Địa vị pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam?

Địa vị pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam:

Pháp nhân nước ngoài và quốc tịch của pháp nhân Pháp nhân là một tổ chức nhất định của con người, được pháp luật Nhà nước quy định có quyền năng chủ thể. Không phải bất kỳ tổ chức nào cũng được công nhận có tư cách pháp nhân. Chỉ những tổ chức được thành lập theo trình tự, thủ tục và có đủ các điều kiện do pháp luật của Nhà nước quy đinh hoặc tồn tại trên thực tế và được Nhà nước công nhận thì mới có tư cách pháp nhân. Thông thường, một tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân ở nước nơi mà nó được thành lập thì cũng được công nhận có tư cách phâp nhân ở nước khác.

Pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài. Đối với Việt Nam, tất cả những pháp nhân không mang quốc tịch Việt Nam đều được coi là pháp nhân nước ngoài. Quốc tịch của pháp nhân là mối quan hệ pháp lý đặc biệt và vững chắc giữa Nhà nước với một pháp nhân nhất định. Mối quan hệ đó được thể hiện trong hoạt động ở nước ngoài, pháp nhân sẽ được Nhà nước bảo hộ về mặt ngoại giao, đồng thời việc sáp nhập, chia, tách, giải thể, chấm dứt pháp nhân và thanh lý tài sản trong các trường hợp này sẽ được tuân theo quy định của pháp luật nước nơi pháp nhân mang quốc tịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *