính thức ở mức độ đầy đủ nhất và trong một  phạm vi toàn diện nhất.

– Công nhận ad hoc: là hình thức công nhận đặc biệt chỉ phát sinh trong quan hệ giữa các bên trong một phạm vi nhất định, hoàn cảnh nhất định nhằm tiến hành một số công vụ nhất định cụ thể và quan hệ đó sẽ được chấm dứt ngay sau khi hoàn cảnh công vụ đó.

Ví dụ: Năm 1976 Mỹ thực thi chính sách cấm vận đối với Việt nam, tuy nhiên trong thời gian này, Mỹ cũng tiến hành công nhận ad hoc với Việt nam bằng cách ký một loạt các hiệp định song phương liên quan đến vấn đề tìm kiếm hài cốt liệt sỹ Mỹ mất tích tại Việt nam..

– Công nhận de facto là công nhận quốc tế thực tế nhưng ở mức không đầy đủ, hạn chế và trong một phạm vi không toàn diện. Theo V.I Lê Nin công nhận de facto là “công nhận mới một nửa”.

Sự khác nhau giữa công nhận de facto và công nhận de jure chủ yếu về mặt chính trị. Động cơ chính trị chủ yếu của bên de facto thể hiện ở thái độ thận trọng của quốc gia công nhận đối với quốc gia hoặc chính phủ mói được thành lập trong nhiều vấn đề liên quan đến tình hình, bối cảnh trong nước cũng như quốc tế.

3.2 Các phương pháp công nhận quốc tế bao gồm:

– Công nhận minh thị: được thể hiện rõ ràng, bằng một hành vi cụ thể của quốc gia công nhận trong các văn bản chính thức.

– Công nhận mặc thị : là công nhận quốc tế, được thể hiện một cách kín đáo, ngấm ngầm mà bên được công nhận hoặc các quốc gia và chính phủ khác phải dựa vào các quy phạm tập quán nhất định hay các nguyên tắc suy diễn trong sinh hoạt quốc tế mới làm sáng tỏ được ý chí công nhận của bên công nhận.

Trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế, sự công nhận de jure và công nhận de facto đều có thể được thực hiện thông qua một trong hai nhóm phương pháp công nhận nói trên. Thông thường, công nhận de facto ít khi được thực hiện thông qua nhóm phương pháp minh thị và trái lại, công nhận de jure lại thường được thực hiện thông qua nhóm phương pháp minh thị

Quốc gia được thực hiện công nhân quốc gia và chính phủ mới thành lập theo thể thức riêng lẻ, độc lập đối với các quốc gia khác hoặc theo thể thức tập thể trong mối quan hệ hợp tác với các quốc gia khác trong những mức độ và phạm vi khác nhau.

3.3 Hệ quả pháp lý của công nhân quốc tế

Giải quyết triệt để vấn đề quy chế pháp lý của đối tượng được công nhận

Tạo ra những điều kiện thuận lợi để các bên thiết lập những quan hệ nhất định với nhau

Ngoài ra, công nhận quốc tế chính thức giữa các quốc gia và chính phủ sẽ tạo ra và bảo đảm những điều kiện thuận lợi để thiết lập và phát triển những quan hệ bình thường giữa các quốc gia, tạo ra tiền đề để thiết lập những quan hệ nhiều mặt ở những mức độ khác nhau giữa các quốc gia công nhân và quốc gia được công nhận. Việc thiết lập quan hê ngoại giao giữa quốc gia công nhận và quốc gia được công nhận là một trong những hệ quả pháp lý quốc tế quan trong nhất của sự công nhận quốc tế

Mặt khác, khi công nhận một chính phủ mới được thành lập theo trường hợp cách mạng xã hội thì quan hệ ngoại giao đã tồn tại giữa các bên (bên công nhận và bên được công nhận) sẽ được phục hồi chứ không phải thiết lạp mới quan hệ đó. Ngoài ra quan điểm chung của tất cả các luật gia quốc tế đều cho rằng, công nhận de facto sẽ tạo ra cơ sở pháp lý để thiết lập quan hệ lãnh sự

Về nguyên tắc, mọi quốc gia (và chính phủ) đều có quyền được tham gia vào các hội nghị và tổ chức quốc tế phổ cập. Quyền đó của các quốc gia không phụ thuộc vào sự công nhận của các quốc gia khác. Song, việc công nhận chính thức cũng có vai trò thúc đẩy việc thực hiện các quyền đó của quốc gia và ngược lại, chính việc tiến hành chính sách không công nhận đôi khi lại gây khó khăn cho quốc quốc gia không được công nhận muốn thực hiện tham gia tổ chức quốc tế của mình.

Sự công nhận quốc tế chính thức, ngoài những điều nêu trên còn làm phát sinh các quan hệ pháp lý khác, chẳng hạn, tạo điều kiện thuận lời cho quốc gia (và chính phủ) mới được công nhận có khả năng thực tế để bảo vệ quyền miễn trừ quốc gia và miễn trừ tư pháp đối với tài sản của quốc gia mình tại lãnh thổ của quốc gia công nhận, tạo ra những cơ sở pháp lý để chứng minh hiệu lực chứng cứ của các văn bản pháp luật do quốc gia mới được công nhận.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *