Khái niệm “lẩn tránh pháp luật” trong tư pháp quốc tế. Nguyên nhân của hiện tượng này?

Khái niệm:

Lẩn tránh pháp luật là hiện tượng đương sự dung những biện pháp cũng như thủ đoạn để thoát khỏi hệ thống pháp luật đãng nhẽ phải được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ của họ và nhằm tới một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn cho mình.

Các biện pháp, thủ đoạn: di chuyển trụ sở, thay đổi nơi cư trú, thay đổi quốc tịch, chuyển động sản thành bất động sản…

VD: Một cặp vợ chồng xin li hôn ở nước A không được vì các điều kiện cấm li hôn, họ chạy sang nước B, nơi mà ở đó điều kiện li hôn dễ dàng hơn để được phép li hôn.

Các nước đều coi đây là hiện tượng không bình thường và đều tìm cách hạn chế hoặc ngăn cấm… VD: Ở Anh – Mỹ nếu các hợp đồng giữa các bên kí kết mà lẩn tránh pháp luật của các nước này thì sẽ bị Tòa án hủy bỏ.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là vì mỗi quốc gia đều có hệ thống quy phạm xung đột riêng, vì thế, khi có một vụ việc xảy ra thì cách giải quyết ở các quốc gia sẽ khác nhau. Đây là cơ sở phát sinh hiện tượng lẩn tránh pháp luật.

Việc được hệ thống pháp luật nước nào áp dụng vào vấn đề quan hệ tư pháp đều được chủ thể của quan hệ đó chú trọng. Lí do vì đây là một yếu tố quan trọng để quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, quyết định mức độ lợi ích hoặc mong muốn của chủ thể khi tham gia vào quan hệ của mình.

Do đó, khi nhận thấy hệ thống pháp luật thực chất do quy phạm xung đột dẫn chiếu đến có khả năng sẽ gây bất lợi cho mình, một bên trong quan hệ sẽ tìm cách tránh để không phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật đó và hướng đến một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn trên cơ sở vận dụng các quy phạm xung đột sao cho có lợi nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *