Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp

1. Khái niệm về quyền sở hữu công nghiệp

“Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”’ (khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005).

Với các quy định trên cho thấy khác với quyền tác giả, đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp liên quan trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại và các đối tượng này có thể chia thành hai nhóm cơ bản:

+ Các đối tượng mang tính sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn…

+ Các đối tượng là các dấu hiệu mang tính phân biệt trong thương mại, như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh…

2. Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp

Là một trong các quyền dân sự cơ bản của tổ chức, cá nhân, quyền sở hữu công nghiệp có các đặc điểm chính sau:

+ Cơ sở phát sinh quyền sở hữu công nghiệp:

Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh khi được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ (trừ một số trường hợp ngoại lệ). Đây là sự khác biệt cơ bản giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp Đối với quyền tác giả, pháp luật bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng, còn đối với quyền sở hữu công nghiệp, pháp luật bảo hộ nội dung của ý tưởng. Do vậy, về nguyên tắc, các đối tượng sở hữu công nghiệp muốn được cấp văn bằng bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện nhất định do pháp luật quy định (ví dụ, sáng chế là phải mới, sáng tạo và có khả năng áp dụng trong công nghiệp). Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập không chỉ thông qua việc các chủ thể tạo ra đối tượng quyền sở hữu công nghiệp mà phải được ghi nhận hoặc công nhận từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới dạng “văn bằng bảo hộ” hoặc “chấp nhận bảo hộ”.

+ Quyền sở hữu công nghiệp là quyền đối với tài sản vô hình:

Bản chất của quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu đối với các thông tin, các tri thức về khoa học, kĩ thuật, về công nghệ… do con người sáng tạo ra. Các thông tin, tri thức này có thể khai thác và sử dụng trong thương mại và mang lại những lợi ích nhất định cho chủ sở hữu. Vì vậy chúng lãnh thổ của quyền sở hữu công nghiệp, nên việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài là rất khó khăn. Chính vì vậy cần phải có một cơ chế pháp lý hữu hiệu để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho các chủ thể tại nước ngoài nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu, khuyến khích sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của các quan hệ thương mại…


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *