Khái niệm:
Tư pháp quốc tế là ngành luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, tức là trong quan hệ đó có ít nhất một bên tham gia là cơ quan, cá nhân, tổ chức là người nước ngoài, cá nhân người Việt nam định cư tại nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là cá nhân, tổ chức người Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, chấm dứt, thay đổi quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài; phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó tại nước ngoài.
Các yếu tố nước ngoài của một quan hệ:
- Chủ thể: Cá nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài người Việt Nam định cư tại nước ngoài
- Khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài
- Sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ xảy ra ở nước ngoài
Ví dụ:
Hai công dân Việt Nam kết hôn tại nước Mỹ => phát sinh quan hệ pháp lý do Tư pháp quốc tế điều chỉnh.
Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
Tư pháp quốc tế là một ngành luật mà đối tượng điều chỉnh của nó bao gồm các quan hệ nội dung có tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài và các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. Sự tồn tại của yếu tố nước ngoài trong các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là minh chứng rõ ràng nhất cho sự khác biệt giữa tư pháp quốc tế và luật dân sự với tư cách là hai ngành luật khác nhau trong hệ thống pháp luật quốc gia. Sự khác biệt giữa đối tượng điều chỉnh của hai ngành luật này còn thể hiện ở chỗ, đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế rộng hơn, bao gồm các quan hệ nội dung có tính chất dân sự và các quan hệ tốt tụng dân sự có yếu tố nước ngoài, trong khi đó, đối tượng điều chỉnh của luật dân sự chỉ là các quan hệ dân sự nội địa. Tư pháp quốc tế và công pháp quốc tế cũng có sự khác nhau cơ bản về đối tượng điều chỉnh. Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ có tính chất dân sự và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài còn đối tượng điều chỉnh của công pháp quốc tế, về cơ bản, lại là các quan hệ chính trị giữa các chủ thể của luật quốc tế mà chủ yếu là giữa các quốc gia với nhau.
Dấu hiệu
Có ba dấu hiệu chính để kết luận một quan hệ nội dung có tính chất dân sự hoặc quan hệ tốt tụng dân sự là có yếu tố nước ngoài hay không, cụ thể:
Thứ nhất, dấu hiệu chủ thể tham gia quan hệ.
Đây là trường hợp có ít nhất một bên chủ thể tham gia quan hệ là người nước ngoài. Người nước ngoài ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, có thể là cá nhân người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài thậm chí là cả quốc gia nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế…
Ví dụ nam công dân Việt Nam 25 tuổi kết hôn với nữ công dân Nga 22 tuổi hoặc năm công dân Hàn Quốc nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Ví dụ khác: trong quá trình giải quyết một vụ việc về tranh chấp quyền sở hữu đối với tài sản giữa nguyên đơn là công dân Việt Nam đang cư trú tại thanh hóa và bị đơn là công dân anh đang cư trú tại Singapore, tòa án Việt Nam (tòa án đang giải quyết vụ việc) đã yêu cầu tòa án Singapore xác minh một số vấn đề về nhân thân và tài sản của công dân anh trong thời gian người này cư trú tại Singapore thông qua thủ tục ủy thác tư pháp quốc tế.
Dấu hiệu chủ thể còn có thể được thể hiện ở khía cạnh khác, đó là trong một số quan hệ nhất định, các bên tham gia quan hệ mặc dù có cùng quốc tịch nhưng các bên có trụ sở thương mại hay nơi cư trú ở các nước khác nhau. Trong trường hợp này, quan hệ phát sinh vẫn là quan hệ có yêu tố nước ngoài.
Ví dụ trong một quan hệ hợp đồng mua bán vậy, bên bán là thương nhân có trụ sở thương mại tại Việt Nam còn bên mua là thương nhân có trụ sở thương mại tại Pháp. Theo điều một công ước Viên na 1980 của liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế thì quan hệ hợp đồng trên chính là quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Thứ hai, dấu hiệu đối tượng của quan hệ. Theo dấu hiệu này, mối quan hệ có tính chất dân sự có yêu tố nước ngoài là quan hệ mà đối tượng của quan hệ này tồn tại ở nước ngoài. Đối tượng của quan hệ có thể là tài sản hoặc lợi ích khác.
Ví dụ: ba mờ là công dân Việt Nam khi chết không để lại di chúc tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của ba mờ vào thời điểm chết là một biệt thử tại Hoa Kỳ. Khi ba mờ chết, những người thừa kế đối với tài sản của bà là các con đẻ và con nuôi của bà đều là công dân Việt Nam và đang cư trú tại Việt Nam. Trong trường hợp này quan hệ thừa kế tài sản phát sinh giữa những người cùng quốc tịch nhưng đối tượng của quan hệ là tài sản tồn tại ở nước ngoài nên quan hệ thừa kế này là quan hệ thừa kế có yêu tố nước ngoài.
