Giải quyết xung đột pháp luật từ quan hệ sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài

Thế nào là quan hệ sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài?

Khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định trong “Bộ luật dân sự 2015” như sau:

“Điều 758. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”

Từ quy định trên có thể khái quát quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài là quan hệ sở hữu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Có ít nhất một bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+  Các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài;

+ Tài sản ở nước ngoài;

Giải quyết xung đột pháp luật từ quan hệ sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam

Đối với các quan hệ sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài, pháp luật Việt Nam sử dụng các quy phạm xung đột để giải quyết. Cụ thể, các hệ thuộc luật cơ bản để giải quyết là: Luật nơi có vật; Luật nơi tài sản được chuyển đến; Luật do các bên thỏa thuận và một số trường hợp đặc biệt khác

– Luật nơi có vật được sử dụng để quy định Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản; Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản (căn cứ khoản 1 khoản 3 Điều 766 “Bộ luật dân sự 2015”)

– Luật nơi tài sản được chuyển đến được sử dụng để xác định quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển trong trường hợp không có thỏa thuận (khoản 2 Điều 766 “Bộ luật dân sự 2015”).

– Luật do các bên thỏa thuận được sử dụng để xác định quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển. (khoản 2 Điều 766 “Bộ luật dân sự 2015”)

– Trường hợp đặc biệt: áp dụng hệ thuộc luật quốc kỳ hay luật nơi thực hiện hành vi. Ví dụ: khoản 4 Điều 766 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:

Việc xác định quyền sở hữu đối với tàu bay dân dụng và tàu biển tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Luật hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi năm 2014 quy định:

“Điều 4. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật

1. Pháp luật của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay được áp dụng đối với quan hệ xã hội phát sinh trong tàu bay đang bay và áp dụng để xác định các quyền đối với tàu bay.

2. Pháp luật của quốc gia nơi ký kết hợp đồng liên quan đến các quyền đối với tàu bay được áp dụng để xác định hình thức của hợp đồng.

3. Pháp luật của quốc gia nơi thực hiện việc cứu hộ hoặc giữ gìn tàu bay được áp dụng đối với việc trả tiền công cứu hộ hoặc giữ gìn tàu bay đó.

4. Pháp luật của quốc gia nơi xảy ra tai nạn do tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau, do tàu bay đang bay gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất được áp dụng đối với việc bồi thường thiệt hại.”


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *