Quy định về người nước ngoài
Theo quy định của pháp luật đa số các nước, người nước ngoài được đối xử bình đẳng với Công dân nước sở tại trong lĩnh vực tố tụng dân sự không phụ thuộc vào việc bảo hộ pháp lý này có được ghi nhận trong điều ước quốc tế hay không.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài có quyền khởi kiện tại các tòa án của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. Như vậy, về nguyên tắc, người nước ngoài bình đẳng với công dân Việt Nam trong lĩnh vực tố tụng dân sự.
Trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với nước ngoài cũng đều quy định nguyên tắc: công dân của nước kí kết này được quyền tự do liên hệ với cơ quan tư pháp và cơ quan khác có thẩm quyền về các vấn để dân sự, gia đình và hình sự của nước kí kết kia. Họ có quyền bày tỏ ý kiến, đề đạt nguyện vọng, đưa đơn kiện và thực hiện những hành vi tố tụng khác theo những điều kiện mà nước kí kết kia dành cho công dân nước mình.
1. Khái niệm người nước ngoài
Người nước ngoài được xem là chủ thể đặc trưng và phổ biến nhất của tư pháp quốc tế. Bởi lẽ, người nước ngoài tham gia vào hầu hết các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, như các quan hệ dân sự, kinh tế thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động, tố tụng dân sự… Từ thực tế đó, các vấn đề pháp lý liên quan đến người nước ngoài đã trở thành một trong những nội dung quan trọng của tư pháp quốc tế các nước nói chung và tư pháp quốc tế Việt Nam nói riêng.
Để giải thích khái niệm người nước ngoài hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới đều căn cứ vào dấu hiệu quốc tịch, theo đó người nước ngoài được hiểu là người không mang quốc tịch của quốc gia sở tại. Điều đó có nghĩa là bất kì một cá nhân nào không mang quốc tịch của quốc gia sở tại đều được xác định là người nước ngoài.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì:
“người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch ”.
Theo Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 thì:
“Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam ”.
Như vậy, người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các nhóm sau:
– Căn cứ vào nori cư trú, người nước ngoài được chia thành người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam
– Căn cứ vào thời gian cư trú, người nước ngoài được chia thành người nước ngoài thường trú và người nước ngoài tạm trú.
+ Người nước ngoài thường trú là người nước ngoài cư trú không thời hạn, làm ăn, sinh sống lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Người nước ngoài tạm trú là người cư trú có thời hạn tại Việt Nam.
– Căn cứ vào quy che pháp lý dành cho người nước ngoài, người nước ngoài được phân loại thành các nhóm sau:
+ Người nước ngoài được hưởng quy chế ưu đãi và miễn trừ ngoại giao: Đây là những người nước ngoài được hưởng các quy chế ưu đãi và miễn trừ ngoại giao theo Công ước Vienna 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Vienna 1963 về quan hệ lãnh sự và các quy chế tương tự như viên chức ngoại giao (như nhân viên của tổ chức quốc tế liên chính phủ). Quy chế pháp lý của người nước ngoài thuộc nhóm này sẽ do các quy định của các điều ước quốc tế có liên quan điều chỉnh.
+ Người nước ngoài được hưởng quy chế theo các điều ước quốc tế được Việt Nam ký kết với nước ngoài như: Hiệp định hợp tác lao động, Hiệp định hợp tác khoa học kĩ thuật, Hiệp định về hợp tác đào tạo… Quy chế pháp lý của người nước ngoài tại nhóm này chịu sự điều chỉnh bởi chính các quy định trong điều ước quốc tế đã được ký kết và các quy định tương ứng của pháp luật Việt Nam.
+ Người nước ngoài làm ăn, sinh sống tại Việt Nam vì mục đích cá nhân như: sản xuất, kinh doanh; kết hôn… Quy chế pháp lý của người nước ngoài thuộc nhổm này chịu sự điều chỉnh chủ yếu của pháp luật Việt Nam.
dụng luật của nước mà cá nhân mang quốc tịch, tư pháp quốc tế của Cộng hoà Liên bang Đức chấp nhận dẫn chiếu ngược, có nghĩa là nếu luật của nước ngoài dẫn chiếu ngược trở lại luật của Cộng hoà Liên bang Đức, các quy phạm thực chất của Cộng hoà Liên bang Đức sẽ được áp dụng.
Tương tự như tư pháp quốc tế của Đức, để xác định năng lực chủ thể của cá nhân, khoản 1 Điều 34 Tư pháp quốc tế của Bỉ quy định:
“Trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác, luật của nước mà cá nhân có quốc tịch sẽ điều chỉnh địa vị và năng lực chủ thể của cả nhân và “Luật của Bỉ sẽ điều chỉnh năng lực chủ thể của cá nhân trong trường hợp luật nước ngoài dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật Bỉ”?
Bên cạnh nguyên tắc chủ đạo hên, ngoại lệ trong một số trường họp Tư pháp quốc tế của Bỉ không áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của cá nhân mà áp dụng luật nơi thường trú. Ví dụ, khoản 1 Điều 35 Tư pháp quốc tế của Bỉ quy định:
“Quyền của cha mẹ và người giám hộ, việc tuyên bố một cá nhân không có năng lực chủ thể và việc bảo vệ người không có năng lực chủ thể hoặc tài sản của họ sẽ được điều chỉnh theo pháp luật của nước nơi người đó có nơi thường trú vào thời điểm xuất hiện sự kiện dẫn đến việc xác định quyền của cha mẹ, người giám hộ hoặc các biện pháp bảo vệ cần thiết được chấp thuận”
Hệ thuộc luật quốc tịch cũng là hệ thuộc được áp dụng trong Tư pháp quốc tế Nhật Bản khi xác định năng chủ thể của cá nhân. Khoản 1 Điều 4 Tư pháp quốc tế Nhật Bản quy định: “Năng lực chủ thể của cá nhân được xác định theo luật quốc tịch của người đó Bên cạnh nguyên tắc chủ đạo này, Tư pháp quốc tế của Nhật Bản còn ghi nhận các ngoại lệ sau:
– Nếu theo luật quốc tịch họ là người bị hạn chế năng lực chủ quốc tịch, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài khi tham gia vào các quan hệ dân sự.
Ví dụ, toà án Việt Nam giải quyết vụ tranh chấp về hợp đồng giữa một công dân Hoa Kỳ và công dân Việt Nam. Trong trường hợp này năng lực pháp luật của công dân Việt Nam áp dụng pháp luật Việt Nam, năng lực pháp luật của công dân Hoa Kỳ sẽ được xác định theo pháp luật Hoa Kỳ (trừ trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 673).
Bên cạnh nguyên tắc chủ đạo trên, tư pháp quốc tế Việt Nam còn áp dụng nguyên tắc thứ hai để xác định năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài là: “Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác’’ (khoản 2 Điều 673). Trường hợp này đặt ra khi người nước ngoài tại Việt Nam và tham gia các quan hệ dân sự thì năng lực pháp luật của người đó được xác định như công dân Việt Nam và theo pháp luật Việt Nam.
Kết hợp giữa khoản 1 và khoản 2 của Điều 673 Bộ luật dân sự 2015 cho thấy, để xác định năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam, ngoài việc căn cứ vào pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch còn căn cứ trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam.
Ví dụ, toà án Việt Nam giải quyết một vụ tranh chấp về quyền sở hữu tài sản giữa một công dân Hoa Kỳ và công dân Việt Nam và công dân Hoa Kỳ đó đang cư trú tại Việt Nam. Khi xem xét năng lực pháp luật của công dân này (quyền sở hữu tài sản), ngoài việc căn cứ vào pháp luật của Hoa Kỳ (luật của nước mà đương sự mang quốc tịch) toà án Việt Nam còn căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp này công dân Hoa Kỳ sẽ có năng lực pháp luật như công dân Việt Nam.
Trong trường hợp áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài mang quốc tịch dẫn đến hậu quả trái với các nguyên tắc cơ bản năng lực hành vi của người nước ngoài cần phải tuân theo hệ thống pháp luật có sự gắn bó với người nước ngoài đó chính là pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch. Từ sự họp lý đó mà việc xác định năng lực hành vi của người nước ngoài theo “luật quốc tịch” cũng là nguyên tắc được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.
Thứ hai, bên cạnh việc xác định năng lực hành vi của người nước ngoài theo luật quốc tịch, khoản 2 Điều 674 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam Đây là quy phạm xung đột một chiều và pháp luật được dẫn chiếu đến là “pháp luật Việt Nam”. Với quy định này, khi người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trên lãnh thổ của Việt Nam thì năng lực hành vi của người đó được xác định theo pháp luật Việt Nam. Quy định này nhằm mục đích điều chỉnh hiệu quả, giải quyết nhanh chóng các quan hệ phát sinh từ các giao dịch dân sự mà người nước ngoài xác lập trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể, người nước ngoài sống trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, phù hợp với điều kiện kinh tế – chính trị-xã hội của Việt Nam.
Quy định tại khoản 1 và 2 Điều 674 Bộ luật dân sự 2015 là sự kế thừa gần như hoàn toàn các quy định tại Điều 762 Bộ luật dân sự 2005. Bên cạnh đó, Điều 674 Bộ luật dân sự 2015 còn bổ sung khoản 3 với quy định: “Việc xác định cá nhân bị mẩt năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vỉ dân sự tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam Việc áp dụng luật Việt Nam trong trường hợp này chính là áp dụng luật của nước noi thực hiện hành vi (Lex loci actus), điều này phù hợp vói tính chất của mối quan hệ cũng như thông lệ quốc tế.
Ngoài các quy định trên, việc xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam còn được xác định theo các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý mà Việt Nam ký kết với
Pháp luật Việt Nam cũng có quy định tương tự. Cụ thể, Điều 672 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Thứ nhất, đối với người không quốc tịch, ‘‘pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Neu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất” (khoản 1 Điều 672). Hệ thuộc luật quốc tịch (Lex nationnalis) và hệ thuộc luật nơi cư trú (Lex domicilỉ) là hai dạng chính cùa hệ thuộc luật nhân thân (Lex personalis) – một trong các hệ thuộc lâu đời của tư pháp quốc tế thường được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến nhân thân của các bên chủ thể. Do sự gắn kết giữa hai hệ thuộc này nên trong trường hợp một trong các bên chủ thể là người không quốc tịch thì thay vì áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch sẽ chuyển sang áp dụng hệ thuộc luật nơi cư trú. Trong trường hợp người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất. Như vậy, bên cạnh sự kế thừa quy định tại khoản 1 Điều 760 Bộ luật dân sự 2005, nội dung khoản 1 Điều 672 Bộ luật dân sự 2015 đã có sự sửa đổi. Cụ thể, đối với việc chọn pháp luật áp dụng, theo Điều 760 Bộ luật dân sự 2005 khi một người không có nơi cư trú sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam, tuy nhiên Điều 672 Bộ luật dân sự 2015 đã sửa đổi là nếu không xác định được nơi cư trú sẽ áp dụng pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất. Sự sửa đổi này vừa phù hợp với tính chất của mối quan hệ vừa đảm bảo tính khách quan và sự bình đẳng giữa các hệ thống pháp luật – một nguyên tắc quan trọng của tư pháp quốc tế.
Thứ hai, đối với người có nhiều quốc tịch ‘‘pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú”.
2. Quyền và nghĩa vụ dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam
Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam được xác lập theo các quy định của pháp luật Việt Nam, của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Phù hợp với đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, dưới đây chỉ đề cập tới các quyền và nghĩa vụ dân sự cơ bản của người nước ngoài tại Việt Nam.
2.1 Các quyền dân sự cơ bản của người nước ngoài ở Việt Nam
Điều 48 Hiến pháp 2013 của Việt Nam quy định:
“Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam ”.
Như vậy, khi người nước ngoài cư trú, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam sẽ có các quyền dân sự theo nghĩa rộng (như quyền tham gia các hoạt động thương mại, quyền trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế, quyền trong lĩnh vực tố tụng dân sự…) theo pháp luật Việt Nam và như công dân Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó, quyền của người nước ngoài vẫn có một số khác biệt nhất định so với công dân Việt Nam như:
* Quyền cư trú và đi lại
Quyền cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam được quy định cụ thể trong Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. Theo đó, người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với hai thời hạn là thường trú và tạm trú. Thường trú là cư trú không có thời hạn, còn tạm trú là cư trú có thời hạn. Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam được cấp giấy chứng nhận thường trú, tương tự như vậy người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam từ 12 tháng lên cũng được cấp thẻ tạm trú. Người nước ngoài có thẻ thường trú và tạm trú tại Việt Nam được miễn thị thực khi ra vào lãnh thổ Việt Nam.
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Cũng theo khoản 2 Điều 159 Luật nhà ở 2014, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các phương thức sau:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan;
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
2.2 Nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam
Khi cư trú tại Việt Nam người nước ngoài phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp vi phạm pháp luật Việt Nam, tùy từng trường hợp người nước ngoài sẽ bị áp dụng các chế tài tương ứng với hành vi vi phạm. Nếu người nước ngoài vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, người nước ngoài có thể bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 30 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, người nước ngoài có thể bị buộc xuất cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong các trường họp sau:
a) Hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh;
b) Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Cơ quan có thẩm quyền trục xuất người nước ngoài ra khỏi phạm vi lãnh thổ Việt Nam là cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với trường hợp (a); Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là Sự tập hợp của các cá nhân riêng lẻ mà là một thể thống nhất và ràng buộc lẫn nhau giữa các cá nhân trong tổ chức đó. Các tổ chức này thực hiện các chức năng mà từng người riêng lẻ không thể thực hiện được và như vậy xã hội cũng không thể phát triển được nếu không có sự ra đời và tồn tại của các tổ chức đó.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.