Thứ ba, dấu hiệu về căn cứ làm phát sinh, thay đổi, thực hiện hay chấm dứt quan hệ. Theo dấu hiệu này, quan hệ có yêu tố nước ngoài là quan hệ mà căn cứ làm phát sinh, thay đổi, thực hiện hay chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài.
Ví dụ: hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau tại Nga trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Nga, hoặc hai doanh nghiệp của Việt Nam ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại lào nhưng hợp đồng được thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam.
Trong tư pháp quốc tế Việt Nam, yếu tố nước ngoài được quy định tại bộ luật dân sự 2015, bộ luật tố tụng dân sự 2015, luật hôn nhân và gia đình 2014. Xong cụ thể và đầy đủ nhất là các quy định tại bộ luật dân sự 2015 và bộ luật tố tụng dân sự 2015. Nhìn chung, những quy định về yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt Nam là khá hiện đại và phù hợp với tư pháp quốc tế của nhiều nước trên thế giới.
Khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”
Khoản 2 Điều 464 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”
Như vậy, đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động, tố tụng dân sự có yêu tố nước ngoài. Nói theo cách khác, đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yêu tố nước ngoài.
Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
Mỗi ngành luật đều có phương pháp điều chỉnh riêng của mình, phù hợp với đặc điểm của đối tượng điều chỉnh cũng như mục tiêu, mục đích điều chỉnh của ngành luật đó. Tư pháp quốc tế, với vị trí là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia, cũng có phương pháp điều chỉnh riêng biệt của nó, phù hợp với đối tượng điều chỉnh của ngành luật này là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yêu tố nước ngoài. Tư pháp quốc tế sử dụng hai phương pháp điều chỉnh cơ bản, đó là: phương pháp thử chất và phương pháp xung đột.
3.1 Phương pháp thực chất
Phương pháp thực chất là phương pháp trực tiếp giải quyết ngay quan hệ pháp lý phát sinh bằng cách xác định trực tiếp quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ. Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất được xây dựng trong pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có liên quan. Như vậy, khi áp dụng phương pháp thực chất để điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể, vấn đề pháp lý có yếu tố nước ngoài sẽ được giải quyết ngay bằng quy phạm pháp luật thực chất đã được xây dựng sẵn trong đó chỉ rõ quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của các bên liên quan cũng như đưa ra giải pháp cụ thể cho các vấn đề có liên quan.
Quy phạm pháp luật thực chất tồn tại trong điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, theo quy ước, được gọi là quy phạm pháp luật thực chất thống nhất. Bên cạnh quy phạm pháp luật thực chất thống nhất, tư pháp quốc tế còn có quy phạm pháp luật thực chất nội địa (hay thông thường) là quy phạm pháp luật thực chất được xây dựng trong pháp luật quốc gia.
Ví dụ: Khoản 2 Điều 161 Luật nhà ở năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này được thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 10 của Luật này; trường hợp xây dựng nhà ở trên đất thuê thì chỉ được quyền cho thuê nhà ở.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá hai trăm năm mươi căn nhà.
Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì Chính phủ quy định, cụ thể số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu;
b) Trường hợp được tặng cho, được thừa kế nhà ở không thuộc diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 159 của Luật này hoặc vượt quá số lượng nhà ở quy định tại điểm a khoản này thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;
c) Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;
d) Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn thêm; thời hạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận này;
đ) Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở theo quy định của Luật này, chủ sở hữu có thể tặng cho hoặc bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; nếu quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà chủ sở hữu không thực hiện bán, tặng cho thì nhà ở đó thuộc sở hữu nhà nước.
3.2 Phương pháp xung đột
Phương pháp xung đột là phương pháp điều chỉnh quan hệ một cách gián tiếp. Phương pháp này không đưa ra phương án giải quyết trực tiếp ngay quan hệ mà điều chỉnh quan hệ bằng cách lựa chọn một hệ thống pháp luật cụ thể trong số những hệ thống pháp luật có liên quan, rồi dùng hệ thống pháp luật được chọn ra ấy để giải quyết quan hệ. Như vậy, bằng phương pháp này, quan hệ pháp lý phát sinh chỉ được giải quyết thấu đáo khi áp dụng trực tiếp các quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật của quốc gia được viện dẫn tới. Muốn chọn ra hệ thống pháp luật cụ thể để giải quyết vấn đề pháp lý phát sinh, tư pháp quốc Tết đã xây dựng nên hệ thống các quy phạm pháp luật xung đột. Đây chính là hệ thống quy phạm pháp luật giúp cho việc lựa chọn pháp luật được thực hiện trên thực tế. Vi phạm pháp luật xung đột được xây dựng trong pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế hữu quan. Cũng giống như quy phạm pháp luật thực chất, quy phạm pháp luật xung đột trong điều ước quốc tế được gọi là quy phạm pháp luật xung đột thống nhất, còn quy phạm pháp luật xung đột trong pháp luật quốc gia được gọi là quy phạm pháp luật xung đột thông thường.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.