Hãy cho biết đặc điểm của quy phạm xung đột?

Đặc điểm của quy phạm xung đột về phần cấu trúc bao gồm hai bộ phận:  phần phạm vi và phần hệ thuộc.

Phạm vi là phần quy định quy phạm xung đột này được áp dụng cho loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong các lĩnh vực như: Tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và việc dân sự về các yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Phần hệ thuộc là phần quy định chỉ ra luật pháp nước nào được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật đã ghi ở phần phạm vi.

Ví dụ: Theo quy định tại  khoản 3 Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.  quy định: “Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”. Theo quy định này thì phần phạm vi ở đây là tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn và phần hệ thuộc là pháp luật của nước nơi có bất động sản.

Đặc điểm về đặc tính gồm  hai điểm nổi bật:

a, Tính trừu tượng, phức tạp

Quy phạm xung đột sẽ không đưa ra các chế tài hay phương án để giải quyết các sự việc, mà nó chỉ là một kênh luật trung gian, chỉ định, chọn lựa luật pháp của một nước cụ thể giải quyết nên cấu trúc khá phức tạp, mang tính trừu tượng cao.

Như quy định tại Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2015. xác định pháp luật áp dụng đối với  quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì:

“1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.

  1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
  2. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.”

b,Tính điều chỉnh gián tiếp

Tính điều chỉnh gián tiếp thể hiện ở chỗ quy phạm xung đột sẽ làm nhiệm vụ dẫn chiếu để tìm ra phương án giải quyết các quan hệ phát sinh. Quy phạm xung đột luôn mang tính dẫn chiếu, khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới một hệ thống pháp luật cụ thể mà các quy phạm thực chất được áp dụng để giải quyết quan hệ một các dứt điểm thì ở đây ta lại thấy tính chất song hành giữa quy phạm thực chất với quy phạm xung đột trong điều chỉnh pháp luật.

Theo quy định tại Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. quy định về thẩm quyền riêng biệt của pháp luật Việt Nam đối với các trường hợp như Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam hoặc Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *