Chủ thể của tư pháp quốc tế là những cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể khi tham gia quan hệ tư pháp quốc tế.
Điều kiện để trở thành chủ thể:
– Cá nhân, tổ chức phải có đầy đủ năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi) theo quy định của pháp luật.
– Cá nhân, tổ chức đó phải tham gia vào quan hệ xã hội do tư pháp điều chỉnh.
Người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài là chủ thể chủ yếu của Tư pháp quốc tế:
Quan hệ pháp luật thực chất là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, chính vì vậy trong tư pháp quốc tế không thể không có sự tham gia của cá nhân và tổ chức.
Hầu hết các quan hệ tư pháp quốc tế xảy ra thì đều có sự tham gia của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài.
Quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế
Phân loại chủ thể của Tư pháp quốc tế: bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ chức, quốc gia.
Thứ nhất, cá nhân
Người Việt Nam
- Công dân VN
- quốc tịch VN và đang sinh sống trên VN
- quốc tịch VN và đang sinh sống trên lãnh thổ nước ngoài
- Định cư
- Người có gốc VN: từng có quốc tịch VN
Người nước ngoài
- Mang quốc tịch nước khác
- Không có quốc tịch
⇒ Quy chế pháp lí dân sự cho người nước ngoài tại Việt Nam cụ thể tại điều 48 Hiến pháp 2013
Thứ hai, pháp nhân
- Pháp nhân VNL là PN được xác định mang quốc tịch VN
- PN nước ngoài: không có quốc tịch VN
⇒ Quốc tịch pháp nhân
- VN: là những tổ chức được thành lập và công nhận tư cách pháp nhân tại VN theo quy định của pháp luật VN ( điều 80 BLDS 2015)
- Nước ngoài: là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài ( 676)
⇒ XÁC ĐỊNH QUỐC TỊCH Điều 676 Bộ Luật dân sự 2015
- Nơi thành lập: nơi làm thủ tục đăng kí và nơi được cấp phép hoạt động
- Nơi đặt trụ sở chính: nơi có cơ quan điều hành, ban lãnh đạo
⇒ Quy chế pháp lí : Cùng một lúc phải tuân cả hai nước mang quốc tịch và nơi PN hoạt động
Thứ ba, quốc gia
Có tư cách đặc biệt.