Khái niệm, đặc điểm và phân loại tổ chức quốc tế liên chính phủ

Khái niệm:

Tổ chức quốc tế là thực thể liên kết các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế, hình thành trên cơ sở điều ước quốc tế, có quyền năng chủ thể luật quốc tế, có hệ thống các cơ quan để duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng mục đích, tôn chỉ của tổ chức đó.

Từ định nghĩa nêu trên về tổ chức quốc tế, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản sau:

– Thành viên: Là chủ thể của Luật quốc tế và các chủ thể khác của LQT, nhưng chủ yếu là các quốc gia độc lập, có chủ quyền. Đặc điểm này cho phép phân biệt tổ chức quốc tế liên chính phủ với các tổ chức quốc tế phi chính phủ (là sự liên kết của các tổ chức, cá nhân…không mang tính đại diện quốc gia), và các nhà nước liên bang khác.  Ngoài quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu, một số tổ chức quốc tế cũng thừa nhận tư cách thành viên của một số thực thể khác như: Tòa thánh Vaticăng, Macao, Hông Kông, Đài Loan…như WTO, EU…

– Cơ sở pháp lý: Tổ chức quốc tế liên chính phủ được hình thành trên cơ sở một điều ước quốc tế được ký kết giữa các thành viên tham gia tổ chức. Các điều ước quốc tế này có thể có những tên gọi khác nhau như: Hiến chương, Quy chế, Tuyên bố…nhưng về bản chất, chúng đều có ý nghĩa là điều lệ của một tổ chức quốc tế cụ thể với những quy định về mục đích, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức quốc tế.

– Quyền năng CT LQT của QTCT liên CP:

+ Độc lập: thể hiện trong mối quan hệ giữa Tổ chức quốc tế liên chính phủ với các QGTV và trong mối quan hệ với các TCQT khác. Tổ chức quốc tế liên chính phủ được độc lập trong việc thiết lập các mối quan hệ QT.

+ Phái sinh: hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của các QGTV. Cụ thể: Do sự hình thành của tổ chức quốc tế xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của các quốc gia, do đó tổ chức quốc tế được ra đời hoàn toàn xuất phát từ ý chí của các quốc gia nên sẽ tham gia vào đời sống quốc tế trong phạm vi quyền năng chủ thể mà các quốc gia thành viên thỏa thuận trao cho nó => Quyền năng hạn chế: các QGTV trao quyền tới đâu thì chỉ có quyền tới đó, không được vượt quá giới hạn trao quyền.

Cơ cấu tổ chức: Tương đối chặt chẽ, được xác định trên cơ sở ĐUQT thành lập nó, bao gồm 1 hệ thống các cơ quan để duy trì hoạt động, chức năng của tổ chức QT đó. Bên cạnh một hệ thống các cơ quan được thành lập, tổ chức quốc tế còn khác với các diễn đàn hay hội nghị quốc tế khác ở chỗ, nó có trụ sở chính – nơi diễn ra mọi hoạt động lớn và tập trung hầu hết các cơ quan chủ yếu của tổ chức.

Phân loại

Căn cứ vào tiêu chí thành viên: Tổ chức quốc tế được chia thành

– Tổ chức quốc tế toàn cầu: là những tổ chức quốc tế mang tính toàn cầu, có thành viên là hầu hết các QG trên TG như: Liên hợp quốc (193 thành viên).

– Tổ chức quốc tế khu vực: là những tổ chức quốc tế được hình thành trong phạm vi một khu vực địa lý, chính trị, tôn giáo…nhất định như: EU, Asean, Liên Hiệp các nước châu Phi…

– Tổ chức quốc tế liên khu vực: là các tổ chức quốc tế không mang tính phổ cập, thành viên của nó thường là các quốc gia không cùng khu vực địa lý nhưng liên kết với nhau vì một mục đích chung như Khối Bắc đại tây dương NATO..

  • Căn cứ vào phạm vi hợp tác: Tổ chức quốc tế được chia thành:

– Tổ chức quốc tế chung: đây là mô hình các tổ chức quốc tế mà hoạt động của nó theo đuổi nhiều lĩnh vực khác nhau: kinh tế, chính trị, văn hóa…như EU, Asean, Liên hợp quốc…

– Tổ chức quốc tế chuyên môn: là những tổ chức quốc tế mà hoạt động của nó tập trung vào một lĩnh vực nhất định: WTO, WIPO (Tổ chức SHTT TG), ICAO (Tổ chức Hàng không dân dụng QT), ILO…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *