Trên phương diên lý thuyết, có nhiều cách phân loại tranh chấp quốc tế. Mỗi cách phân loại đều dựa vào những tiêu chí nhất định.
– Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia tranh chấp quốc tế sẽ có tranh chấp hai bên (tranh chấp song phương) và tranh chấp nhiều bên (tranh chấp đa phương). Trong tranh chấp nhiều bên lại có tranh chấp có tính chất khu vực và tranh chấp cố tính chất toàn cầu.
– Căn cứ vào tính chất cùa vụ tranh chấp, có tranh chấp có tính chất chính tri và tranh chấp có tính chất pháp lý. Tranh chấp có tính chất chính trị có nhiều dạng và thường là những tranh chấp về chủ quyền quốc gia đối với dân cư, lãnh thổ, về lợi ích giữa các bên… liên quan đến các đòi hỏi phải thay đổi các quy định hiện hành, gắn liền với quyền và nghĩa vụ của các bên. Tranh chấp thuộc loại này thường rất nguy hiểm, do tính chất phức tạp và có thể tiềm ẩn khả năng bùng phát các cuộc xung đột, đe doạ hoà bình, ổn định cùa khu vực cũng như của thế giói. Tranh chấp có tính chất pháp lý là nhũng tranh chấp giữa các bên, hên quan đến sự bất đồng trong việc giải thích hoặc áp dụng các quy định hiện hành, như những tranh chấp về giải thích điều ước quốc tế, về các sự kiện vi phạm nghĩa vụ quốc tế… Đây là những tranh chấp tương đối phổ biến trong quan hệ quốc tế.
– Căn cứ vào đối tượng tranh chấp thì có tranh chấp về kinh tế, về thực hiên nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế hoặc tổ chức quốc tế…
Nhìn chung, các cách phân loại tranh chấp kể trên chỉ có tính chất tưong đối, vì trong thực tế, có tranh chấp xảy ra, muốn phân biệt chúng thuộc loại tranh chấp nào đều không dễ dàng. Ví dụ, có không ít vụ việc tranh chấp vừa mang tính chất pháp lý lại vừa mang tính chất chính trị. Vì vậy, các giải pháp cho mỗi vụ tranh chấp cụ thể cũng cần phải tính tới những yếu tố này.