Thứ nhất, về Điều ước quốc tế (song phương, đa phương)
Trường hợp 1: Khi các bên thỏa thuận chọn điều ước QT (đáp ứng được điều kiện chọn luật)
Theo khoản 2 điều 664 BLDS 2015: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.”
Điều kiện: Việc lựa chọn luật cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó phải được quy định bởi:
- Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
- Hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn
Trường hợp 2: Áp dụng khi có Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Theo khoản 2 điều 664 BLDS 2015: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.”
Theo khoản 1 điều 665 BLDS 2015 : “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.”
Thứ hai, Tập quán quốc tế
Khái niệm: Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian dài, được áp dụng liên tục và được sự thừa nhận của đông đảo các quốc gia.
Theo BLDS 2015, tập quán quốc tế sẽ được áp dụng khi:
- Các bên thỏa thuận với nhau (đáp ứng được điều kiện chọn luật tại khoản 2 điều 664)
- Và không vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
Theo quy định của điều 666 BLDS 2015: “Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng”
Thứ ba, pháp luật quốc gia (văn bản Luật, dưới Luật, án lệ, khác…)
Trường hợp 1: Khi các bên thỏa thuận lựa chọn hệ thống pháp luật của một quốc gia
Theo khoản 2 điều 664 BLDS 2015: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.”
Điều kiện:
- Các bên có quyền lựa chọn pháp luật khi luật Việt Nam có quy định
- Không thuộc các trường hợp quy định tại điều 670 BLDS 2015, các trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài.
Trường hợp 2: Khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột
Phạm vi được pháp luật dẫn chiếu đến được quy định tại điều 668 BLDS 2015:
“1. Pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng và quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật Việt Nam về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.
Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.
Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng.”
Theo quy định tại điều 667 BLDS 2015: “Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó.”
Ví dụ quy định tại điều 677 BLDS 2015: “Việc phân loại tài sản là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản”
Hay quy định tại khoản 1 điều 678 BLDS 2015: ” Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này” Tư pháp quốc tế là một ngành độc lập vì có Đối tượng điều chỉnh; Phương pháp điều chỉnh; Chủ thể; Nguồn luật cũng như cách thức thực hiện biện pháp chế tài của Tư pháp quốc tế riêng biệt với các ngành luật khác.