[VPLUDVN] Bất kể một quốc gia nào cũng có một hệ thống pháp luật để quản lý nhà nước. Khi soạn thảo một hệ thống pháp luật thì các quốc gia sẽ kế thừa những điểm tích cực trong luật quốc tế để xây dựng thành một hệ thống pháp luật để hoàn thiện pháp luật của quốc gia. Kế thừa trong luật quốc tế. Kế thừa quốc gia là sự chuyển dịch quyền và nghĩa vụ quốc tế từ quốc gia này sang quốc gia khác có liên quan đến vùng lãnh thổ nhất định.
Vấn đề kế thừa quốc gia thường được đặt ra khi có sự thay đổi triệt để về chủ quyền của một quốc gia tại một lãnh thổ nhất định. Sự thay đổi triệt để về chủ quyền đó có thể là kết quả của việc xuất hiện hoặc chấm dứt sự tồn tại của một quốc gia.
1. Khái niệm kế thừa
Hiện nay, thì luật quốc tế là một hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được pháp luật được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, các quốc gia thực hiện trên cơ sở tự nguyện và các bên cùng bình đẳng nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia với nhau và các chủ thể trong đó liên kết trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Khi các quốc gia thực hiện các nguyên tắc và các quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau.
Luật quốc gia bao gồm các nguyên tắc, quy phạm pháp luật tồn tại dưới hình thức thành văn hoặc bất thành văn điều chỉnh quan hệ quan hệ hợp tác toàn diện giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế. Khi thực hiện luật quốc tế luôn luôn theo các nguyên tắc là các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia thành viên, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, tận tâm thiện chí thực hiện cam kết quốc tế, các quyền cơ bản của con người cần được ghi nhận và được bảo đảm bằng các thiết chế quốc tế và các quốc gia.
Ngoài việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp đàm phán hoặc thông qua bên thứ ba thì việc xây dựng và thừa nhận các thiết chế tài phán giải quyết tranh chấp quốc tế trong các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương ngày càng phổ biến.
Trong hệ thống luật quốc tế, giải quyết tranh chấp quốc tế là một trong những chế định quan trọng. Các tranh chấp quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh có thể phát sinh từ bất cứ lĩnh vực nào. Cho nên để luật quốc tế thực sự là công cụ hữu hiệu bảo vệ các lợi ích hợp pháp của các chủ thể nhằm góp phần tăng cường và duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và đồng thời đẩy mạnh thực thi tuân thủ các điều ước quốc tế mà các quốc gia đã ký kết, tăng cường ký kết thêm các điều ước quốc tế nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý hoàn thiện, điều chỉnh các quan hệ pháp sinh trong đời sống quốc tế nhằm bảo vệ các lợi ích của các quốc gia, tiết chế những hành vi gây hại cho các quốc gia, góp phần duy trì trật tự quan hệ quốc tế bình đẳng và các bên cùng có lợi.
– Kế thừa quốc gia là sự chuyển dịch quyền và nghĩa vụ quốc tế từ quốc gia này sang quốc gia khác có liên quan đến vùng lãnh thổ nhất định.
Các quốc gia được xem là một trong những chủ thể rất cơ bản của luật quốc tế nên việc kế thừa các quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quan hệ pháp luật quốc tế nói chung cũng như các quan hệ giữa các quốc gia hiện nay.
Ví dụ: Liên Bang Nga kế thừa tư cách ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc của Liên Xô cũ
2. Xem xét kế thừa dưới góc độ quan hệ pháp luật quốc tế
– Chủ thể của quan hệ kế thừa là các quốc gia. Bao gồm các quốc gia để lại kế thừa và các quốc gia kế thừa.
Thông thường của luật quốc tế là các thực thể có quyền năng chủ thể tham gia quan hệ pháp lý quốc tế là các chủ thể, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập giải phóng dân tộc.
Nói một cách dễ hiểu thì các chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế là một trong những thực thể đang và sẽ tham gia vào những quan hệ pháp luật quốc tế, một cách độc lập, không bị phụ thuộc vào bất kỳ sự ràng buộc nào khi tham gia vào, các quốc gia có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi của chính nó gây ra. Hiện nay, thì các chủ thể của quan hệ pháp luật quốc tế gồm chủ thể cơ bản và các chủ thể khác của quan hệ pháp luật quốc tế.
– Đối tượng kế thừa: là các quyền và nghĩa vụ quốc tế được chuyển dịch từ quốc gia này sang quốc gia khác. Trong thực tế, quan hệ kế thừa thường đề cập tới các quyền và nghĩa vụ liên quan đến lãnh thổ, tài sản, các điều ước quốc tế và quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế.
Đó là sự công nhận của các quốc gia trên quốc gia, là một trong những hành lang pháp lý chính trị của các quốc gia công nhận dựa trên các nền tảng các động cơ nhất định nhằm thừa nhận sự tồn tại của một thành viên mới trong cộng đồng quốc tế như công nhận quốc gia mới hoặc được công nhận chủ thể mới của luật quốc tế, công nhận một chính phủ mới khi các quốc gia thành lập một chính phủ mới để thông qua đó công nhận người đại diện hợp pháp của chủ thể luật quốc tế, nhằm khẳng định quan hệ của quốc gia công nhận đối với chính sách, chế độ chính trị, kinh tế để thể hiện ý chí muốn thiết lập các quan hệ bình thường và phát triển ổn định trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế.
Có khá nhiều các điều ước quốc tế điều chỉnh về kế thừa quốc gia đã được ủy ban luật quốc tế xem xét một cách bao quát và hiện nay có hai công ước quốc tế đã được thừa nhận theo bốn nhóm rất cụ thể như sau:
+ Các hiệp ước: hiện nay thì có công ước viên về kế thừa viên
+ Các quy định về tài sản, các khoản nợ và các tài liệu quốc gia như là các công ước viên về kế thừa tài sản, các hồ sơ về công nợ quốc gia.
+ Thành viên tổ chức quốc tế
+ Kế thừa quốc gia và ảnh hưởng của nó về quốc tịch tự nhiên cũng có sự kế thừa quốc gia.
– Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi quyền thừa kế: Sự kiện làm xuất hiện quan hệ này là sự thau đổi về chủ quyền quốc gia trên một lãnh thổ nào đó. Sự thay đổi này có thể là sự hình thành quốc gia mới (do tách, hợp nhất…) hoặc khi có sự chuyển dịch lãnh thổ (nghiã là lãnh thổ của quốc ginày chuyển nhượng một phần cho quốc gia khác. Đây là phương thức không hình thành quốc gia mới). Ví dụ: Hồng Kông, Macao của trung Quốc được chuyển dịch cho Anh và Bồ Đào Nha.
3. Thực tiễn về giải quyết kế thừa quốc gia trong một số lĩnh vực chủ yếu
* Kế thừa quyền sở hữu đối với tài sản: Giải quyết kế thừa liên quan đến vấn đề tài sản luôn được đặt ra trong mọi trường hợp kế thừa quốc gia. Và cách giải quyết chủ yếu phụ thuộc vào tính chất sở hữu tài sản và quan điểm, cách nhìn nhận của mỗi quốc gia khi được kế thừa. Thông thường, đối với các quốc gia ra đời sau thời kỳ phi thực dân hóa đều có quan điểm quốc hữu hóa tài sản của tư nhân hoặc của quốc gia thực dân để lại không có bồi thường. Việc quốc gia kế thừa có tiến hành quốc hữu hóa, hay trưng dụng, trưng thu…hoàn toàn phụ thuộc vào quốc gia kế thừa dựa trên cơ sở lợi ích của quốc gia đó. Trong một số trường hợp vấn đề kế thừa tài sản có thể do các bên tự thỏa thuận như trường hợp tách hoặc chuyển nhượng, trao đổi lãnh thổ).
Khi các quốc gia thực hiện các nguyên tắc đối với tài sản và các khoản nợ trong trường hợp kế thừa là các bên có liên quan phải giải quyết vấn đề bằng cách thỏa thuận giữa các quốc gia, đã được thể hiện rất những quy đinh này được xây dựng ở công ước viên năm 1978 nó cũng là một trong những giải pháp
* Kế thừa quy chế thành viên tại tổ chức quốc tế hoặc nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế. Đây là một nội dung quan trọng được đặt ra khi giải quyết vấn đề kế thừa quốc gia.
– Với điều ước quốc tế mà quốc gia để lại kế thừa đang là thành viên, quốc gia kế thừa có thể tiếp tục thực hiện những điều ước phù hợp với lợi ích quốc gia; hoặc thừa nhận hiệu lực của mọi điều ước mà quốc gia để lại kế thừa đã ký kết hoặc tham gia. Riêng đối với các điều ước liên quan đến biên giới quốc gia-lãnh thổ, điều ước về nhân quyền, điềuước tạo ra một số các hoàn cảnh khách quan đặc biệt thì quốc gia kế thừa phải có nghĩa vụ tuân thủ.
– Kế thừa quy chế thành viên tại tổ chức quốc tế: quan hệ kế thừa này chỉ đặt ra khi quốc gia để lại kế thừa không còn tồn tại trên thực tế. Tuy nhiên, đối với trường hợp quốc gia mới được tách ra từ quốc gia liên bang, hoặc từ một quốc gia độc lập khác thì có quốc gia đương nhiên đựoc hưởng quy chế thành viên của một tổ chức quốc tế, trong khi quốc gia còn lại sẽ trở thành thành viên của chính tổ chức quốc tế đó thông qua thủ tục kết nạp thành viên mới.
Ý thức về những nguyên tắc của pháp luật quốc tế ghi trong Hiến chương Liên hiệp quốc, như nguyên tắc về quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và độc lập của tất cả các quốc gia, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực, nguyên tắc tôn trọng một cách phổ biến và tuân thủ quyền con người và những quyền tự do cơ bản của con người.
Ví dụ: Khi Ấn Độ được tách ra thành Ấn Độ Và Pakistan, thì Ấn Độ đương nhiên là thành viên của Liên Hợp Quốc, còn Pakistan là thành viên của Liên hợp quốc bằng con đường kết nạp thành viên mới.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.